NHA KHOA TRẺ – Chỉnh nha cùng chuyên gia Invisalign

Giờ mở cửa: T2 – T6: 8:30 – 18:30, T7 – CN: 8:00 – 18:00 – Hotline: 0901.334.334 – 38 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội

Răng sữa và răng vĩnh viễn khác nhau như thế nào?

Răng sữa và răng vĩnh viễn là 2 hệ răng của con người, chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau và không dễ phân biệt. Vì vậy, để xác định chính xác đâu là răng sữa, đâu là răng vĩnh viễn thì bạn nên tìm hiểu từng đặc điểm của chúng qua bài viết sau.

Răng sữa và răng vĩnh viễn là 2 hệ răng của con người, chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau và không dễ phân biệt. Vì vậy, để xác định chính xác đâu là răng sữa, đâu là răng vĩnh viễn thì bạn nên tìm hiểu từng đặc điểm của chúng qua bài viết sau:

Răng sữa và răng vĩnh viễn khác nhau như thế nào?

1.Tìm hiểu về răng sữa và răng vĩnh viễn

1.1 Răng sữa

Răng sữa là hệ răng đầu tiên của con người, chúng mọc lên ở giai đoạn trẻ đang bú mẹ, cụ thể là khoảng thời gian từ 6 tháng cho đến 2 tuổi là trẻ sẽ dần hoàn tất bộ răng sữa. Những chiếc răng này mọc lên lần lượt từ răng cửa sữa, răng hàm nhỏ, răng nanh và cuối cùng là răng hàm lớn.

1.2 Răng vĩnh viễn

Răng vĩnh viễn là những chiếc răng không thể thay thế, chúng mọc lên sau khi các răng sữa đã tự rụng đi. Hoặc cũng có một số trường hợp cần chủ động nhổ răng sữa để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn mọc đều đẹp.

Thời điểm thay răng sữa và mọc răng vĩnh viễn thường vào khoảng 6 tuổi đến 12 tuổi, ngoài ra cũng có trường hợp răng vĩnh viễn mọc sớm hoặc trễ hơn. Việc chênh lệch thời gian thay răng chủ yếu là do cơ địa của từng và hầu như không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe răng miệng.

2. So sánh sự khác nhau giữa răng sữa và răng vĩnh viễn

Để phân biệt răng sữa và răng vĩnh viễn, chúng ta cần so sánh cụ thể từng yếu tố dưới đây:

2.1 Số lượng răng

Khi so sánh số lượng răng sữa và răng vĩnh viễn bạn có thể thấy rõ ràng sự chênh lệch giữa chúng. Một hàm răng sữa đầy đủ của trẻ sẽ có 20 chiếc răng, tương ứng với 4 răng cửa sữa, 4 răng cửa bên, 4 răng nanh và 8 răng hàm. Trong khi đó, hàm răng vĩnh viễn có tới 28 chiếc răng (không kể răng khôn) gồm 4 răng cửa giữa, 4 răng cửa bên (cấu tạo răng cửa),4 răng nanh, 16 răng hàm. Tương ứng hàm răng sẽ được chia thành 4 phần cung hàm và được đánh số thứ tự răng từ 1 đến 8. 

Như vậy, răng vĩnh viễn nhiều hơn răng sữa tới 8 chiếc răng, một số trường hợp khác mọc răng khôn thì sẽ có sự chênh lệch nhiều hơn nữa. 

Hàm răng vĩnh viễn có tới 28 chiếc răng, 14 răng hàm trên và 14 răng hàm dưới

2.2 Men răng và ngà răng

Men răng và ngà răng sữa thường mỏng hơn răng vĩnh viễn, nên có sức đề kháng kém hơn. Hơn nữa, răng sữa có buồng tủy lớn nên nếu có tình trạng sâu răng thường dễ tiến triển vào tủy răng nhanh hơn.

