Mặc dù răng sứ được đánh giá là khá cứng chắc và bền vững trên cung hàm nhưng liệu làm răng sứ có ăn được đồ cứng không? Đây chính là một trong những chủ đề được rất nhiều khách hàng quan tâm vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ của răng sứ. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp chi tiết nhé!
1. Làm răng sứ là gì ? Tác dụng của làm răng sứ
Làm răng sứ là phương pháp nha khoa khắc phục các khiếm khuyết của răng như răng ố vàng, xỉn màu, răng thưa, răng sứt mẻ,… Để thực hiện phương pháp này thì bác sĩ sẽ tiến hành mài mỏng lớp men răng bên ngoài răng thật để làm trụ răng nâng đỡ mão răng sứ.
Răng sứ được chế tác riêng cho từng người và đảm bảo độ vừa vặn sát khít với cùi răng, sau khi phục hình thì răng sứ sẽ có màu sắc trắng sáng tự nhiên như răng thật đạt tính thẩm mỹ cao. Đồng thời với các trường hợp răng sứt mẻ thì sẽ cải thiện chức năng ăn nhai đáng kể cho hàm răng.
Tuổi thọ của răng sứ sẽ khác nhau giữa các loại răng sứ bạn sử dụng, với các răng sứ kim loại thì dao động từ 5 – 10 năm, các loại răng sứ toàn sứ cao cấp thì tuổi thọ có thể lên tới 20 năm nếu được chăm sóc tốt.
Tính thẩm mỹ hay đồ bền của răng sứ cũng có sự chênh lệch đáng kể giữa răng sứ kim loại và răng toàn sứ. Răng sứ toàn sứ được chế tác từ sứ nguyên khối, nung ở nhiệt độ cao trong nhiều giờ đồng hồ nên có độ bền và khả năng chịu lực cao lên tới 2000 Mpa. Với độ bền chắc cao như vậy thì liệu răng sứ có ăn được đồ cứng không?
2. Làm răng sứ có ăn được đồ cứng không?
Dù sao thì răng sứ cũng vẫn là răng giả nên không thể so sánh được với răng thật về độ bền cũng như tuổi thọ của răng. Việc làm răng sứ vẫn có thể ăn uống bình thường nhưng khách hàng vẫn cần chú ý đến những đồ ăn có độ cứng cao vì chúng có thể khiến răng sứ bị mẻ gãy. Nếu ăn đồ cứng trong thời gian dài thì có thể gây áp lực lên vùng nướu gây viêm nhiễm, tụt nướu lợi.
Như vậy, răng sứ có ăn được đồ cứng không thì cần cân nhắc trước khi sử dụng, tránh những đồ ăn quá cứng và dai, nên hạn chế cắn những đồ cứng như cắn hạt óc chó, hạt dẻ hay dùng răng để mở nắp chai.
Bên cạnh đó, trong chế độ ăn uống hàng ngày cần chú ý thêm việc không sử dụng thức ăn nóng, lạnh để tránh tăng cảm giác ê buốt cho răng. Đồng thời nên hạn chế các thực phẩm chứa màu như cà phê, nước ngọt,… để răng sứ không bị ố vàng hay xỉn màu.
3. Những điều cần lưu ý sau khi làm răng sứ thẩm mỹ
Để giúp duy trì răng sứ trắng sáng và bền đẹp thì bạn không chỉ cần quan tâm đến việc răng sứ có ăn được đồ cứng không? Những thực phẩm cần kiêng sau bọc răng sứ là gì? Mà bạn hãy lưu ý thêm các cách chăm sóc răng sứ thẩm mỹ.
- Dần từ bỏ những thói quen xấu gây ảnh hưởng đến răng sứ như nghiến răng, cắn móng tay,…
- Cách bảo quản răng sứ luôn trắng sáng là hạn chế hút thuốc lá vì trong chúng có chứa thành phần Nicotine sẽ làm răng bị ố vàng, xỉn màu nhanh chóng.
- Cách làm răng sứ trắng hơn mỗi ngày là đánh răng đều đặn ngày 2 lần với bàn chải lông mềm, chải răng đúng cách để tránh tổn thương nướu lợi. Dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng làm sạch răng miệng toàn diện.
- Khi ăn uống nên trải đều lực nhai ở cả hai hàm để tránh răng sứ chịu lực tác động quá lớn.
- Nên khám răng định kỳ 6 tháng/lần để kiểm tra tình trạng răng sứ, phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý răng miệng (nếu có).
Khi làm răng sứ thì việc lựa chọn cho mình một địa chỉ nha khoa uy tín để thực hiện là rất quan trọng, không chỉ quyết định đến độ bền chắc của răng mà còn ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
Do đó, hãy tìm kiếm nha khoa với bác sĩ chuyên khoa có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm, thiết bị nha khoa hiện đại và vật liệu răng sứ chính hãng để đảm bảo an toàn khi điều trị.
NHA KHOA TRẺ – NHA KHOA UY TÍN TẠI HÀ NỘI
- Địa chỉ: 38 Ngụy Như Kon Tum – Thanh Xuân – Hà Nội
- Hotline: 0963.333.844
- Fanpage: nhakhoatrehanoi
- Website: https://nhakhoatre.com/