Răng cửa bị mẻ phải làm sao? Giải pháp nào điều trị tối ưu nhất?
Điều trị răng cửa bị mẻ nhằm khắc phục khiếm khuyết của răng, cải thiện thẩm mỹ và ngăn ngừa những hậu quả khó lường đối với sức khỏe răng miệng.
Răng cửa hay chính là chiếc răng mặt tiền quyết định phần lớn đến thẩm mỹ của khuôn miệng và nụ cười của bạn. Do đó, khi răng cửa bị mẻ, bị gãy vỡ thì nó sẽ là một khuyết điểm lộ rõ trên khuôn mặt khiến nhiều người cảm thấy tự ti, ngại ngùng khi giao tiếp hàng ngày. Không những thế nó còn gây ra nhiều nguy cơ khác đối với sức khỏe răng miệng, vậy nên cần khắc phục răng cửa bị mẻ càng sớm càng tốt.
1. Răng cửa bị mẻ là do đâu?
Răng cửa thuộc nhóm răng trước trên cung hàm nên rất dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài dẫn đến hiện tượng răng bị mẻ vỡ và không thể phục hồi. Những nguyên nhân có thể khiến răng cửa bị mẻ vỡ bao gồm:
- Chấn thương, va đập mạnh: Răng cửa bị tác động mạnh từ bên ngoại lực bên ngoài sẽ khiến răng bị nứt, mẻ vỡ. Trường hợp nghiêm trọng còn làm tổn thương nướu lợi, chảy máu và viêm nhiễm.
- Tập nghiến răng:Nghiến răng vô thức trong lúc ngủ rất dễ khiến răng bị bào mòn, răng yếu đi và dễ gãy vỡ không chỉ ở vùng răng cửa.
- Cắn vật cứng: Nếu bạn có thói quen dùng răng mở nắp bia hay cắn vật cứng khác sẽ làm răng ngày càng yếu và bị gãy vỡ.
- Chế độ ăn uống: Việc sử dụng các thực phẩm có tính axit cao sẽ dẫn đến hiện tượng men răng bị bào mòn tự nhiên, răng nhạy cảm và dễ bị ê buốt.
- Thiếu dinh dưỡng: Khi cơ thể bị thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là thành phần canxi thì sẽ làm thiếu hụt canxi ở răng. Khi đó răng không được chắc khỏe nên dễ bị tác động và tổn thương hơn.
- Bệnh răng miệng: Sâu răng có thể nguyên nhân khiến răng cửa bị mẻ, vi khuẩn dần ăn mòn men răng và thậm chí gây viêm tủy răng. Trường hợp nặng sẽ ăn mòn phần lớn thân răng, nghiêm trọng có thể gây mất răng vĩnh viễn.
2. Tác hại nghiêm trọng khi răng cửa bị sứt mẻ
Răng cửa bị mẻ hay bất kỳ chiếc răng nào khác trên cung hàm đều sẽ gây ra những hậu quả khó lường đối với sức khỏe răng miệng và toàn thân. Biểu hiện bên ngoài sẽ làm giảm thẩm mỹ nụ cười và khuôn mặt, sâu xa hơn nữa sẽ khiến việc phát âm gặp khó khăn, đặc biệt ở những âm cần bật hơi như “th”, “ph”, “s”,…
Răng bị mẻ và không còn nguyên vẹn như ban đầu sẽ làm suy giảm chức năng ăn nhai, việc cắn xé thức ăn không dễ dàng sẽ gây áp lực cho toàn hàm. Về lâu dài sẽ gây đau khớp hàm và rối loạn khớp thái dương. Việc ăn uống khó khăn còn khiến người bệnh cảm thấy chán ăn, khó hấp thụ dinh dưỡng và là nguy cơ gây ra các bệnh về đường ruột và dạ dày do phải hoạt động nhiều.
Đối với các trường hợp răng cửa bị mẻ quá lớn đã vào đến ngà răng và tủy răng thì mức độ nguy hiểm sẽ lớn hơn. Tình trạng đau nhức dai dẳng kéo dài, viêm nhiễm lan rộng sang mô nướu nếu không được điều trị kịp thời.
Răng đã bị sứt mẻ, gãy vỡ chính là điều thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập, tấn công vào răng gây ra các bệnh lý như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, áp xe răng,… Đây đều là những bệnh lý nguy hiểm nếu tiến triển ở giai đoạn nặng, có nguy cơ gây mất răng toàn hàm và phá hủy các tổ chức nha chu.
