NHA KHOA TRẺ – Chỉnh nha cùng chuyên gia Invisalign

Giờ mở cửa: T2 – T6: 8:30 – 18:30, T7 – CN: 8:00 – 18:00 – Hotline: 0901.334.334 – 38 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội

Răng có đốm trắng là bị gì? 8 cách khắc phục đốm trắng trên răng

Răng có đốm trắng có thể khắc phục đơn giản với các phương pháp như tẩy trắng răng, bọc sứ Veneer, trám răng, thay đổi chế độ ăn uống,...

Nếu bạn phát hiện trên răng của mình có những chấm li ti màu trắng ngà hoặc trắng hẳn so với răng, có thể răng bạn đã bị đốm trắng. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào và khiến người bệnh tự ti trong giao tiếp. Hãy cùng Nha khoa Trẻ tìm hiểu chi tiết về tình trạng răng có đốm trắng cũng như 8 cách khắc phục ngay bây giờ.

1. Đốm trắng trên răng là gì?

Đốm trắng trên răng là tình trạng răng xuất hiện những đốm trắng li ti nằm rải rác ở trên răng. Người bệnh có thể dễ dàng quan sát những đốm trắng này trên răng với một số đặc điểm như:

  • Các đốm trắng sẽ có độ trong mờ khác nhau.
  • Màu sắc rất đa dạng như trắng, kem, vàng hay nâu
  • Kích thước to nhỏ khác nhau.
  • Vị trí xuất hiện thường ở răng cửa và răng cối vĩnh viễn.
Tình trạng này sẽ làm xuất hiện những đốm trắng li ti rải rác ở trên răng

2. Nguyên nhân răng có đốm trắng

Tình trạng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là những nguyên nhân chính được các bác sĩ tại phòng khám Nha khoa Trẻ cho rằng sẽ gây ra tình trạng đốm trắng.

2.1 Răng nhiễm fluor

Nhiễm flour là nguyên nhân hàng đầu gây ra những tình trạng đốm trắng ở trên răng. Mặc dù flour là thành phần chính trong kem đánh răng giúp hàm răng trắng sáng nhưng nếu sử dụng quá nhiều, răng sẽ xuất hiện các đốm loang lổ. Có 3 mức độ nhiễm fluor và từ mức độ 2 là đã xuất hiện các chấm trắng li ti trên răng.

Tình trạng này thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 8 tuổi khi răng vẫn còn phát triển dưới nướu. Nhiễm fluor nặng có thể dẫn tới răng không đều màu, nặng hơn là tạo vết rỗ gây mất thẩm mỹ và khó khăn trong vệ sinh răng miệng. Lượng fluor dư thừa có thể xuất phát từ kem đánh răng, nước súc miệng, nguồn nước hay dùng các loại thuốc.

Kem đánh răng không phù hợp sẽ làm dư thừa lượng Fluor

2.2 Răng mất khoáng chất

Việc vệ sinh răng miệng không cẩn thận và triệt để sẽ để lại rất nhiều mảng bám, vi khuẩn tồn đọng trên răng. Lớp men răng bị mòn là dấu hiệu của quá trình hủy khoáng ở phía dưới bề mặt men răng. Bề mặt men răng sẽ trở nên xốp, bị đốm trắng và dễ bị nhiễm màu hơn hẳn.

2.3 Niềng răng bị vôi hóa

Với đối tượng đang trong quá trình thực hiện niềng răng, tình trạng vôi hóa hoàn toàn có thể xảy ra. Nguyên nhân xuất phát từ việc vệ sinh răng miệng khi niềng gặp tương đối nhiều khó khăn và vi khuẩn có thể tích tụ lại quanh vị trí mắc cài. Men răng bị vi khuẩn ăn mòn có thể hình thành mảng trắng trên răng.

