Nội dung chính

Răng đã lấy tủy tồn tại được bao lâu? Cách chăm sóc giúp tăng độ bền cho răng?

Sản phẩm của Nha Khoa Trẻ
Xuất bản: 12/09/2022, Cập nhật lần cuối: 31/10/2024

Răng sau lấy tủy răng sẽ không còn khỏe mạnh như trước, dễ lung lay và có khả năng bị gãy rụng cao. Vậy răng đã lấy tủy tồn tại được bao lâu? Cách chăm sóc răng sau lấy tủy như thế nào để tăng độ bền cho răng?

Răng đã sâu hỏng gây nhiễm trùng tủy, chết tủy thì cần thực hiện điều trị tủy răng để khắc phục. Tuy nhiên, răng sau lấy tủy răng sẽ không còn khỏe mạnh như trước, dễ lung lay và có khả năng bị gãy rụng cao. Vậy răng đã lấy tủy tồn tại được bao lâu? Cách chăm sóc răng sau lấy tủy như thế nào để tăng độ bền cho răng?

Răng đã lấy tủy tồn tại được bao lâu?

1. Lấy tủy răng gây ra những ảnh hưởng gì?

Tủy răng chính là “trái tim” của răng, bởi nó là nguồn dinh dưỡng duy nhất giúp duy trì sự sống và bảo vệ răng khỏe mạnh. Do đó, trong trường hợp tủy răng bị viêm phải điều trị tủy thì sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của răng. Cụ thể là:

Độ bền chắc của răng giảm dần: Răng sau lấy tủy đã bị “chặt đứt” nguồn sống nên sẽ có độ bền giảm dần theo thời gian.

Răng trở nên giòn và dễ vỡ: Khi mất đi tủy răng, men răng và ngà răng cũng không còn độ dẻo dai và đàn hồi như trước. Khi ăn nhai thức ăn, răng sẽ khó thích nghi với tác động nhiệt và ngoại lực nên dễ vỡ dọc hoặc gãy ngang thân răng.

Sức nhai bị giảm: Do không còn tủy răng nên răng mất đi độ bền chắc, răng cũng không có khả năng nhận biết được tính chất của thức ăn để điều chỉnh lực nhai phù hợp. Do đó, răng lấy tủy thường dễ gãy vỡ hơn bình thường.

Răng bị mòn: Tủy có vai trò tạo ngà răng liên tục để bồi đắp lại những tổn thương của răng khi ăn nhai. Nhưng răng đã lấy tủy thì ngà răng không còn được tái tạo liên tục nữa dẫn đến trình trạng răng mòn dần theo thời gian.

Răng đã lấy tủy có nguy cơ sâu trở lại: Khi ăn nhai, các mảng bám thức ăn mắc kẹt tại lỗ hổng trên bề mặt của răng hoặc những kẽ răng khó làm sạch. Những mảng bám này sẽ hình thành nên ổ vi khuẩn làm sâu răng tái phát, đồng thời gây ra hôi miệng, cao răng và các bệnh lý răng miệng khác.

Nhổ bỏ răng: Nếu răng đã không còn cảm giác thì các lỗ sâu to hoặc răng bị vỡ có thể không được để ý tới. Chính điều này sẽ khiến răng bị mất đi nhiều tổ chức hơn nữa và khó có thể bảo tồn răng.

Xem thêm: Chăm sóc răng miệng sau sinh đúng cách như thế nào?

Tủy răng có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn dưỡng chất cho răng

2. Răng đã lấy tủy tồn tại được bao lâu?

Đối với những chiếc răng khỏe mạnh trên cung hàm là những chiếc răng còn tủy sống thì có thể tồn tại suốt đời nếu được chăm sóc tốt. Còn đối với chiếc răng đã lấy tủy thì cấu trúc răng khôn không còn bền vững, men răng và ngà răng cũng yếu hơn rất nhiều nên tuổi thọ bị suy giảm đáng kể. Thời gian sử dụng răng đã lấy tủy sẽ chỉ dao động từ 10 – 15 năm trong điều kiện chăm sóc tốt.

Thông thường răng sau điều trị tủy sẽ được các chuyên gia khuyến cáo nên hàn trám hoặc bọc răng sứ để bảo tồn răng thật được lâu dài hơn. Tùy vào mức độ nặng nhẹ cũng như nhu cầu của từng người mà bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn phương pháp phù hợp nhất.

Bọc răng sứ giúp bảo tồn răng thật dài lâu hơn

3. Cách chăm sóc răng sau chữa tủy như thế nào?

Răng đã lấy tủy sẽ mất đi độ bền, không còn dẻo dai như trước nên nếu muốn kéo dài thời gian tồn tại thì bạn cần đặc biệt lưu ý đến chế độ ăn uống và vệ sinh răng miệng sau điều trị tủy răng:

Tham khảo: 7 sai lầm thường gặp khi vệ sinh răng miệng mà bạn cần bỏ ngay lập tức

                        Quy trình vệ sinh răng miệng đúng cách bạn đã biết chưa?

Thăm khám định kỳ răng miệng để ngăn ngừa sâu răng tái phát

Như vậy, răng đã lấy tủy sẽ bị tổn hại rất nhiều nên bác sĩ chỉ yêu cầu thực hiện trong những trường hợp bắt buộc. Để biết chính xác tình trạng của mình có nên điều trị tủy hay không thì bạn nên đến Nha khoa Trẻ để được bác sĩ giàu kinh nghiệm thăm khám và tư vấn chi tiết.

Danh mục cẩm nang