[Giải đáp] Răng sứ rơi ra ngoài phải làm sao?
Các loại răng sứ hiện nay đều có độ bền chắc cao, tuy nhiên vẫn có một số trường hợp răng sứ rơi ra ngoài khi ăn uống hay sinh hoạt thường ngày. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì?
Các loại răng sứ hiện nay đều có độ bền chắc cao, tuy nhiên vẫn có một số trường hợp răng sứ bị rơi ra ngoài khi ăn uống hay sinh hoạt thường ngày. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì? Cách khắc phục răng sứ rơi ra ngoài như thế nào?
1. Tổng quan về phương pháp làm răng sứ thẩm mỹ
Các phương pháp làm răng sứ hiện nay bao gồm bọc răng sứ và dán sứ Veneer. Với mỗi kỹ thuật sẽ được áp dụng cho các khiếm khuyết răng khác nhau nhằm phục hình thẩm mỹ cho hàm răng.
Bọc răng sứ thì sử dụng một mão sứ được đúc từ các chất liệu sứ hoặc kim loại trong nha khoa để tạo hình răng và màu sắc tương tự răng thật. Mão sứ này được gắn cố định trên răng thật đã được mài nhỏ và tạo thành cùi răng thông qua lớp keo dán chuyên dụng.
Khác với kỹ thuật bọc răng sứ, dán răng sứ Veneer sử dụng một mặt dán sứ rất mỏng và được dán lên mặt ngoài của răng nhờ vào lớp keo dán sứ nha khoa. Mặc dù vẫn phải áp dụng kỹ thuật mài răng nhưng phương pháp này chỉ mài một lớp men răng mỏng bên ngoài răng thật, nhờ đó bảo tồn được tối đa cấu trúc của răng mà vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ.
Thông thường sau khi phục hình răng sứ, lớp keo dán sẽ giúp mặt sứ hay mão sứ gắn sát khít và bền chặt với răng thật. Bạn hoàn toàn có thể ăn nhai thoải mái và vệ sinh răng miệng hàng ngày mà không lo lắng răng sứ rơi ra ngoài.
2. Nguyên nhân khiến răng sứ rơi ra ngoài
Trung bình tuổi thọ của răng sứ thẩm mỹ sẽ dao động từ 10 – 20 năm tùy vào loại răng sứ mà bạn lựa chọn. Thời gian sử dụng các lâu thì răng sứ sẽ ngày càng yếu và có nguy cơ bị gãy vỡ hay răng sứ bị rơi ra ngoài.
Tuy nhiên, nếu trong thời gian sử dụng ngắn mà răng sứ đã bị lỏng lẻo hoặc bị rơi ra ngoài thì có thể xuất phát từ các nguyên nhân dưới đây:
- Trong quá trình ăn uống, lực ăn nhai không được dàn đều trên cung hàm và dồn lên vị trí răng sứ làm chúng nhanh chóng bị suy yếu. Đồng thời nếu dùng răng sứ để cắn xé thực phẩm quá cứng hoặc quá dai thì răng sứ bị tác động sẽ có nguy cơ bị lung lay, có thể làm răng sứ rơi ra ngoài.
- Khi vệ sinh răng miệng, nếu chải răng sứ quá mạnh đặc biệt ở vị trí chân răng thì sẽ dần xảy ra hiện tượng hở chân răng, từ đó răng sứ cũng dễ bung tuột hơn.
- Răng sứ khi ở trong môi trường nước bọt và vi khuẩn lâu dần sẽ làm phá vỡ lớp keo dán liên kết giữa răng sứ và cùi răng dẫn đến hiện tượng rỗng cùi và răng sứ rơi ra ngoài.
- Do kỹ thuật của bác sĩ thực hiện không tốt, khi dán răng sứ với cùi răng thì sử dụng lượng keo dán quá ít khiến chúng không gắn chặt chẽ với nhau làm răng sứ lỏng lẻo và dễ rơi ra ngoài.
3. Khắc phục tình trạng rơi sứ bị rơi ra ngoài
Khi xảy ra tình trạng răng sứ rơi ra ngoài thì bạn hãy đến nha khoa để kiểm tra, tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách khắc phục hiệu quả. Khi đó, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng răng hiện tại để thực hiện phục hình chiếc răng sứ bị rơi.
- Trong trường hợp cùi răng vẫn còn khỏe mạnh, răng sứ rơi ra ngoài nhưng vẫn còn nguyên vẹn thì bác sĩ chỉ cần gắn lại răng sứ với cùi răng bằng một lượng keo dán vừa đủ đảm bảo răng sứ chắc chắn trở lại.
- Còn nếu răng sứ đã bị gãy vỡ và không thể tái sử dụng được nữa thì bác sĩ buộc phải làm răng sứ mới để thay thế. Khi đó, bác sĩ cần tiến hành lấy mẫu hàm lại và nếu cần thiết thì sẽ phải điều chỉnh cùi răng thật.
Xem thêm:
Bọc răng sứ có tháo ra được không?
Răng sứ tháo ra có dùng lại được không?
Bọc răng sứ lần 2 có được không? Quy trình thực hiện như thế nào?
Để giảm thiểu tình trạng răng sứ rơi ra ngoài lần nữa thì hãy lưu ý đến việc lựa chọn một địa chỉ nha khoa uy tín với bác sĩ tay nghề cao và thiết bị hiện đại. Đồng thời sau phục hình bạn cần cải thiện chế độ chăm sóc răng miệng, chú ý đến thực đơn ăn uống và cách vệ sinh răng miệng hàng ngày của bạn. Định kỳ 6 tháng/lần hãy đến nha khoa để vệ sinh răng miệng, kiểm tra tình trạng của răng sứ để bảo tồn răng sứ được lâu dài hơn.
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Tin tức
- Tư vấn chỉnh nha
- Tư vấn răng sứ thẩm mỹ
- Tư vấn trồng răng
- Tư vấn nha khoa trẻ em
- Nha khoa tổng quát
- Răng hô vẩu
- Răng móm
- Răng khôn
- Cầu răng sứ
- Trồng răng
- Răng đau buốt
- Trám răng
- Sâu răng
- Chăm sóc răng cho bé
- Viêm lợi
- Làm trắng răng
- Cạo cao răng
- Hàm răng
- đánh răng
- X-quang răng
- Tụt lợi
- điều trị tủy
- Răng trẻ em
- Hàm răng xấu
- Súc miệng
- Bệnh răng miệng
- Máy móc
- Chỉnh nha mắc cài
- Răng thưa
- Răng cấm
- Chăm sóc răng miệng
- Chỉnh nha cho bé
- Nhổ răng sữa
- Mất răng
- Implant
- Sai khớp cắn
- Răng sứ
- Chỉnh nha
- Nhổ răng
- Chỉnh nha trong suốt
- Dán sứ
- Mọc răng sữa
- Trẻ thay răng
- Hàm giả tháo lắp
- Công nghệ nha khoa