Răng vĩnh viễn bị sâu: Nguyên nhân, cách khắc phục và phòng ngừa hiệu quả
Răng vĩnh viễn bị sâu ở cả người lớn và trẻ nhỏ là hiện tượng rất thường gặp và gây ra nhiều nguy hại cho răng miệng. Vậy nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa thế nào?
Răng vĩnh viễn bị sâu ở người lớn và trẻ nhỏ là bệnh lý rất thường gặp. Chúng xuất phát từ vi khuẩn có trong mảng bám thức ăn ở kẽ răng và trên bề mặt của răng gây ra. Dần làm mòn men răng, ngà răng thậm chí là tủy răng bên trong khiến người mắc phải cảm thấy đau nhức, ê buốt răng.
Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và tinh thần của người bệnh. Vì vậy, bạn nên hiểu rõ bệnh lý sâu răng cũng như cách phòng ngừa và điều trị để bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt nhất cho mình.
1. Nhận biết bệnh lý sâu răng theo từng giai đoạn
Theo từng giai đoạn phát triển mà răng vĩnh viễn bị sâu sẽ có những biểu hiện khác nhau, bệnh lý sâu răng càng nặng thì các biểu hiện càng rõ ràng, cụ thể:
- Giai đoạn đầu: Giai đoạn này rất khó phát hiện bởi sâu răng chưa có biểu hiện rõ ràng trên bề mặt của răng. Phải để ý kỹ mới có thể thấy được một vài chấm nhỏ liti màu vàng nâu trên răng, chủ yếu là mặt ăn nhai.
- Giai đoạn giữa: Bệnh lý tiến triển nặng hơn, dần hình thành lỗ sâu đen hoặc các lỗ rỗng trên mặt răng. Lúc này, vi khuẩn đã tấn công làm mòn lớp men răng và răng sẽ dần mất đi lớp bảo vệ bên ngoài, làm tăng nguy cơ hỏng răng.
- Giai đoạn cuối: Nghiêm trọng nhất là khi răng vĩnh viễn bị sâu đã vào đến tủy răng làm lộ tủy, viêm tủy và thậm chí là chết tủy. Khi đó sẽ không còn là những biểu hiện bên ngoài của răng mà nó gây ra đau nhức cho người bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời có thể sẽ phải nhổ răng để ngăn ngừa nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
2. Nguyên nhân khiến răng vĩnh viễn bị sâu
Như đã nói, sâu răng hình thành do vi khuẩn có trong mảng bám thức ăn gây ra, chúng tiết ra các axit làm mòn men răng và dần làm hỏng cấu trúc của răng. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do:
Vệ sinh răng miệng không đúng cách
Nếu việc vệ sinh răng miệng không được đảm bảo sẽ khiến vi khuẩn tích trên bề mặt của răng. Đồng thời các mảng bám trên răng sẽ giúp vi khuẩn phát triển mạnh hơn và gây ra tình trạng răng vĩnh viễn bị sâu.
Ngoài ra, việc dùng bàn chải quá cứng hoặc chà xát răng quá mạnh cũng sẽ dần làm răng yếu đi và dễ mắc bệnh lý sâu răng.
Ăn nhiều thực phẩm chứa đường và tinh bột
Thói quen này rất thường gặp ở trẻ nhỏ và đây chính là nguyên nhân khiến răng viễn viễn bị sâu. Các chất đường và tinh bột có trong thực phẩm là cơ sở để vi khuẩn sinh sôi và phát triển dẫn đến bệnh lý sâu răng.
Men răng yếu
Men răng chính là “tấm chắn” bảo vệ cấu trúc bên trong của răng. Khi lớp men răng bị tổn thương sẽ dần yếu đi và vi khuẩn có thể dễ dàng tấn công và phát hủy răng.
3. Răng vĩnh viễn bị sâu có nguy hiểm không?
Sâu răng là bệnh lý răng miệng rất phổ biến, tuy nhiên nhiều người lại lơ là tình trạng này. Ban đầu có thể sâu răng chưa gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe răng miệng nhưng về lâu dài thì đây là một bệnh lý nguy hiểm nên cần được chữa trị sớm.
