Răng sứ bị mẻ có trám được không? – Nguyên nhân và cách khắc phục
Răng sứ bị mẻ có trám được không là nỗi băn khoăn của những trường hợp vô tình bị mẻ răng sứ. Nguyên nhân xảy ra có thể do thói quen xấu hoặc do tác động mạnh từ bên ngoài,…khiến răng sứ bị mẻ. Điều đó ảnh hưởng đến thẩm mỹ và gây bất cập trong quá trình ăn uống hàng ngày.
Tuy răng sứ được nghiên cứu làm sao cho giống với răng thật, nhưng nếu răng sứ bị mẻ thì không thể trám lại như răng thật được. Tại sao lại không thể trám lại? Nếu không trám lại thì khắc phục như nào tốt nhất? Cùng tìm hiểu thêm ở bào biết dưới đây nhé.
1. Nguyên nhân răng sứ bị mẻ
Răng sứ khó bị vỡ mẻ vì chúng có độ bền cao. Nhưng vẫn khó tránh khỏi một số tác động mạnh là nguyên nhân khiến răng sứ bị mẻ:
- Khi bị tai nạn, gặp chấn thương tác động mạnh đến vùng mặt khiến răng sứ bị gãy, sứt mẻ do va chạm.
- Nghiến răng khi ngủ là một thói quen xấu cần được khắc phục. Không chỉ ảnh hưởng đến răng thật và răng sứ cũng dễ bị mẻ do nghiến răng thường xuyên trong thời gian dài.
- Đôi khi việc sử dụng răng để cắn thực phẩm cứng hoặc cậy mở đồ vật cũng là nguyên nhân gây ra hậu quả mẻ răng sứ.
- Các thực phẩm có tính axit cao như: cam, chanh, rượu, bia, cafe,… cũng là lý do khiến răng bị mài mòn,dễ bị sứt mẻ.
- Những vấn đề bệnh lý: sâu răng, viêm nướu, viêm tủy,… khiến răng nhạy cảm và nhanh bị hư hỏng.
2. Răng sứ bị mẻ ảnh hưởng như nào?
Trước khi giải đáp cho câu hỏi: răng sứ bị mẻ có trám được không? Hãy cùng tìm hiểu khi răng sứ bị mẻ sẽ có ảnh hưởng gì nhé.
Khi răng bị mẻ làm ảnh hưởng đến quá trình ăn uống, tình trạng sức khỏe và cả thẩm mỹ của hàm răng. Nếu không được phát hiện và khắc phục kịp thời sẽ khiến răng gặp nhiều bệnh lý nghiêm trọng hơn.
Răng bị sứt mẻ chưa được khắc phục sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng tấn công ngà răng của bạn. Khi đó có thể xảy ra các bệnh lý: sâu răng, viêm chân răng, viêm nướu, viêm nha chu,… Nếu để lâu dài khả năng bị mất răng rất cao.
Ngoài ra, số ít trường hợp sẽ gặp một số triệu chứng khác như: đau nhức, sốt nhẹ, hơi thở có mùi hôi,… Vậy khi răng sứ bị mẻ có trám được không, khắc phục bằng cách nào hiệu quả?
3. Răng sứ bị mẻ có trám được không?
Bọc răng sứ, trồng răng sứ là biện pháp được nhiều người lựa chọn bởi thực hiện đơn giản, an toàn và thẩm mỹ cao. Nhưng trong quá trình sử dụng khó tránh khỏi tình trạng răng sứ bị sứt, mẻ. Khi đó răng sứ bị mẻ có trám được không? Có trám được răng sứ không?
Đối với các trường hợp răng thật bị vỡ, nứt mẻ thì trám răng là phương án khôi phục răng đơn giản nhất. Tùy theo tình trạng răng và vị trí cụ thể, bác sĩ sẽ có phương án điều trị và tư vấn vật liệu để trám răng. Nhưng đối với việc răng sứ bị mẻ có trám được không, đang được rất nhiều người quan tâm.
Hiện nay, riêng với răng sứ bị mẻ thì không thể trám lại được như răng thật. Vì chất liệu trám răng không có tính chất, khả năng kết nối bền chắc với bề mặt răng sứ được. Đặc biệt với răng sứ đã được chế tác từ khối sứ nguyên khối chắc chắn và riêng biệt. khi đó càng không thể dùng lớp sứ khác đắp thêm được.
4. Cách khắc phục răng sứ bị mẻ
Theo thông tin đã được chia sẻ ở trên, “răng sứ bị mẻ có trám được không?” và câu trả lời là không. Như vậy thì phải xử lý như nào, có cách nào khắc phục răng sứ mẻ không? Các duy nhất để khắc phục tình trạng này là loại bỏ răng sứ bị mẻ và bọc lại răng sứ mới để thay thế.