Do đó, hiện tượng sâu răng ở trẻ em sẽ gặp phải nhiều hơn người lớn, gây ra cảm giác đau nhức, chán ăn ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và thân của trẻ. Vì vậy, để trẻ phát triển khỏe mạnh thì nên điều trị sớm bệnh lý sâu răng.

2.3 Màu sắc của răng

Sự khác biệt giữa răng sữa và răng vĩnh viễn có thể nhận biết qua màu sắc của răng, răng sữa thường có màu trắng đục còn răng vĩnh viễn trong hơn và có màu vàng hơn.

2.4 Về hình dáng

Chúng ta có thể quan sát bằng mắt thường hình dáng của răng sữa và răng vĩnh viễn, răng sữa có thân răng mập hơn răng vĩnh viễn do nó có tỷ lệ chiều ngang lớn hơn so với chiều cao của răng.

Răng sữa có tỷ lệ thân răng về chiều ngang lớn hơn chiều cao nên trông sẽ “mập” hơn răng vĩnh viễn

2.5 Một số đặc điểm khác

  • Nếu xét theo tỷ lệ phần thân răng thì chân răng sữa dài hơn, mảnh hơn. Các răng sữa hàm có nhiều chân (3 chân đối răng hàm trên và 2 chân đối với răng hàm dưới) và chân răng thường dang rộng.
  • Răng vĩnh viễn khi mới mọc lên sẽ có các núm nhỏ trên rìa cắn, các núm này sẽ mất dần trong quá trình ăn nhai của con người.

3. Mối liên hệ của răng sữa và răng vĩnh viễn

Mặc dù răng vĩnh viễn mọc lên sau khi răng sữa đã mất đi nhưng vẫn có một mối liên hệ đặc biệt. Sự tồn tại của răng sữa sẽ tác động trực tiếp đến quá trình răng vĩnh viễn mọc sau này. Ngược lại, mầm răng vĩnh viễn ở dưới sẽ tạo áp lực, thúc đẩy chân răng sữa tiêu dần, lung lay và rụng đi.

Thông thường răng vĩnh viễn sẽ mọc lên ở vị trí tương ứng với răng sữa vừa rụng. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp răng vĩnh mọc ở xa vị trí răng sữa mà nó thay thế, có thể là răng mọc ngầm, răng mọc lẫy. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng, khiến hàm răng lệch lạc, chen chúc gây mất thẩm mỹ khuôn mặt.

Ngoài ra, còn một số trường hợp khác như thiếu răng bẩm sinh, sâu răng hay làm mất răng sữa sớm do chấn thương cũng dẫn đến răng mọc sai lệch. Các răng sữa bên cạnh hoặc răng vĩnh viễn khác có thể mọc nghiêng về vị trí mất răng, làm răng vĩnh viễn bên dưới không có đủ khoảng trống để mọc lên khiến răng bị mắc kẹt hoặc mọc chen chúc với các răng khác.

Răng sữa và răng vĩnh viễn có tác động hỗ trợ nhau trong suốt quá trình thay răng

Như vậy, răng sữa và răng vĩnh viễn có tác động hỗ trợ qua lại với nhau, vì vậy để bảo vệ sức khỏe răng miệng cần chăm sóc cả ngay từ thời điểm mọc hàm răng sữa. Hãy vệ sinh răng miệng đúng cách để tránh các bệnh lý răng miệng làm hỏng răng sữa sớm, thăm khám định kỳ trong suốt quá trình thay răng để bác sĩ theo dõi và điều chỉnh nếu răng vĩnh viễn mọc sai lệch.

Trên đây là những chia sẻ của Nha khoa trẻ về sự khác biệt giữa răng sữa và răng vĩnh viễn, nếu còn bất kỳ thắc mắc nào bạn có thể liên hệ số hotline 0901.334.334 để được bác sĩ Nha khoa Trẻ giải đáp chi tiết.

Nội dung chính
© 2024 Nha Khoa Trẻ.
tiktokFacebookYoutube