Răng số 7 là răng nào? Vai trò quan trọng của răng số 7
Răng số 7 là răng hàm có kích thước lớn và đảm nhận chức năng quan trọng trong việc ăn nhai. Tuy nhiên, răng số 7 lại rất dễ mắc bệnh sâu răng gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe răng miệng.
Răng số 7 là răng hàm có kích thước lớn và đảm nhận chức năng quan trọng trong việc ăn nhai. Tuy nhiên, răng số 7 lại rất dễ mắc bệnh lý sâu răng gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe răng miệng, thậm chí làm nguy hại đến các răng xung quanh. Cùng tìm hiểu chi tiết các vấn đề xoay quanh răng số 7 để giữ răng miệng luôn khỏe mạnh lâu dài.
1. Răng số 7 ở vị trí nào?
Hàm trên và hàm dưới của mỗi người sẽ có tổng cộng là 4 chiếc răng số 7, đây là chiếc răng hàm lớn nằm liền kề chiếc răng khôn (răng số 8). Do đó, trong trường hợp chưa mọc răng khôn thì đây chính là chiếc răng nằm trong cùng trên cung hàm.
Tính từ vị trí răng cửa thì chiếc răng hàm này có số thứ tự là 7. Răng số 7 ở hàm trên hay hàm dưới sẽ có số lượng chân răng là khác nhau, nếu nằm ở hàm trên thì răng có 3 chân còn răng nằm ở hàm dưới thì chỉ có 2 chân.
Răng hàm số 7 chỉ mọc duy nhất một lần trong đời vào giai đoạn 11 – 13 tuổi, hoàn toàn khác với các răng khác là trải qua quá trình thay răng sữa. Chính vì vậy, răng số 7 cần phải được chăm sóc kỹ lưỡng ngay ở trẻ nhỏ, tránh sâu hỏng răng số 7 và phải nhổ răng số 7 sớm.
2. Vai trò quan trọng của răng số 7
- Giữ chức năng ăn nhai chính: Răng hàm số 7 có kích thước rất lớn, độ cứng cao nên tác động lực lớn để nghiền nát thức ăn. Việc này sẽ hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa và khả năng hấp thụ chất trong cơ thể, từ đó tăng cường sức khỏe cơ thể và hạn chế các bệnh lý về đường tiêu hóa.
- Duy trì cấu trúc gương mặt: Răng số 7 nằm ở vị trí song song với chiều dài của khuôn mặt, do đó nó đảm nhận chức năng nâng đỡ cấu trúc khuôn mặt, ngăn ngừa tình trạng hóp má hay mất cân đối khuôn mặt.
- Định hình cấu trúc khung xương hàm: Lực ăn nhai tại vị trí răng số 7 sẽ giúp kích thích xương hàm phát triển, từ đó định hình và ổn định cấu trúc xương hàm.
3. Những trường hợp chỉ định nhổ răng số 7
Do đảm nhận nhiều vai trò quan trọng trong việc ăn nhai và liên quan đến cấu trúc khuôn mặt nên việc bảo vệ răng hàm số 7 là rất quan trọng. Tuy nhiên, răng số 7 nằm ở vị trí khá khuất nên đôi khi việc vệ sinh răng miệng bị lơ là dẫn đến vi khuẩn phát triển trong khoang miệng và gây ra bệnh lý sâu răng.
Khi thăm khám và điều trị sâu răng tại nha khoa thì bác sĩ sẽ cố gắng giữ chiếc răng này lại để đảm bảo duy trì ổn định các chức năng của răng. Nhưng đối với các trường hợp sau đây thì buộc phải nhổ răng số 7 để tránh tác động xấu đến các răng khác trên cung hàm.
- Răng bị sâu quá nặng, răng đã bị viêm tủy, viêm nha chu và đã gây ra các biến chứng tiêu xương, răng lung lay không thể điều trị.
- Răng số 7 bị viêm nhiễm quá mức đã hình thành áp xe răng.
- Răng bị mẻ vỡ hết phần thân răng và chỉ còn chân răng trong xương hàm.
Nhổ răng ở những trường hợp này là việc cần thiết để không phải xảy ra các vấn đề “lây lan” vi khuẩn viêm nhiễm và gây ra những tổn thương ở nhiều vị trí răng miệng khác.
Xem thêm:
4. Nhổ răng số 7 có nguy hiểm không?
Cũng giống với những chiếc răng vĩnh viễn khác trên cung hàm thì răng số 7 mọc khá ổn định và không gặp các biến chứng răng mọc ngầm hay mọc ngược như răng số 8. Chính vì vậy, việc nhổ răng số 7 sẽ không quá phức tạp và không gây nguy hiểm cho con người.
Tuy nhiên, răng số 7 lại có khá nhiều chân và cắm sâu vào trong xương hàm nên việc nhổ răng cũng đòi hỏi kỹ thuật đạt chuẩn, bác sĩ tay nghề cao và thiết bị hiện đại đã giảm thiểu rủi ro xâm lấn vào mô mềm cũng như gây ra những tổn thương không đáng có. Vậy nên, khi thực hiện nhổ răng số 7 thì bạn cũng cần lưu ý đến việc lựa chọn nha khoa uy tín để thực hiện nhổ răng nhanh chóng và nhẹ nhàng.
5. Lưu ý sau khi nhổ răng số 7
- Để nhanh lành thương sau nhổ răng hàm số 7 thì bạn cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ dẫn của bác sĩ về chế độ chăm sóc, vệ sinh răng miệng và chế độ ăn uống sau nhổ răng.
- Không mút tay hay khạc nhổ mạnh để tránh làm mỡ cục máu đông ở ổ răng.
- Không dùng tăm xỉa răng hay bất kỳ vật nhọn nào tác động vào vùng lợi sau nhổ răng vì nó có thể gây ra viêm nhiễm.
- Nếu có dấu hiệu chảy máu màu và liên tục trong vòng 72 giờ đầu tiên thì nên liên hệ ngay với bác sĩ để được khắc phục kịp thời.
- Sau khi nhổ răng số 7 nên tiến hành trồng răng giả càng sớm càng tốt vì nếu để tình trạng mất răng kéo dài sẽ gây ra nhiều biến chứng như xô lệch hàm, tiêu xương hàm, lão hóa nhanh,…
Xem thêm: Mọc thiếu răng gây ảnh hưởng gì? Cách khắc phục như thế nào?
Như vậy, răng hàm số 7 vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe răng miệng và cơ thể con người. Hãy chăm sóc chúng một cách tốt nhất để không xảy ra các vấn đề sâu răng, viêm nướu,… gây ra mất tình trạng mất răng sớm. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bệnh lý răng miệng nào thì hãy đến Nha khoa Trẻ để được điều trị sớm, điều này sẽ ngăn ngừa tình trạng mất răng phải trồng răng gây ảnh hưởng đến sức khỏe và còn làm tốn kém chi phí của bạn.