Đối tượng niềng răng có thể bị vôi hóa răng do vệ sinh khó khăn

2.4 Sâu răng 

Răng nổi đốm trắng có thể là dấu hiệu của sâu răng giai đoạn đầu. Lúc đầu, răng sẽ xuất hiện những chấm màu trắng ngà hay đen li ti. Nếu tình trạng này kéo dài, răng sẽ bị ăn mòn liên tục và để lại những lỗ sâu đen và ngày càng lớn hơn. Người bệnh có thể gặp phải những cơn đau dai dẳng ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày.

2.5 Xuất phát từ những thói quen xấu khi ngủ

Thói quen há miệng khi ngủ sẽ khiến khoang miệng bị khô, men răng bị mất nước. Từ đó, răng của bạn sẽ xuất hiện những đốm trắng trên răng khi thức dậy. Tình trạng này không quá nghiêm trọng khi bạn chỉ cần uống nước và các đốm này sẽ biến mất nhanh chóng.

3. Cách khắc phục đốm trắng trên răng hiệu quả

Dưới đây là 8 giải pháp khắc phục tình trạng này ở răng bạn có thể tham khảo.

3.1 Dán sứ Veneer nha khoa

Dán sứ Veneer là những miếng phủ sứ mỏng được dán vào bề mặt phía trước của răng. Với độ thẩm mỹ cao, phương pháp này có thể che đi hoàn toàn những đốm trắng trên răng cũng như các khuyết điểm khác về mặt thẩm mỹ.

Dán sứ Veneer sẽ che hoàn toàn đi những khuyết điểm trên hàm răng của bạn

3.2 Loại bỏ lớp men răng bên ngoài (microabrasion)

Phương pháp này còn được gọi là và thực hiện bằng cách dùng axit clohidric chà nhẹ lên bề mặt răng. Lớp men răng được loại bỏ rất mỏng nên bạn không cần lo lắng sẽ xảy ra tình trạng răng nhạy cảm hay đau nhức sau khi thực hiện. Phương pháp này được áp dụng với đốm trắng nhỏ và giúp màu răng đều hơn.

3.3 Tẩy trắng răng

Làm trắng răng hay tẩy trắng răng sẽ giúp hàm răng của bạn được cải thiện thẩm mỹ đồng đều. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều phương pháp có thể đem lại hiệu quả tẩy trắng như miếng dán trắng răng, kem trắng răng, sử dụng thuốc tẩy trắng kết hợp đèn plasma,…

Tẩy trắng răng bằng đèn plasma giúp cải thiện tình trạng răng có đốm trắng

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho răng miệng thì bạn nên lựa chọn những địa chỉ nha khoa uy tín để thực hiện thẩm mỹ cho răng miệng.

Xem thêm: 

Top 10 loại kem trắng răng chất lượng và tiêu chí lựa chọn phù hợp

Hoạt động thể thao ảnh hưởng đến răng miệng như thế nào?

3.4 Bổ sung khoáng chất

Việc tái khoáng lớp men răng sẽ giúp bổ sung lượng khoáng chất thiếu hụt của răng bằng cách sử dụng những sản phẩm chuyên dùng. Khoáng chất sau khi thẩm thấu vào răng sẽ kích thích phát triển men răng, giúp răng chắc khỏe, làm mờ đi các vết đốm và hạn chế sâu răng. Người niềng răng cũng có thể áp dụng phương pháp này.

3.5 Sử dụng đai chống ngáy và hở miệng khi ngủ

Nếu nguyên nhân xuất hiện các mảng trắng là do ngủ ngáy và há miệng, người bệnh có thể sử dụng đai đeo để hạn chế tình trạng này. 

3.6 Trám răng với composite

Với những người bị sâu răng, bác sĩ có thể dùng nhựa composite để trám lại các vị trí bị sâu và kết dính lớp men ở bên ngoài của răng. Phương pháp này sẽ không hiệu quả với người có quá nhiều đốm trắng trên răng hoặc đốm quá lớn.

