![[Giải đáp] Đang cho con bú có bọc răng sứ được không?](https://nhakhoatre.com/wp-content/uploads/2022/10/dang-cho-con-bu-co-boc-rang-su-duoc-khong-0.jpg)
Giai đoạn sau sinh cơ thể người mẹ vẫn rất yếu và cần một thời gian nhất định để hồi phục sức khỏe hoàn toàn. Khi đó, mọi tác động bên ngoài cần được cân nhắc kỹ lưỡng bao gồm cả thực hiện các can thiệp lên răng. Vậy sau sinh bao lâu thì làm răng sứ được? Đang cho con bú có bọc răng sứ được không? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Nha khoa Trẻ để có câu trả lời chính xác nhé!
![[Giải đáp] Đang cho con bú có bọc răng sứ được không?](https://nhakhoatre.com/wp-content/uploads/2022/10/dang-cho-con-bu-co-boc-rang-su-duoc-khong-1.jpg)
![[Giải đáp] Đang cho con bú có bọc răng sứ được không?](https://nhakhoatre.com/wp-content/uploads/2022/10/dang-cho-con-bu-co-boc-rang-su-duoc-khong-1.jpg)
![[Giải đáp] Đang cho con bú có bọc răng sứ được không?](https://nhakhoatre.com/wp-content/uploads/2022/10/dang-cho-con-bu-co-boc-rang-su-duoc-khong-1.jpg)
[Giải đáp] Đang cho con bú có bọc răng sứ được không?
Nội dung bài viết
1. Các trường hợp nên bọc răng sứ thẩm mỹ
Bọc răng sứ là quá trình phủ bên ngoài răng thật một mão răng sứ để khắc phục các khiếm khuyết về mặt hình thể, màu sắc. Mão sứ được thiết kế với hình dáng tương tự răng thật, màu sắc trắng trong tự nhiên mang đến tính thẩm mỹ lâu dài.
Răng sứ được gắn sát khít, bám chắc vào răng thật nên đáp ứng chức năng ăn nhai quan trọng, hoạt động ăn uống diễn ra bình thường. Mặc dù phải mài răng thật nhưng bọc răng sứ không gây ảnh hưởng đến các chức năng của răng, thậm chí nó tác dụng bảo vệ răng thật trong một số trường hợp răng mắc bệnh lý.
Các trường hợp được chỉ định làm răng sứ bao gồm:
- Răng bị sâu nặng, viêm tủy đã điều trị
- Răng bị mẻ, vỡ, gãy ngang thân răng.
- Men răng không đều màu, răng nhiễm kháng sinh hoặc bị ố vàng nặng.
- Răng hô, móm, lệch lạc mức độ nhẹ.



Bọc răng sứ khắc phục khiếm khuyết trên răng
Ở phụ nữ mang thai nếu gặp phải các vấn đề về răng và cần bọc răng sứ thì bác sĩ khuyến cáo nên chờ sau khi sinh em bé xong mới nên làm răng. Tuy nhiên, phụ nữ đang cho con bú có bọc răng sứ được không cũng là điều khiến nhiều bà mẹ lo ngại ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe cả mẹ và bé.
2. Đang cho con bú có bọc răng sứ được không?
Có thể hiểu được tại sao mọi người lại lo lắng khi bọc răng sứ ở giai đoạn đang cho con bú. Thời điểm này người mẹ được cho là có thể trạng rất yếu, răng miệng vẫn đang nhạy cảm. Và việc sử dụng một số loại thuốc gây tê, thuốc uống vào cơ thể mẹ có thể ảnh hưởng không tốt đến bé khi vẫn đang bú sữa mẹ.
Nhưng thực tế, các nhà khoa học đã chứng minh, phụ nữ sau sinh hay đang cho con bú hoàn toàn có thể thực hiện bọc răng sứ một cách bình thường mà không cần kiêng cữ gì. Mặc dù có sử dụng thuốc gây tê để làm răng nhưng lượng thuốc được đưa vào cơ thể mẹ là vừa đủ và sẽ tan đi sau khi thực hiện xong. Thuốc tê nha khoa chỉ có tác dụng tại chỗ, thời gian tác dụng ngắn chỉ vài giờ và thời gian đào thải thuốc ra khỏi cơ thể rất nhanh.
Hơn nữa, có một số loại thuốc tê có thể sử dụng cho người mẹ cả khi đang cho con bú. Đồng thời bác sĩ cũng sẽ cân nhắc để giảm thiểu tối đa lượng thuốc gây tê giúp người mẹ không đau nhức mà vẫn đảm bảo không ảnh hưởng gì khi bé bú sữa mẹ.
Người mẹ chỉ cần lưu ý nên bỏ cữ sữa đầu tiên sau khi làm răng sứ và cho bé uống cữ sữa tiếp theo. Và đừng quên lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín để bác sĩ có kế hoạch điều trị phù hợp và có những lời khuyên hữu ích trong quá trình bọc răng sứ dù đang cho con bú.



