Nội dung chính

Bọc răng sứ có bị sâu không? Cách ngăn ngừa và khắc phục

Sản phẩm của Nha Khoa Trẻ
Xuất bản: 21/10/2023, Cập nhật lần cuối: 31/10/2024

Răng sứ có bị sâu không? Răng sứ được sử dụng để phục hình cho răng bị hỏng, các răng thưa, sứt mẻ để cải thiện chức năng ăn nhai, thẩm mỹ và bảo vệ răng hiệu quả.

Làm răng sứ là giải pháp khắc phục tình trạng răng ố vàng, xỉn màu và cả các răng sâu, răng đã điều trị tủy để bảo tồn răng tối ưu nhất. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người băn khoăn liệu sau bọc răng sứ có bị sâu không? Theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp chi tiết nhé!

Răng sứ có bị sâu không?

1. Bọc răng sứ có bị sâu răng không? 

Bọc răng sứ có thể bị sâu răng vĩnh viễn ở trong còn mão răng sứ thì hoàn toàn không bị sâu. Thực chất, răng sứ là chiếc răng giả với cấu tạo trơn nhăn và bề mặt răng không có độ bám dính như răng thật. Do đó, mảng bám thức ăn không thể bám vào răng và vi khuẩn sẽ không có cơ hội phát triển tấn công lớp răng sứ.

2.  5 nguyên nhân khiến răng sứ bị sâu 

Mặc dù mão răng sứ không thể bị vi khuẩn tấn công gây sâu răng nhưng phần răng thật ở trong vẫn có thể bị ảnh hưởng. Dưới đây là những nguyên nhân chính gây ra tình trạng này bạn đọc cần biết. 

Xem thêm:Bọc răng sứ bao lâu thì có thể ăn uống bình thường?

                    [Tiết lộ] Làm răng sứ có ăn được đồ cứng không?

Nếu răng sứ không sát khít viền nướu sẽ dễ gây nhồi nhét thức ăn và gây sâu răng

3. Cách khắc phục khi bọc răng sứ bị sâu răng 

Việc điều trị cần thực hiện bởi những bác sĩ nha khoa có chuyên môn và tùy vào tình trạng từng bệnh nhân. Do đó, để khắc phục bọc răng sứ bị sâu thì bạn cần đến ngay địa chỉ nha khoa bản thân lựa chọn để bọc răng sứ hoặc các địa chỉ nha khoa uy tín. 

3.1 Tháo mão sứ, điều trị sâu răng

Bác sĩ sau khi chụp X-Quang và xác định bệnh nhân bị sâu răng nhẹ thì sẽ tiến hành tháo mão răng sứ. Răng sâu sẽ được vệ sinh và điều trị triệt để trước khi bọc răng sứ mới lên cho bạn. Răng sứ cũ sẽ không thể sử dụng được nữa và cần tiến hành chế tác mão sứ mới sau khi đã điều trị sâu răng xong. 

3.2 Nhổ chân răng sâu và trồng răng phục hình

Trên thực tế, bác sĩ sẽ cố gắng điều trị tủy và răng để có thể giữ được răng vĩnh viễn lại. Tuy nhiên, răng vĩnh viễn nếu bị sâu quá nặng, thối tủy, ảnh hưởng chân răng,… thì phương án nhổ răng sâu sẽ được thực hiện. Sau đó, bác sĩ có thể chỉ định bạn trồng Implant để thay thế cho chiếc răng đã nhổ.

4. Một số lưu ý quan trọng khi làm răng sứ

Như vậy, chắc hẳn bạn đã có đáp án cho vấn đề “răng sứ có bị sâu không” rồi chứ. Với tình trạng sâu răng ở cùi răng sau khi bọc răng sứ thì bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa được bằng cách lựa chọn cho mình địa chỉ nha khoa uy tín để thực hiện phục hình răng tối ưu.

Bên cạnh đó, bạn cũng hãy lưu ý đến một số vấn đề trong quá trình sử dụng răng sứ để tránh răng sứ bị hư hỏng và duy trì răng sứ ổn định lâu dài.

4.1 Chế độ ăn uống

Mặc dù các loại răng sứ hiện nay có khả năng chịu lực rất tốt nhưng không có nghĩa là chúng không bị tổn thương do tác động mạnh của ngoại lực. Nếu bạn cắn, nhai thực phẩm cứng thường xuyên thì theo thời gian răng sứ sẽ ngày càng yếu đi.

Để đảm bảo răng sứ có màu sắc trắng sáng, không bị ố màu dù sử dụng lâu ngày thì bạn cần tránh sử dụng các thực phẩm sẫm màu, dễ gây nhiễm màu như cà phê, thuốc lá,…

Đồng thời những thực phẩm quá nóng hay quá lạnh cũng sẽ không tốt cho răng sứ và cả cùi răng bên trong nên bạn cần tránh sử dụng.

Ăn thực phẩm cứng trong thời gian dài sẽ làm răng yếu dần

4.2 Vệ sinh răng miệng

Để không phải lo lắng sau làm răng sứ có sâu răng không hoặc tình trạng sâu răng ở các răng thật khác thì không thể bỏ qua việc vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng hàng ngày.

Mỗi ngày cần chải răng ít nhất 2 lần, sử dụng chỉ nha khoa sau khi ăn để làm sạch vụn thức ăn giắt ở kẽ răng gây sâu răng. Đồng thời súc miệng nước lọc hoặc nước muối sau khi ăn để hạn chế vi khuẩn phát triển trong khoang miệng.

4.3 Thăm khám định kỳ

Theo khuyến cáo, sau làm răng sứ nên thăm khám định kỳ 6 tháng/lần để bác sĩ kiểm tra lại độ sát khít của răng sứ, răng sứ có bị kênh cộm hay không, nướu có khỏe mạnh hay không. Khi đó sẽ có biện pháp xử lý kịp thời và ngăn ngừa được tình trạng sâu cùi răng bên trong răng sứ.

Tham khảo: Tại sao nên bọc răng sứ cho răng cửa bị mẻ? Loại nào phù hợp nhất?

Trên đây, Nha khoa Trẻ đã chia sẻ những kiến thức xoay quanh việc “răng sứ có bị sâu không”. Nếu bạn chẳng may nhận thấy những dấu hiệu bất thường sau khi làm răng sứ thì bạn nên đến nha khoa để kiểm tra trực tiếp để đảm bảo răng sứ ổn định và cùi răng khỏe mạnh.

Tác giả:

Danh mục cẩm nang