NHA KHOA TRẺ – Chỉnh nha cùng chuyên gia Invisalign

Giờ mở cửa: T2 – T6: 8:30 – 18:30, T7 – CN: 8:00 – 18:00 – Hotline: 0901.334.334 – 38 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội

Răng hàm bị lung lay phải làm sao? Có nên nhổ bỏ không?

Răng hàm bị lung lay là tình trạng tương đối phổ biến ở người trưởng thành, đây là dấu hiệu cho thấy răng hàm đang bị suy yếu do các vấn đề răng miệng.

Răng hàm bị lung lay là tình trạng tương đối phổ biến ở người trưởng thành, đây là dấu hiệu cho thấy răng hàm đang bị suy yếu do các vấn đề răng miệng. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng ăn nhai, gây đau nhức, ê buốt răng.

1. Nguyên nhân khiến răng hàm bị lung lay

Có rất nhiều nguyên nhân khiến răng hàm bị lung lay, có thể do yếu tố khách quan hoặc chủ quan như sau:

Răng hàm bị lung lay do nhiều nguyên nhân khác nhau

1.1 Chấn thương do tai nạn

Các sự cố va đập, tai nạn gây ra chấn thương ở vùng răng hàm, trường hợp nặng thì răng bị gãy vỡ, nhẹ thì răng hàm bị lung lay, đau nhức kéo dài.

1.2 Do bệnh lý răng miệng

Nếu việc vệ sinh răng miệng chưa thực hiện đúng cách có nguy cơ gây tích tụ mảng bám và vi khuẩn trong khoang miệng. Từ đó dẫn đến các bệnh lý làm răng lung lay như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,…

1.3 Tiêu xương hàm

Tình trạng này có thể xảy ra do các bệnh răng miệng hoặc do mất răng lâu ngày. Khi đó xương hàm bị tiêu giảm mật độ và dần khiến răng lung lay và dễ gãy.

1.4 Thay đổi nội tiết tố

Ở phụ nữ mang thai thì nồng độ estrogenprogesterone trong máu tăng nhanh. Đây là lý do mà nướu rất dễ bị viêm, nếu không chăm sóc răng nướu cẩn thận sẽ gây ảnh hưởng xấu đến các răng trên cung hàm.

Xem thêm: Nguyên nhân gây lộ ngà răng và cách điều trị dứt điểm

Các bệnh về răng nướu là nguyên nhân hàng đầu khiến răng bị lung lay

2. Răng hàm lung lay có nên nhổ không?

Bất kỳ một chiếc răng nào trên cung hàm đều sẽ đảm nhận những vai trò riêng biệt như giữ vững cấu trúc hàm, duy trì thẩm mỹ và chức năng ăn nhai. Đặc biệt, răng hàm là những chiếc răng có vai trò ăn nhai chính giúp nghiền nát thức ăn hỗ trợ tốt cho cơ hấp thụ chất dinh dưỡng tối ưu.

Vậy nên, dù răng hàm bị lung lay thì phương pháp điều trị sẽ luôn hướng đến bảo tồn răng. Chỉ thực hiện nhổ răng hàm khi có chỉ định của bác sĩ uy tín trong trường hợp răng hàm bị lung lay nặng, sâu hỏng hay viêm nhiễm không thể phục hồi.

Sau nhổ răng hàm bạn cần phục hình răng bằng cầu răng sứ hoặc cấy ghép Implant, mặc dù sẽ mất thêm một khoản chi phí đáng kể nhưng sẽ phòng ngừa được nhiều biến chứng do mất răng gây ra. Đồng thời khôi phục được chức năng ăn nhai của toàn hàm, giúp cơ thể khỏe mạnh.

Sau nhổ răng cần trồng răng giả phục hình càng sớm càng tốt

3. Cách xử lý tình trạng răng hàm lung lay

Như đã nói ở trên thì tình trạng răng hàm bị lung lay nghiêm trọng sẽ phải nhổ răng và phục hình răng giả thay thế. Còn đối với các trường hợp răng hàm lung lay nhưng không bị tổn tổn thương nhiều, sâu răng nhẹ thì bạn sẽ cần can thiệp biện pháp trám răng hoặc bọc răng sứ.

Sau khi thực hiện thì phần nướu sẽ ôm sát phần chân răng, tủy răng được phục hồi và răng cũng không còn lung lay nữa. Trường hợp răng đã bị viêm tủy thì trước đó phải tiến hành điều trị nội nha để loại bỏ tủy răng rồi mới tiến hành tái tạo hình thể của răng.

Các trường hợp răng răng hàm bị lung lay do nha chu, viêm nướu thì cần làm sạch cao răng và mảng bám ở chân răng, kẽ răng. Kết hợp với việc uống thuốc kháng viêm để răng nướu dần khỏe mạnh trở lại.

Lấy cao răng và loại bỏ mảng bám ở kẽ răng sẽ giúp răng dần khỏe mạnh trở lại

4. Giải pháp phòng ngừa răng lung lay, sâu hỏng

Để hạn chế các bệnh lý răng miệng cũng như tình trạng răng hàm bị lung lay thì chúng ta nên thực hiện các biện pháp dưới đây:

  • Đánh răng 2 lần mỗi ngày với bàn chải lông mềm, chải răng nhẹ nhàng để không tác động mạnh đến nướu lợi.
  • Sử dụng thêm chỉ nha khoa và nước súc miệng diệt khuẩn để làm sạch hoàn toàn mảng bám còn sót lại trên răng.
  • Hạn chế hút thuốc lá sẽ giúp răng miệng khỏe mạnh và sức khỏe cơ thể được đảm bảo.
  • Uống đủ nước mỗi ngày để tránh khoang miệng bị khô, điều này sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển và gây hại cho răng nướu.
  • Trong thực đơn ăn uống hàng ngày cần bổ sung thêm canxi và vitamin D, vừa tốt cho xương và tốt cho sức khỏe của răng.
  • Khám răng miệng định kỳ 6 tháng/lần để vệ sinh răng miệng bằng các dụng cụ chuyên dụng tại nha khoa, đồng thời kiểm soát tốt các bệnh lý răng miệng.
Khám răng định kỳ để kiểm soát các bệnh răng miệng

Với những chia sẻ ở trên về tình trạng răng hàm bị lung lay hy vọng bạn đã biết thêm những kiến thức cơ bản để chăm sóc răng miệng khỏe mạnh. Nếu cần tư vấn thêm về bất kỳ vấn đề răng miệng nào khác thì bạn có thể liên hệ với Nha Khoa Trẻ theo số hotline 0901.334.334 hoặc Inbox Fanpage: NhakhoatreHaNoi.

Nội dung chính
© 2024 Nha Khoa Trẻ.