NHA KHOA TRẺ – Chỉnh nha cùng chuyên gia Invisalign

Giờ mở cửa: T2 – T6: 8:30 – 18:30, T7 – CN: 8:00 – 18:00 – Hotline: 0901.334.334 – 38 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội

Răng khôn có tác dụng gì? Trường hợp nào cần nhổ răng khôn?

Răng khôn là chiếc răng mọc muộn nhất trên cung hàm và thường được chỉ định nhổ bỏ để bảo vệ sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp được yêu cầu giữ lại răng khôn. Vậy răng khôn có tác dụng gì? Khi nào cần nhổ bỏ răng khôn? Và những vấn đề cần cảnh giác khi mọc răng khôn là gì? Hãy cùng Nha khoa Trẻ đi tìm hiểu ngay nhé!

Răng khôn có tác dụng gì? Trường hợp nào cần nhổ răng khôn?

1. Răng khôn là răng nào?

Răng khôn là tên gọi chỉ những chiếc răng hàm lớn số 8 mọc ở vị trí góc hàm trong cùng ở mỗi hàm. Chiếc răng này thường mọc lên ở độ tuổi trưởng thành, độ tuổi 17 – 25 tuổi và số lượng răng khôn có thể dao động từ 1 – 4 chiếc răng tùy từng người, có những người không mọc răng khôn.

Răng khôn số 8 không giống với những chiếc răng vĩnh viễn khác, chiếc răng này có nhiều kiểu mọc khác nhau. Hình dáng răng khôn tương tự răng hàm số 6, số 7 với mặt nhai lớn, nhiều hố rãnh và số lượng chân răng từ 3 – 4 chân.

2. Răng khôn có tác dụng gì?

Đến nay, răng khôn có tác dụng gì vẫn là điều gây tranh cãi, chức năng của chúng không rõ ràng mà thậm chí còn gây ra nhiều biến chứng răng miệng. Một hàm răng vĩnh viễn với 28 chiếc răng (chưa kể răng khôn) đã đủ để đáp ứng hoạt động ăn nhai và thẩm mỹ. Hơn nữa răng khôn lại nằm sâu bên trong hàm nên gần như không có tác dụng gì.

Thời điểm răng khôn số 8 mọc lên khá muộn, giai đoạn này cung hàm đã gần như kín chỗ, xương hàm và nướu lợi cứng chắc nên răng khôn thường mọc lệch, mọc chen chúc. Răng khôn thiếu khoảng trống để mọc lên rất dễ bị lợi trùm, răng đâm vào chân răng số 7, tạo khe giắt thức ăn gây hôi miệng,…

Răng khôn tiềm ẩn nhiều biến chứng răng miệng

Răng khôn không những không nắm giữ chức năng gì mà còn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ đối với răng miệng và toàn thân. Chính vì vậy, không lạ gì khi hầu hết các trường hợp mọc răng khôn đều được chỉ định nhổ bỏ. Theo kết quả điều tra của Tổ Chức Chăm Sóc Răng Miệng Hoa Kỳ, ước tính có khoảng 85% răng khôn bị nhổ bỏ thay vì được tồn tại đến hết đời.

3. Một số vấn đề thường gặp khi mọc răng khôn

Như vậy, bạn không nên quá quan tâm đến tác dụng của răng khôn, thay vì đó hãy lưu ý những biến chứng có thể gặp phải để biết cách phòng tránh, bảo vệ răng miệng của mình.

Viêm lợi trùm, viêm nhiễm răng khôn

Răng khôn khó nhú lên khỏi lợi tạo thành lợi trùm, vùng nướu có khe rãnh làm tích tụ mảnh vụn thức ăn. Vì nằm ở góc hàm nên việc vệ sinh răng miệng cũng khó khăn, lâu dần gây viêm nhiễm, sưng tấy vùng nướu. Vi khuẩn viêm nướu lan rộng sẽ phá hủy các tổ chức nha chu, lan sang các răng kế cận, thậm chí xâm nhập vào máu cực kỳ nguy hiểm.

Sâu hỏng răng số 7

Răng khôn mọc lên tạo thành khe dắt thức ăn ở vị trí tiếp xúc với răng số 7 dễ gây ra sâu răng, viêm tủy. Các trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc ngầm có thể đâm vào chân răng số 7 gây hư hỏng nghiêm trọng, phá hủy răng kế cận.

Làm xô lệch răng, sai khớp cắn

Xu hướng răng số 8 mọc chen chúc, tạo lực đẩy lên các răng kế cận làm răng toàn hàm bị xô đẩy. Từ đó dẫn đến sai lệch khớp cắn, rối loạn khớp thái dương hàm ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai và thẩm mỹ.

Răng khôn đâm ngang gây xô lệch hàm

U, nang thân răng

Răng khôn số 8 mọc chậm, lâu ngày không thoát ra được khỏi nướu dần hình thành nang thân răng, phá hủy xương hàm.

Rối loạn phản xạ và cảm giác

Trường hợp nghiêm trọng khi mọc răng khôn chèn ép lên các dây thần kinh cảm giác. Khi đó sẽ dẫn đến hàng hoạt các biến chứng, mất cảm giác ở môi, má, da, niêm mạch và răng. Có thể gây ra hội chứng giao cảm như đau một bên mặt, phù đỏ quanh ổ mắt.

Xem thêm: Nhổ răng khôn bao nhiêu tiền?

Cảnh giác mối nguy hại từ việc mọc răng số 18, 28, 38, 48 (răng khôn)

Răng khôn đau trong bao lâu? Phải làm sao để giảm đau?

4. Khi nào cần nhổ bỏ răng khôn số 8?

Mặc dù răng khôn không có tác dụng gì, nhưng không phải trường hợp nào cũng được yêu cầu nhổ bỏ. Chỉ những trường hợp tiên lượng biến chứng, tiềm ẩn rủi ro răng miệng mới có chỉ định nhổ răng. Nếu răng khôn mọc thẳng không có sự bất thường, các răng mọc đối xứng nhau ở hai hàm thì vẫn có thể giữ lại.

Các trường hợp cụ thể phải nhổ răng khôn số 8 bao gồm:

  • Răng khôn mọc lên gây triệu chứng sưng, đau, nhiễm trùng lặp đi lặp lại nhiều lần.
  • Răng khôn mọc thẳng, đủ chỗ nhưng không có răng đối diện ăn khớp nên nhổ bỏ để tránh làm loét hàm đối điện, gây nhồi nhét thức ăn.
  • Răng số 8 mọc thẳng nhưng có kích thước to nhỏ bất thường.
  • Răng khôn số 8 đã mắc bệnh sâu răng, nha chu.
  • Răng khôn được chẩn đoán mọc lệch, mọc ngầm bên trong cung hàm.
  • Nhổ răng khôn nhằm mục đích chỉnh nha hoặc làm phục hình.
Nhổ răng khôn mọc lệch, mọc ngầm, mọc chen chúc

Nhổ răng khôn cần thực hiện sớm ngay khi phát hiện các dấu hiệu sưng đau, viêm nướu để tránh biến chứng tiến triển nặng. Tốt nhất bạn nên đến trực tiếp nha khoa uy tín để bác sĩ chuyên khoa thăm khám, tư vấn giải pháp phù hợp. Bác sĩ sẽ tiến hành chụp X-quang răng để đánh giá chính xác vị trí, kích thước, hướng mọc răng và khi đó bạn sẽ có câu trả lời cho việc “có nên nhổ răng khôn không”.

Nội dung chính
© 2024 Nha Khoa Trẻ.