4.1 Răng sứ sứt mẻ ít
Nếu răng sứ bị sứt mẻ nhẹ, không gây ảnh hưởng đến việc ăn uống và thẩm mỹ thì răng sứ có thể giữ lại được. Lúc đó, bạn đến nha khoa thăm khám và sẽ được bác sĩ mài mô răng sứ xung quanh đó và đánh bóng. Khi đấy chiếc răng sứ sẽ bằng phẳng hơn, vẫn có thể sử dụng được tiếp mà đảm bảo được chức năng của răng.
Trong thời gian đó, bạn cần để ý chế độ ăn uống, vệ sinh răng miệng đúng cách. Cần hạn chế những thực phẩm cứng, quá nóng hoặc quá lạnh. Và khi nào răng sứ yếu thì hãy đến nha khoa để phục hình lại.
Xem thêm: [Giải đáp] Đang cho con bú có bọc răng sứ được không?
Răng sứ Đức có mấy loại? Đặc điểm và giá răng sứ Đức
4.2 Tình trạng răng sứt mẻ nhiều
Răng sứ bị vỡ, mẻ nhiều không thể hàn trám lại được. Trong trường hợp này bạn nên đến nha khoa để thay răng sứ mới. Bác sĩ điều trị sẽ gỡ bỏ răng sứ cũ ra, xử lý làm sạch chân răng và sau đó tiến hành bọc răng mới. Đây chính là câu trả lời cho vấn đề: “răng sứ bị mẻ có trám được không?”
Khi không trám lại được răng sứ và phải bọc lại lần nữa, chắc nhiều người sẽ lo lắng việc tháo răng sứ có đau không. Nhưng khi bạn đến thăm khám và thực hiện quá trình này tại nha khoa Trẻ thì hãy yên tâm tuyệt đối và không cần lo lắng những vấn đề đó.
Đến với nha khoa Trẻ làm răng sứ, bạn sẽ được các bác sĩ chuyên khoa có tay nghề tốt thăm khám và kiểm tra cẩn thận. Quá trình thực hiện đảm bảo an toàn, nhanh chóng và giúp bạn hài lòng.
Nha khoa trẻ quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên khoa răng – hàm – mặt tốt nghiệp từ trường Đại học Y Hà Nội. Các bác sĩ đều được đào tạo chuyên sâu và nâng cao tay nghề ở trong và ngoài nước. Với sự tận tâm và giàu kinh nghiệm, bạn sẽ được các bác sĩ tư vấn và điều trị cẩn thận.
Bên cạnh đó nha khoa Trẻ luôn áp dụng công nghệ tiên tiến, các trang thiết bị đều được nhập khẩu từ các hãng công nghệ nha khoa nổi tiếng như Đức, Nhật Bản, Mỹ. Một số thiết bị phục vụ cho quá trình bọc răng sứ như: máy chụp X- quang 3D Conebeam, máy Itero scan mẫu hàm,…
Nếu bạn còn băn khoăn hay có bất kỳ thắc mắc gì về bọc răng sứ nói riêng và vấn đề răng miệng nói chung. Hãy liên hệ Nha khoa Trẻ để được các bác sĩ tư vấn chi tiết nhất.
NHA KHOA TRẺ HÀ NỘI
- Fanpage: nhakhoatrehanoi
- Hotline: 0901 334 334
- Địa chỉ: 38 Ngụy Như, Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Tin tức
- Tư vấn chỉnh nha
- Tư vấn răng sứ thẩm mỹ
- Tư vấn trồng răng
- Tư vấn nha khoa trẻ em
- Nha khoa tổng quát
- Răng hô vẩu
- Răng móm
- Răng khôn
- Cầu răng sứ
- Trồng răng
- Răng đau buốt
- Trám răng
- Sâu răng
- Chăm sóc răng cho bé
- Viêm lợi
- Làm trắng răng
- Cạo cao răng
- Hàm răng
- đánh răng
- X-quang răng
- Tụt lợi
- điều trị tủy
- Răng trẻ em
- Hàm răng xấu
- Súc miệng
- Bệnh răng miệng
- Máy móc
- Chỉnh nha mắc cài
- Răng thưa
- Răng cấm
- Chăm sóc răng miệng
- Chỉnh nha cho bé
- Nhổ răng sữa
- Mất răng
- Implant
- Sai khớp cắn
- Răng sứ
- Chỉnh nha
- Nhổ răng
- Chỉnh nha trong suốt
- Dán sứ
- Mọc răng sữa
- Trẻ thay răng
- Hàm giả tháo lắp
- Công nghệ nha khoa