Răng khôn mọc ở độ tuổi nào? Có phải nhổ răng khôn không?
Răng khôn mọc ở độ tuổi nào sẽ khác nhau ở từng người do phụ thuộc vào cơ địa nhưng thường sẽ là khi trưởng thành ở độ tuổi 17-25 tuổi, thậm chí muộn hơn nữa.
“Răng khôn” chỉ là tên gọi dân gian, còn nha khoa thì gọi đây là chiếc răng hàm lớn số 8 mọc cuối cùng trên cung hàm. Ở mỗi người thường có tối đa 4 chiếc răng khôn chia đều cho hàm trên và hàm dưới với 4 góc trong cùng của cung răng. Khi răng khôn mọc lên có nhiều biểu hiện rõ ràng và rất dễ phát hiện, nếu xử lý kịp thời thì sẽ không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe răng miệng của bạn. Vậy chính xác thì răng khôn mọc ở độ tuổi nào? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây của Nha khoa Trẻ nhé!
1. Răng khôn mọc ở độ tuổi nào?
Hiểu rõ được răng khôn mọc ở độ tuổi nào thì bạn có thể chủ động cảnh giác trước nguy cơ mọc răng khôn cũng như các biến chứng mà nó gây ra. Răng khôn hay răng số 8 không mọc cùng thời điểm với các răng vĩnh viễn khác mà mọc muộn vào giai đoạn trưởng 17-25 tuổi, có thể trễ hơn nữa tùy vào cơ địa của từng người.
Răng khôn hàm trên và hàm dưới có sự khác biệt về số lượng chân răng, thường thì răng khôn hàm dưới sẽ có 2 chân và hàm trên có 1 chân hoặc 3 chân răng. Điều này sẽ quyết định đến mức độ phức tạp trong điều trị sau này nếu có chỉ định phải nhổ bỏ.
Thời điểm mọc răng khôn thì bạn sẽ nhận thấy các triệu chứng nướu lợi sưng tấy, đau nhức vùng lợi trong cùng. Nhiều trường hợp phần hàm bị căng cứng, khó cử động làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động ăn uống cũng như sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Mức độ đau nhức của răng khôn có thể diễn ra theo thời gian mọc răng, có thể mất vào tháng nhưng cũng có thể kéo dài vài năm. Tình trạng này đặc biệt nghiêm trọng ở những trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc ngầm.
2. Có nên nhổ răng khôn không?
Theo thống kê của tổ chức chăm sóc răng miệng hoa kỳ thì có tới 85% răng khôn phải nhổ bỏ vì chúng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm. Các vấn đề răng miệng có thể xảy ra khi không xử lý răng khôn kịp thời bao gồm:
- Răng khôn mọc lệch đâm vào răng số 7 hàm hỏng từ chân răng, khiến răng lung lay và gãy rụng.
- Răng khôn mọc ngang thường làm xô lệch hàm, gây sai khớp cắn làm ăn nhai gặp khó khăn.
- Tăng nguy cơ bị viêm nướu, viêm lợi trùm với nhiều hậu quả nghiêm trọng như mất răng, nhiễm trùng.
- Làm tổn thương xương hàm, tiêu xương gây u nang xương hàm.
- Răng khôn chèn ép dây thần kinh sẽ gây mất cảm giác ở môi, niêm mạc,… có thể dẫn đến hội chứng giao cảm làm sưng đau quanh ổ mắt, đau một bên mặt.
Với những biến chứng đáng lo ngại ở trên thì tốt nhất bạn nên lưu ý đến việc răng khôn mọc ở độ tuổi nào và cả dấu hiệu mọc răng để phát hiện và xử lý kịp thời. Tốt nhất là nên đến trực tiếp nha khoa thăm khám để bác sĩ xác định tình trạng răng khôn và xem xét có phải nhổ răng không hay không.
Xem thêm:
Răng cấm và răng khôn: Bạn đã biết cách phân biệt chưa?
Mọc răng khôn trong thời gian bao lâu?
Ý nghĩa của việc mọc răng khôn hàm trên
3. Trường hợp nào phải nhổ răng khôn?
Khi nào nên nhổ răng khôn cần phải được thăm khám, chụp X-quang răng và được cân nhắc kỹ lưỡng bởi bác sĩ chuyên khoa. Nếu là các trường hợp dưới đây là buộc phải nhổ răng khôn để ngăn chặn biến chứng răng miệng.
- Cần nhổ răng khi đã gặp phải các biến chứng đã kể trên, xuất hiện u nang, sưng đau, nhiễm trùng lặp đi lặp lại.
- Răng khôn có xu hướng mọc lệch, mọc ngầm trong xương hàm, nếu không nhổ bỏ kịp thời thì sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
- Răng khôn mọc thẳng bình thường nhưng không có răng đối diện ăn khớp, lâu dần sẽ làm răng khôn trồi lên, gây loét hàm đối diện.
- Bản thân răng khôn mắc bệnh nha chu hoặc sâu răng không thể bảo tồn.
- Nhổ răng khôn để hỗ trợ chỉnh nha hoặc làm phục hình.
Với các trường hợp có chỉ định nhổ răng khôn thì cần thực hiện càng sớm càng tốt để không bỏ lỡ thời điểm vàng khi chưa gặp biến chứng. Với công nghệ hiện đại như hiện nay cùng bác sĩ tay nghề cao thì bạn không cần quá lo lắng về vấn đề nhổ răng khôn có nguy hiểm không? Có đau không?
Đã có rất nhiều khách hàng nhổ răng khôn tại Nha Khoa Trẻ và nhận về một kết quả xứng đáng, có tới 90% khách hàng sau nhổ răng khôn không cần uống thuốc giảm đau. Đây chính là minh chứng cho việc nhổ răng khôn không đau và không nguy hiểm như mọi người vẫn thường nghĩ.
Trên đây là những chia sẻ của Nha khoa Trẻ về vấn đề răng khôn mọc ở độ tuổi nào cũng như các thông tin liên quan khác. Nếu bạn cần thăm khám hoặc tư vấn trực tiếp bởi bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm thì đừng ngần ngại liên hệ với nha khoa chúng tôi theo số hotline 0901.334.334 hoặc Inbox Fanpage: Nhakhoatrehanoi.
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Tin tức
- Tư vấn chỉnh nha
- Tư vấn răng sứ thẩm mỹ
- Tư vấn trồng răng
- Tư vấn nha khoa trẻ em
- Nha khoa tổng quát
- Răng hô vẩu
- Răng móm
- Răng khôn
- Cầu răng sứ
- Trồng răng
- Răng đau buốt
- Trám răng
- Sâu răng
- Chăm sóc răng cho bé
- Viêm lợi
- Làm trắng răng
- Cạo cao răng
- Hàm răng
- đánh răng
- X-quang răng
- Tụt lợi
- điều trị tủy
- Răng trẻ em
- Hàm răng xấu
- Súc miệng
- Bệnh răng miệng
- Máy móc
- Chỉnh nha mắc cài
- Răng thưa
- Răng cấm
- Chăm sóc răng miệng
- Chỉnh nha cho bé
- Nhổ răng sữa
- Mất răng
- Implant
- Sai khớp cắn
- Răng sứ
- Chỉnh nha
- Nhổ răng
- Chỉnh nha trong suốt
- Dán sứ
- Mọc răng sữa
- Trẻ thay răng
- Hàm giả tháo lắp
- Công nghệ nha khoa