Bọc răng sứ có thể thực hiện sau sinh và khi đang cho con bú
3. Sau sinh bao lâu bọc răng sứ được?
Như vậy, sau khi sinh nếu nhận thấy sức khỏe tốt thì mẹ có thể thực hiện bọc răng sứ bình thường. Khi đến thăm khám nha khoa, bạn nên báo rõ với bác sĩ trạng thái sức khỏe hiện tại, đã sinh em bé bao lâu, có đang cho con bú không để bác sĩ có những tư vấn phù hợp.
Thời điểm tốt nhất mà bác sĩ khuyến khích người mẹ nên thực hiện bọc răng sứ là sau sinh khoảng 3 tháng kể cả đang trong giai đoạn cho con bú. Khi đó, cơ thể người mẹ cũng đã hồi phục tốt và hạn chế được tối đa sự ảnh hưởng khi làm răng sứ.
4. Những lưu ý khi bọc răng sứ
Nếu bạn có nhu cầu làm răng sứ khi đang cho con bú thì nên đến trực tiếp nha khoa để được bác sĩ tư vấn giải pháp điều trị. Cùng với đó, bạn nên ghi nhớ những lưu ý dưới đây để có quá trình bọc răng sứ an toàn và răng sứ cho tuổi thọ lâu dài.
Bảo quản răng sứ đúng cách
Răng sứ sau khi phục hình cần phải được chăm sóc, giữ gìn đúng cách. Mặc dù răng sứ có độ bền cao hơn răng thật nhiều lần nhưng nhìn chung vẫn là răng giả, nếu không chú ý bảo quản vẫn có khả năng bị rơi ra, gãy vỡ và gây đau nhức.
- Hạn chế tác động mạnh đến răng sứ, hạn chế ăn các vật cứng gây hại cho răng.
- Không nên tập chung nhai ở một bên hàm, phân bổ lực nhai đều cho cả hàm để giảm áp lực lên răng sứ.
- Tránh ăn uống nhiều thực phẩm sẫm màu có nguy cơ làm đổi màu răng sứ.
- Thực hiện vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách theo chỉ dẫn của bác sĩ nha khoa.
Xem thêm:
Bọc răng sứ cho người già có được không?
Tụt lợi có bọc răng sứ được không?



Không dùng răng sứ cắn đồ vật cứng
Chế độ ăn uống sau bọc sứ
Thói quen ăn uống sau bọc sứ của người mẹ đang cho con bú cũng ảnh hưởng không nhỏ đến độ bền, vẻ đẹp của răng sứ. Không nên ăn những thực phẩm quá cứng, quá dai dễ làm nứt vỡ răng sứ.
Đồng thời hạn chế đồ quá nóng, quá lạnh làm tổn hại đến men răng. Không nên hút thuốc lá vì đây là nguyên nhân chính khiến răng sứ bị xỉn màu, mất thẩm mỹ.
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Lưu ý đến chế độ vệ sinh răng miệng sẽ giúp giữ cho hàm răng luôn trắng đẹp và có sức khỏe răng miệng ổn định. Các mảng bám thức ăn và vi khuẩn tồn đọng sau mỗi bữa ăn có nguy cơ khiến răng bị sâu, viêm lợi làm lỏng răng sứ.
Bạn nên thực hiện đánh răng đúng cách mỗi ngày 2 lần, sử dụng bàn chải lông mềm thay thế chúng định kỳ 3 tháng/lần. Kết hợp với các dụng cụ vệ sinh răng miệng khác để làm sạch mảng bám hiệu quả hơn với máy tăm nước, chỉ nha khoa, nước súc miệng,… Và đặc biệt lưu ý, không chải răng ngay sau khi ăn để tránh bào mòn men răng, nên chờ tối thiểu sau khi ăn 30 phút.
Tái khám định kỳ
Định kỳ 6 tháng/lần bạn nên thăm khám nha khoa để bác sĩ kiểm tra độ khít cũng như độ ổn định của răng sứ. Đồng thời kiểm soát kịp thời các bệnh lý răng miệng (nếu có), phòng ngừa sâu răng viêm lợi gây nguy hại cho sức khỏe răng miệng.
Xem thêm: Răng lung lay có bọc sứ được không?



Tái khám răng miệng 6 tháng/lần
Trên đây, Nha khoa Trẻ đã giải đáp chi tiết “phụ nữ đang cho con bú có bọc răng sứ được không?”. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào khác liên quan đến kỹ thuật làm răng sứ hoặc cần thăm khám trực tiếp thì bạn có thể liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ dưới đây.
NHA KHOA TRẺ HÀ NỘI
- Hotline: 0901.334.334
- Fanpage: https://www.facebook.com/nhakhoatrehanoi
- Địa chỉ: Số 38 Ngụy Như, Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội