Răng có mảng bám ố vàng phải làm sao?
Răng có mảng bám ố vàng hoặc răng bị chuyển sang màu vàng hoặc nâu đen gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng, khiến nhiều người mất tự tin, ngại giao tiếp.
Răng có mảng bám ố vàng hoặc răng bị chuyển sang màu vàng hoặc nâu đen gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng, khiến nhiều người mất tự tin, ngại giao tiếp. Đây là tình trạng răng miệng khá phổ biến, xuất phát từ nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau. Cùng tìm hiểu chi tiết nguyên nhân cũng như cách xử lý tình trạng răng có mảng bám ố vàng qua bài viết dưới đây nhé!
1. Nguyên nhân khiến răng có mảng bám ố vàng
Sau các quá trình ăn nhai thức ăn, mảnh vụn thức ăn bám mắc dính vào răng và không được làm sạch lâu dần bám vào bề mặt răng và hình thành nên mảng bám ố vàng trên răng. Đây chính là những mảng bám cứng được gọi là cao răng hay vôi răng có chứa rất nhiều vi khuẩn gây bệnh nên dễ dẫn đến các bệnh lý về răng nướu.
Mảng bám cao răng hình thành dần theo thời gian, ban đầu chỉ là lớp màng mỏng nhưng do vệ sinh không kỹ lưỡng nên sau khoảng 1 tuần chúng sẽ dày lên, kết dính thành cao răng. Chúng thường hình thành ở vị trí chân răng, cổ răng và thậm chí là cao răng dưới lợi, cao răng sẽ có nâu vàng hoặc nâu đen rất dễ nhận biết.
Ngoài ra, mảng bám ố vàng cũng có thể hình thành từ nước bọt do lớp men men carbohydrase hay men neuraminidase tác động trong nước bọt làm nó kết tủa lại ở bề mặt răng. Từ đó tạo nên lớp màng cho vi khuẩn phát triển thuận lợi, sau đó sẽ gây ra các bệnh lý sâu răng, viêm nướu.
2. Mảng bám cứng ố vàng trên răng gây ảnh hưởng gì?
Có thể nói, một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh lý ở lợi và răng là xuất phát từ cao vôi răng. Ban đầu nó thể chỉ gây mất thẩm mỹ do răng có mảng bám ố vàng nhưng về sau sẽ dần xuất hiện các triệu chứng chảy máu chân răng (cao răng huyết thanh). Khi cao răng ăn sâu vào nướu sẽ khiến người bệnh bị viêm nướu nặng, nướu sẽ dần bị tách rời khỏi chân răng khiến răng lung lay và dễ gãy rụng.
Biến chứng nguy hiểm của cao răng là các tình trạng áp xe răng, viêm chân răng, viêm nha chu khi vi khuẩn tấn công sâu vào trong nướu lợi hay các tổ chức quanh răng. Các cơn đau nhức sẽ xuất hiện liên tục, kèm theo nhiều vấn đề về sức khỏe như giảm khả năng ăn nhai, cơ thể mệt mỏi, ngủ nghỉ khó khăn.
Đồng thời cao răng cũng là nguyên nhân chính khiến miệng bạn có mùi hôi khó chịu, đặc biệt là tình trạng cao răng huyết thanh làm đọng máu trong khoang miệng. Trong một số trường hợp, cao răng còn gây ra viêm tủy ngược dòng.
3. Điều trị triệt để tình trạng răng có mảng bám ố vàng
Với tình trạng răng có mảng bám ố vàng thì cách điều trị triệt để nhất đó chính là lấy cao răng thay vì thực hiện các cách tẩy mảng bám răng tại nhà. Hiện nay, các nha khoa uy tín đang ứng dụng công nghệ lấy cao răng siêu âm thực hiện nhẹ nhàng mà lại rất nhanh chóng, thường không kéo dài quá 30 phút.
Các mảng bám răng ở thân răng, chân răng hay dưới nướu đều sẽ được lấy ra một cách an toàn, hoàn toàn không tác động đến nướu lợi hay chân răng và không làm chảy máu chân răng như bạn vẫn lo lắng. Sau lấy cao răng bạn cũng sẽ không có cảm giác đau nhức hay ê buốt răng như các phương pháp lấy cao răng thông thường.
Lấy cao răng sẽ được thực hiện một cách toàn diện bao gồm lấy cao răng, chăm sóc nướu đảm bảo mô nướu săn chắc và khỏe mạnh sau điều trị. Do đó, bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân nên thực hiện lấy cao răng 6 tháng/lần để loại bỏ mảng bám trên răng, hạn chế vi khuẩn trong khoang miệng cũng như có biện pháp chăm sóc nướu lợi tốt nhất.
4. Cách ngăn ngừa tình trạng răng có mảng bám ố vàng trên răng
Để ngăn ngừa hình thành mảng bám ố vàng trên răng thì nguyên tắc cơ bản mà chúng ta cần thực hiện chính là chải răng đúng cách. Đây chính là bước quan trọng nhất trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng về lâu dài.
Đánh răng đúng cách cần thực hiện đều đặn 2 lần/ngày vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Chải răng phải được thực hiện trên toàn bộ các mặt của răng, vị trí kẽ răng và phần cổ răng tiếp giáp với bờ lợi. Nên sử dụng thêm chỉ nha khoa để lấy mảng bám thức ăn ở kẽ răng bởi bàn chải rất khó làm sạch được vị trí này. Sau đó, có thể dùng thêm nước muối pha loãng hoặc nước súc miệng diệt khuẩn để súc miệng, kháng khuẩn hiệu quả hơn.
Bạn cũng cần lưu ý rằng loại kem đánh răng mà mình sử dụng có chứa thành phần Fluor để giúp răng chắc khỏe hơn. Bàn chải phải là loại có lông mềm và được thay định kỳ 3 tháng/lần ngay khi có dấu hiệu lông bị tưa.
Ngoài ra, những người hút thuốc lá thường có khả năng bị cao răng là rất lớn, do đó bạn nên từ bỏ việc hút thuốc để sức khỏe răng miệng được đảm bảo.
Hãy khám răng miệng định kỳ 6 tháng/lần để có thể phát hiện sớm các thương tổn về răng miệng.
Xem thêm: Tẩy mảng bám răng bằng Baking Soda có thực sự hiệu quả không?
Nếu cần tư vấn thêm về bất kỳ vấn đề nào khác liên quan đến tình trạng răng có mảng bám ố vàng hay cao răng thì đừng ngần ngại liên hệ với bác sĩ Nha khoa Trẻ theo địa chỉ sau đây.
NHA KHOA TRẺ
Địa chỉ: 38 Ngụy Như Kon Tum – Thanh Xuân – Hà Nội
Hotline: 0901.334.334
Fanpage: nhakhoatrehanoi
Trang web: https://nhakhoatre.com/