Khi răng vĩnh viễn bị sâu sẽ làm viêm tủy răng, mà tủy răng chính là nguồn dinh dưỡng duy nhất nuôi sống răng. Do đó, răng sẽ dần yếu đi, lung lay và gãy rụng sớm khi răng đã bị chết tủy.
Bên cạnh đó, việc viêm tủy răng không được điều trị sẽ dần làm lây lan vi khuẩn sang các răng ở vị trí kế cận. Lâu dần sẽ gây ra tình trạng sâu răng, viêm tủy hàng loạt làm nguy hại đến toàn bộ các răng trên cung hàm.
4. Cách phòng ngừa và điều trị bệnh lý sâu răng
4.1 Cách phòng ngừa tình trạng răng vĩnh viễn bị sâu
Dựa trên các nguyên nhân đã nêu ở phần trước thì chắc hẳn các bạn cũng đã biết cách phòng ngừa sâu răng đó chính là thay đổi chế độ ăn uống và vệ sinh răng miệng đúng cách.
Chế độ ăn uống khoa học:
- Kiểm soát tốt các loại đồ ăn và đồ uống có đường như các loại bánh kẹo, socola, nước có gas,…
- Ăn đa dạng các loại thực phẩm để bổ sung đầy đủ các chất cần thiết để răng phát triển khỏe mạnh.
- Ăn nhiều trái cây và rau xanh bởi vì chất xơ trong các loại thực phẩm này sẽ giúp làm sạch mảng bám trên răng.
- Nên uống nhiều nước mỗi ngày để tăng khả năng tiết nước bọt nhằm bảo vệ cả mô mềm và mô cứng trong khoang miệng.
Vệ sinh răng miệng đúng cách:
- Chải răng thường xuyên 2 lần/ngày sau khi ăn và trước khi đi ngủ vào buổi tối. Đồng thời chải răng đúng cách với việc lựa chọn bàn chải có lông cứng vừa phải, kem đánh răng có chứa fluor, dùng chỉ nha khoa để vệ sinh kẽ răng và chải cả lưỡi mỗi khi đánh răng.
- Súc miệng bằng nước muối pha loãng hoặc nước súc miệng diệt khuẩn để làm sạch vi khuẩn trong khoang miệng.
4.2 Phương pháp điều trị sâu răng tại nha khoa
Để điều trị triệt để tình trạng răng vĩnh viễn bị sâu thì cách tốt nhất là bạn nên đến nha khoa để bác sĩ thăm khám. Dựa trên tình trạng răng thực tế của từng người mà bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn phương pháp điều trị phù hợp. Mức độ nặng nhất của bệnh lý là phải tiến hành nhổ răng sâu và phục hình răng mất bằng cách giải pháp trồng răng thẩm mỹ.
- Hàn trám răng sâu: Khi răng vĩnh viễn bị sâu làm xâm lấn vào men răng, ngà răng hay tủy răng thì cần tiến hành hàn trám răng để ngăn chặn sâu răng tiến triển nặng hơn. Đầu tiên bác sĩ sẽ nạo sạch vết sâu hoặc phần tủy răng đã bị viêm rồi tiến hành trám bít kín lỗ sâu bằng vật liệu chuyên dụng để bảo vệ răng khỏi sự tấn công của vi khuẩn.
- Bọc răng sứ: Nếu răng sâu đã bị tổn thương quá nặng và trám răng không còn hiệu quả thì sẽ cần bọc răng sứ để khắc phục. Sau khi đã nạo hết lỗ sâu, bác sĩ sẽ tiến hành mài cùi răng và bọc mão răng sứ lên trên để bảo tồn cấu trúc của răng, đồng thời ngăn ngừa vi khuẩn tấn công làm sâu răng tái phát.
Trên đây là những kiến thức về tình trạng răng vĩnh viễn bị sâu, hy vọng các bạn đã nắm rõ được các thông tin về bệnh lý cũng như cách điều trị và phòng ngừa. Nếu cần thêm bất cứ thông tin nào khác thì đừng ngần ngại liên hệ với bác sĩ Nha khoa Trẻ để được tư vấn chi tiết.
NHA KHOA TRẺ
Địa chỉ: 38 Ngụy Như Kon Tum – Thanh Xuân – Hà Nội
Hotline: 0901.334.334
Fanpage: nhakhoatrehanoi
Website: https://nhakhoatre.com/