Xem thêm: Răng cửa bị sâu phải điều trị như thế nào? Có phải nhổ răng không?
3. Giải pháp khắc phục răng cửa bị mẻ
Để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm ở trên thì việc can thiệp biện pháp nha khoa là rất cần thiết. Phục hình răng cửa bị mẻ sẽ giúp duy trì chức năng ăn nhai ổn định, cải thiện thẩm mỹ cũng như bảo vệ sức khỏe răng miệng về lâu dài.
Giải pháp điều trị răng cửa bị mẻ sẽ được bác sĩ chỉ định dựa trên nguyên nhân và mức độ tổn thương nặng hay nhẹ. Thường sẽ phải vệ sinh sạch sẽ, loại bỏ vi khuẩn gây hại rồi sẽ tiến hành sửa cửa bằng một trong những phương pháp phục hình tại nha khoa.
3.1 Trám răng cửa bị sứt mẻ
Các trường hợp răng cửa bị mẻ ít, phần men răng cần phục hình không quá lớn thì có thể thực hiện biện pháp trám răng cửa. Bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu Composite để gắn cố định lên răng thật, miếng trám có màu sắc tương tự răng thật và được tạo hình phù hợp nên sẽ giúp cải thiện thẩm mỹ hiệu quả.
Phương pháp này thực hiện khá đơn giản chỉ trong 1 buổi hẹn là hoàn tất, chi phí trám răng cũng tương đối thấp nên phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng. Tuy nhiên, miếng trám có độ bền không cao, đặc biệt là trám răng ở vị trí răng cửa thì rất dễ bong tóc sau một thời gian sử dụng.
3.2 Bọc răng sứ cho răng cửa
Các trường hợp răng cửa bị mẻ vỡ được khuyến khích thực hiện bọc răng sứ bởi nó là phương pháp đạt thẩm mỹ cao, có độ bền tốt và hơn nữa còn bảo vệ răng thật hiệu quả. Thường thì răng sứ có tuổi thọ từ 10 – 20 năm và hơn nữa nếu được chăm sóc tốt.
Đối với những chiếc răng cửa sâu bệnh, viêm tủy thì bọc răng sứ thẩm mỹ là phương pháp duy nhất giúp bảo vệ răng sau điều trị. Răng đã điều trị tủy thường rất giòn và dễ gãy vỡ nhưng khi được bao bọc bên trong răng sứ thì sẽ duy trì được lâu dài hơn.
Xem thêm: Giải pháp khắc phục răng cửa thưa hiệu quả nhất?
Nguyên nhân nào gây sưng lợi ở răng cửa? Cách điều trị như nào?
Như vậy, qua bài viết trên đây hy vọng bạn đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích cho mình trong việc chữa trị răng cửa bị mẻ, bị gãy vỡ. Nếu cần thăm khám hoặc tư vấn chi tiết hơn nữa về tình trạng răng miệng của mình thì đừng ngần ngại liên hệ với Nha khoa Trẻ để được bác sĩ hỗ trợ nhanh chóng.
Địa chỉ: 38 Ngụy Như Kon Tum – Thanh Xuân – Hà Nội
Hotline: 0901.334.334
Fanpage: nhakhoatrehanoi
Trang web: https://nhakhoatre.com/
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Tin tức
- Tư vấn chỉnh nha
- Tư vấn răng sứ thẩm mỹ
- Tư vấn trồng răng
- Tư vấn nha khoa trẻ em
- Nha khoa tổng quát
- Răng hô vẩu
- Răng móm
- Răng khôn
- Cầu răng sứ
- Trồng răng
- Răng đau buốt
- Trám răng
- Sâu răng
- Chăm sóc răng cho bé
- Viêm lợi
- Làm trắng răng
- Cạo cao răng
- Hàm răng
- đánh răng
- X-quang răng
- Tụt lợi
- điều trị tủy
- Răng trẻ em
- Hàm răng xấu
- Súc miệng
- Bệnh răng miệng
- Máy móc
- Chỉnh nha mắc cài
- Răng thưa
- Răng cấm
- Chăm sóc răng miệng
- Chỉnh nha cho bé
- Nhổ răng sữa
- Mất răng
- Implant
- Sai khớp cắn
- Răng sứ
- Chỉnh nha
- Nhổ răng
- Chỉnh nha trong suốt
- Dán sứ
- Mọc răng sữa
- Trẻ thay răng
- Hàm giả tháo lắp
- Công nghệ nha khoa