Răng yếu có phải do thiếu canxi không? Cách khắc phục như thế nào?
Răng yếu, răng nhạy cảm hơn bình thường khiến bạn gặp nhiều vấn đề trong ăn uống và sinh hoạt thường ngày. Vậy răng yếu có phải do thiếu canxi không?
Răng yếu, răng nhạy cảm hơn bình thường khiến bạn gặp nhiều vấn đề trong ăn uống và sinh hoạt thường ngày. Vậy nguyên nhân răng yếu là do đâu? Răng yếu có phải do thiếu canxi không? Cách khắc phục tình trạng răng yếu như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết ngay sau đây.
1. Răng yếu có phải do thiếu canxi không?
Canxi là một thành phần dinh dưỡng quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể, đồng thời nó cũng là thành phần chính của tổ chức xương và răng. Vậy nên đối với câu hỏi răng yếu có phải do thiếu canxi không có thể đúng trong một số trường hợp.
- Giai đoạn hình thành men răng và ngà răng ở trẻ có thể xảy ra tình trạng thiếu canxi, những biểu hiện rõ dàng trên răng là răng dễ bị đổi màu, bị mòn men răng.
- Khi men răng và ngà răng đã hình thành thì thiếu canxi sẽ không ảnh hưởng đến răng nhưng xương hàm để bị ảnh hưởng đáng kể nếu ở trẻ chưa qua tuổi trưởng thành.
Khi xét đến nguyên nhân răng yếu có phải do thiếu canxi không sẽ rất khó đánh giá bởi ở người trưởng thành thì biểu hiện thiếu canxi ở răng không quá rõ ràng. Gần như các triệu chứng răng yếu hay lung lay không phải xuất phát từ nguyên nhân thiếu canxi mà từ các nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan khác.
2. Những nguyên nhân khiến răng bị yếu, dễ lung lay
Có rất nhiều nguyên nhân khiến răng bị yếu dần đi, có thể xuất phát từ những thói quen chăm sóc và vệ sinh răng miệng hàng ngày của bạn.
2.1 Một số sai lầm trong cách vệ sinh răng miệng
- Đánh răng quá mạnh: Việc này tưởng chừng như có thể làm sạch răng tốt hơn nhưng kết quả hoàn toàn ngược lại. Đánh răng quá mạnh không những không sạch mà gây tổn thương men răng, dẫn đến tình trạng răng yếu dần.
- Chải răng theo chiều ngang: Thói quen này sẽ tăng ma sát giữa bàn chải và bề mặt răng, từ đó làm răng yếu hơn và bị mài mòn quá mức.
2.2. Các thói quen xấu ảnh hưởng đến răng miệng
- Dùng tăm xỉa răng: Kích thước tăm xỉa răng khá to so với kẽ răng, đầu tăm cũng sắc nhọn nên dễ tác động đến vùng nướu răng. Nhiều trường hợp dùng tăm xỉa răng dẫn đến tụt nướu làm hở cổ chân răng, từ đó răng cũng nhạy cảm và yếu hơn trước.
- Cắn nhai vật cứng: Mặc dù răng thật có độ cứng chắc cao nhưng việc nhai vật cứng quá nhiều cũng sẽ khiến bị mài mòn nhanh hơn bình thường.
- Nhai bằng một bên hàm: Đây là thói quen xấu có thể làm phát triển mất cân cứng giữa hai hàm. Hàm nhai sẽ phát triển hơn hàm còn lại và gây ảnh hưởng đến các răng.
2.3 Chế độ ăn uống không hợp lý
Nhiều người băn khoăn răng yếu có phải do thiếu canxi không và tìm cách bổ sung canxi cho răng trong chế độ ăn uống để cải thiện sức khỏe răng miệng. Nhưng chưa hẳn đây là nguyên nhân làm răng yếu đi mà có thể do tiêu thụ quá nhiều thực phẩm có hàm lượng đường cao gây bám dính trên răng khó làm sạch, dần hình thành vi khuẩn và cao răng gây ra bệnh lý sâu, viêm nướu.
Ngoài ra, việc ăn nhiều thực phẩm có tính axit cũng không tốt cho răng vì theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng axit trong thực phẩm có thể hòa tan men răng.
2.4 Răng yếu do dùng thuốc
Răng yếu cũng có thể xuất phát từ việc dùng thuốc kháng sinh có chức thành Tetracycline, chúng có thể làm hỏng men răng và khiến răng bị ố vàng nặng. Do đó, bạn chỉ nên sử dụng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ để không ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng.
3. Răng yếu phải làm sao để khắc phục?
Như vậy, răng yếu có phải do thiếu canxi không cần xem xét trên nhiều khía cạnh, các nguyên khiến răng yếu cũng rất nhiều. Do đó, bạn nên tìm hiểu rõ nguyên nhân chính khiến răng của bạn không còn khỏe mạnh như trước, từ đó mới có phương án khắc phục cụ thể.
Tốt nhất là bạn nên đến nha khoa để nha sĩ kiểm tra trực tiếp mức độ tổn thương của răng. Nếu răng có vẫn có thể khôi phục thì bác sĩ sẽ thực hiện lấy cao răng và hướng dẫn bạn cách phục hồi men răng tại nhà với chế độ vệ sinh và ăn uống hợp lý, từ đó răng sẽ dần khỏe mạnh trở lại.
Đối với những chiếc răng quá yếu, nhạy cảm với nhiệt độ nóng lạnh thì bác sĩ sẽ chỉ định bọc răng sứ thẩm mỹ để duy trì được chức năng ăn nhai của răng cũng như bảo vệ răng thật tốt hơn. Răng sứ sẽ bao bọc bên ngoài răng thật, từ đó ngăn ngừa được sự tấn công của vi khuẩn có hại và giúp chúng chắc khỏe hơn trước.
Răng sau phục hình có hình dáng và màu sắc trắng trong tự nhiên, bạn có thể chọn màu tương tự như những chiếc răng còn lại trên cung hàm để tổng thể được hài hòa. Nếu thực hiện bọc răng sứ toàn hàm thì đạt thẩm mỹ tuyệt đối, bạn sẽ có hàm răng đều đẹp như ý muốn.
Xem thêm: 7 Chất dinh dưỡng cần thiết cho hàm răng khỏe đẹp
Trên đây, Nha khoa Trẻ đã làm rõ vấn đề “răng yếu có phải do thiếu chất không”, để răng khỏe mạnh lâu dài thì bạn nên có chế độ chăm sóc răng miệng hợp lý, khám răng định kỳ để kiểm soát các bệnh lý răng miệng. Để được tư vấn cụ thể về tình trạng răng của bạn thì hãy liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ sau đây.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ: 38 Ngụy Như Kon Tum – Thanh Xuân – Hà Nội
Hotline: 0901.334.334
Fanpage: nhakhoatrehanoi
Trang web: https://nhakhoatre.com/