Trám răng với nhựa composite sẽ hiệu quả với vệt đốm nhỏ, chưa quá nhiều

3.7 Lựa chọn loại kem đánh răng phù hợp

Loại kem đánh răng được sử dụng có liên quan trực tiếp đến tình trạng răng miệng người dùng, đặc biệt là trẻ nhỏ. Với trẻ nhỏ, phụ huynh nên ưu tiên sử dụng đúng lượng kem đánh răng vừa đủ và không có hàm lượng fluor nhiều như kem đánh răng người lớn. 

Cách tốt nhất là ba mẹ nên tạo thói quen cùng trẻ đánh răng để vừa quan sát được trẻ chải răng vừa hướng dẫn trẻ thực hiện đúng cách. 

3.8 Thay đổi thực đơn phù hợp

Các loại thực phẩm hay đồ uống có nhiều đường, có gas và axit sẽ không được khuyến cáo sử dụng nhiều. Men răng có thể bị hư hại và dẫn đến nguy cơ sâu răng cùng các bệnh lý răng miệng khác. Thay vào đó, hãy tăng cường dưỡng chất với thịt, cá, trứng,… và uống nhiều nước để men răng được ổn định.

4. Làm sao để phòng ngừa răng nổi đốm trắng?

Để phòng ngừa tình trạng này, bạn đọc có thể:

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ: Tối thiểu mỗi ngày bạn cần chải răng ít nhất 2 lần và kết hợp thêm các biện pháp như dùng chỉ nha khoa, nước súc miệng,… để đạt hiệu quả làm sạch tối đa. Với người đang niềng răng, hãy vệ sinh kỹ các vị trí mắc cài và dây cung để ngăn vi khuẩn phát triển.
Bạn cần thực hiện chải răng đều đặn ít nhất 2 lần một ngày
  • Hạn chế các thực phẩm, đồ uống có hại: Các loại đồ ăn vặt, đồ uống có gas, nước ngọt,… sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến men răng và sức khỏe nếu sử dụng liên tục với số lượng lớn.
  • Tránh xa các chất kích thích: Thuốc lá, cà phê, bia rượu,… có thể làm ảnh hưởng đến men răng.
  • Bổ sung đầy đủ dưỡng chất: Bạn nên bổ sung đầy đủ các vitamin, canxi, khoáng chất cần thiết cho cơ thể,… Hình thức bổ sung có thể qua uống trực tiếp hay qua sử dụng các loại thực phẩm giàu dưỡng chất.
  • Giáo dục và hướng dẫn: Với đối tượng là trẻ nhỏ, ba mẹ cần hỗ trợ trẻ trong quá trình vệ sinh răng miệng cũng như giáo dục cho trẻ để có thể bảo vệ sức khỏe răng miệng.
  • Kiểm tra nguồn nước sử dụng: Hãy đảm bảo nguồn nước sử dụng không bị dư thừa fluor hoặc lắp máy lọc hiện đại để sử dụng được nước máy, nước giếng.
  • Thăm khám bác sĩ định kỳ: Định kỳ mỗi 6 tháng/lần là khoảng thời gian bạn cần đến thăm khám tại các địa chỉ nha khoa uy tín. Răng có đốm trắng hay bất kỳ bệnh lý răng miệng nào sẽ được phát hiện sớm và có phương án điều trị kịp thời.
Thăm khám nha khoa định kỳ mỗi 6 tháng là điều bạn cần làm

Tình trạng răng có đốm trắng không quá nguy hiểm và có thể điều trị nếu phát hiện kịp thời. Hy vọng với những thông tin trên, bạn đọc có thể yên tâm khắc phục và xử lý tình trạng này nhanh chóng. Liên hệ ngay với Nha khoa Trẻ qua hotline 0901.334.334 để được hỗ trợ và tư vấn những dịch vụ nha khoa chất lượng nhất.

Nội dung chính
© 2024 Nha Khoa Trẻ.
tiktokFacebookYoutube