Nội dung chính

Răng mọc ngầm nên nhổ bỏ hay giữ lại?

Sản phẩm của Nha Khoa Trẻ
Xuất bản: 27/05/2023, Cập nhật lần cuối: 31/10/2024

Răng mọc ngầm có thể là răng nanh hoặc răng khôn, chúng nằm trong xương hàm trên hoặc dưới nướu thì nên nhổ bỏ hay khắc phục như thế nào thì đảm bảo an toàn, hiệu quả cao nhất.

Răng mọc ngầm là tình trạng răng nằm sâu bên dưới nướu và trong xương hàm nên không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Vì vậy, nếu nhận thấy các răng vĩnh viễn không mọc hoàn chỉnh thì bạn nên đến nha sĩ để được thăm khám, xác định chính xác có răng mọc ngầm hay không để được điều trị kịp thời.

Răng mọc ngầm nên nhổ bỏ hay giữ lại?

1. Tại sao răng nanh mọc ngầm?

Răng mọc ngầm hàm trên hoặc hàm dưới, mọc sai lệch, mọc chậm xuất phát từ một số nguyên nhân như sau:

Khi đến nha khoa thăm khám, bác sĩ kiểm tra tổng quát và chụp X – quang răng, dựa vào hình ảnh 3D bác sĩ sẽ xác định chính xác tình trạng răng mọc ngầm, vị trí, mức độ sai lệch của răng để từ đó đưa phương án điều trị hiệu quả nhất.

Chụp X – quang răng để xác định chính xác mức độ răng mọc ngầm

2. Biến chứng răng mọc ngầm

Các biến chứng răng mọc ngầm thường gặp như dính khớp, mất nhiều khoảng, lệch đường giữa, tiêu răng bên cạnh, nang thân răng,… ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng. Thậm chí trường hợp răng khôn mọc ngầm còn có nguy cơ tác động đến các dây thần kinh quanh chân răng, hủy hoại xương hàm, có thể gây nhiễm trùng máu khiến nguy hiểm đến tính mạng.

Do đó, điều trị răng mọc ngầm là rất cần thiết và nên thực hiện càng sớm các tốt, tránh biến chứng không đáng có ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và toàn thân.

Xem thêm: Răng vĩnh viễn có bao nhiêu cái?

3. Có nên nhổ bỏ răng nanh mọc ngầm, mọc lệch không?

Răng mọc ngầm có nên nhổ hay không còn phải phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của răng. Có trường hợp răng ngầm lành tính không gây hại cho cơ thể nhưng cũng có những trường hợp mọc ngầm ác tính tác động xấu tới sức khỏe.

Tình trạng răng mọc ngầm ác tính nằm sâu dưới nướu đụng chạm hay chen lấn vào các chân răng hoặc dây thần kinh thì sẽ trở nên rất nguy hiểm. Chúng có thể là tác nhân gây ra hiện tượng răng lung lay và đau nhức răng miệng kéo dài. Vì vậy, trong nhiều trường hợp răng mọc ngầm không thể giữ lại mà phải nhổ bỏ để tránh biến chứng.

Răng mọc ngầm chèn lên dây thần kinh cần được nhổ sớm tránh biến chứng

Bên cạnh yếu tố sức khỏe, bác sĩ sẽ dựa trên một số yếu tố sau đây để quyết định răng mọc ngầm có nên nhổ hay không:

Xem thêm: 

40 tuổi còn mọc răng không?

Phân biệt răng sữa và răng vĩnh viễn

Răng nanh mọc ngầm tạo khoảng trống trên cung hàm gây mất thẩm mỹ

4. Phương pháp điều trị răng mọc ngầm

Khi răng mọc ngầm đã phát triển ổn định, nằm trong xương hàm không chạm vào các chân răng khác và hệ thống các dây thần kinh trong xương hàm thì là răng lành tính. Trường hợp này sẽ không gây hại cho sức khỏe cơ thể vì vậy không cần bất cứ can thiệp nào mà có thể cứ duy trì như vậy.

Tuy nhiên, nếu răng ngầm có xu hướng dài ra, có nguy cơ tác động đến chân răng và các dây thần kinh quanh đó sẽ gây ra cảm giác đau nhức kéo dài thì cần phải can thiệp để khắc phục. Bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng mọc ngầm nếu là răng mọc thừa, còn trường hợp thiếu răng trên cung hàm thì cần kéo răng về vị trí trống để bổ sung đầy đủ răng cho toàn hàm.

Và trường hợp này sẽ áp dụng niềng răng mọc ngầm để kéo răng ra ngoài và sắp xếp lại vị trí trên cung hàm. Nếu răng ngầm chưa mọc lên khỏi lợi thì bác sĩ cần tiến hành phẫu thuật bộc lộ răng, sau đó sử dụng các khí cụ chỉnh nha làm cho răng về vị trí mong muốn.

Niềng răng nanh về đúng vị trí trên cung hàm là giải pháp tối ưu nhất

Với những chia sẻ ở trên, hy vọng các bạn đã hiểu rõ các nguyên nhân cũng như phương pháp điều trị răng mọc ngầm hiệu quả. Nếu cần thêm bất cứ thông tin gì thì đừng ngần ngại liên hệ số hotline 0963 333 844 để được các bác sĩ Nha khoa Trẻ giải đáp chi tiết.

Danh mục cẩm nang