Răng ê buốt là biểu hiện của bệnh gì? Cách khắc phục như thế nào?
Tình trạng răng ê buốt rất thường gặp ở những người có răng nhạy cảm, đặc biệt là khi ăn đồ nóng hoặc lạnh. Tuy nhiên, ở một số trường hợp khác thì răng ê buốt xuất phát từ các bệnh lý răng miệng nguy hiểm.
Tình trạng răng ê buốt rất thường gặp ở những người có răng nhạy cảm, đặc biệt là khi ăn đồ nóng hoặc lạnh. Tuy nhiên, ở một số trường hợp khác thì răng ê buốt xuất phát từ các bệnh lý răng miệng nguy hiểm. Do đó, bạn nên hiểu rõ tình trạng răng ê buốt cũng như cách khắc phục để bảo vệ sức khỏe răng miệng dài lâu.
1. Răng ê buốt là biểu của bệnh gì?
Khi mắc phải các bệnh lý răng miệng khiến men răng, ngà răng bị tổn thương thì sẽ dẫn đến hiện tượng ê buốt răng. Cụ thể là các bệnh lý sau đây:
Sâu răng: Khi vi khuẩn tấn công làm tổn thương đến cấu trúc của răng, phần men răng hay ngà răng bị ăn mòn sẽ lộ ra ngoài. Khi tiếp xúc với thực phẩm nóng hay lạnh đều sẽ trở nên nhạy cảm và có cảm giác ê nhức răng.
Viêm nướu: Tình trạng viêm nhiễm ở mô nướu sẽ gây ảnh hưởng đến chân răng và gây ra hiện tượng ê buốt răng.
Tụt lợi: Theo thời gian thì tụt lợi sẽ làm lộ lớp ngà ở vị trí chân răng. Chúng sẽ tiếp xúc trực tiếp với môi trường axit và nước bọt trong khoang miệng và dần bị mòn cổ răng, gây ra những kích ứng cho hệ thần kinh bên trong răng gây ra cảm giác ê buốt.
Răng nứt hoặc sứt mẻ: Khi răng bị sứt mẻ sẽ làm lộ lớp ngà răng bên trong khiến răng nhai cảm hơn trước. Những kích thích bên ngoài do thay đổi nhiệt độ sẽ làm tăng mức độ ê buốt răng.
Không phải trường hợp răng ê buốt nào cũng là biểu hiện của bệnh lý răng miệng, nó có thể xuất phát từ nguyên nhân vệ sinh răng miệng không tốt hay thói quen ăn uống nhiều axit khiến men răng bị mòn dần. Các trường hợp nghiến răng vào ban đêm, nhai đá,… cũng khiến cấu trúc răng bị tổn thương, gây đau nhức hay ê buốt răng dai dẳng.
2. Cách khắc phục tình trạng răng ê buốt
Điều trị răng ê buốt như thế nào sẽ cần cân nhắc dựa trên nguyên nhân cũng như tình trạng răng của từng người. Nếu ê nhức răng là biểu hiện của các bệnh lý răng miệng thì bạn nên đến nha khoa thăm khám và điều trị triệt để bệnh lý.
Với các bệnh lý viêm nướu, tụt lợi, hay sâu răng, răng sứt mẻ thì bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn phương án điều trị phù hợp là tái khoáng, trám răng hoặc bọc răng sứ,… Sau khi điều trị bạn sẽ “thoát khỏi” những cơn ê buốt, đau nhức trên răng và bạn sẽ sớm trở lại cuộc sống bình thường.
Đi cùng với các biện pháp nha khoa thì bạn nên áp dụng các cách phòng ngừa cũng như xử lý tình trạng răng ê buốt tại nhà. Hãy thay đổi chế độ chăm sóc răng miệng tốt hơn với cách vệ sinh răng miệng hợp lý và chế độ ăn uống khoa học.
- Vệ sinh răng miệng đúng cách: Nên chải răng 2 lần/ngày với kem đánh răng có chứa thành phần Fluor để tăng cường men răng. Đánh răng với nước ấm 30 – 40 độ C để giảm cảm giác ê nhức răng. Có thể sử dụng thêm chỉ nha khoa và nước súc miệng sau mỗi bữa ăn để làm sạch răng hiệu quả hơn.
- Chế độ ăn uống khoa học: Hạn chế các loại thực phẩm nhiều axit như cà chua, cam, chanh hay các loại đồ uống như nước có gas. Tránh các loại đồ ăn nóng lạnh để không gây kích ứng răng. Cần bổ sung thêm canxi từ các thực phẩm bơ, sữa, các loại rau xanh bởi chúng giúp tăng sức khỏe cho răng. Bạn cũng nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ ở các loại quả tươi chúng có chứa nhiều loại khoáng chất giúp chống lại quá trình ê buốt răng.
Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý đến các thói quen nghiến răng vào ban đêm vì chúng sẽ gây mòn men răng và khiến bạn bị ê buốt răng kéo dài. Bạn có thể sử dụng dụng cụ bảo vệ hàm để hạn chế những tổn thương do việc nghiến răng gây ra.
Nếu bạn đang gặp phải tình trạng ê buốt răng nhưng chưa xác định được nguyên nhân cũng như hướng điều trị thì bạn nên đến trực tiếp Nha khoa Trẻ để bác sĩ chuyên khoa thăm khám. Với chuyên môn cao và nhiều năm kinh nghiệm của mình, bác sĩ sẽ đưa đến cho bạn phương án điều trị tối ưu giúp bảo vệ răng miệng tốt nhất cho bạn.