NHA KHOA TRẺ – Chỉnh nha cùng chuyên gia Invisalign

Giờ mở cửa: T2 – T6: 8:30 – 18:30, T7 – CN: 8:00 – 18:00 – Hotline: 0901.334.334 – 38 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội

Răng cấm bị lung lay là do đâu? Cách khắc phục như thế nào?

Răng cấm bị lung lay phải làm sao? Răng cấm hay còn gọi là răng hàm số 6, số 7 có thể gặp phải tình trạng lung lay và gãy rụng do việc chăm sóc răng miệng không được chú trọng.

Răng cấm hay còn gọi là răng hàm số 6, số 7 có thể gặp phải tình trạng lung lay và gãy rụng do việc chăm sóc răng miệng không được chú trọng. Việc này sẽ gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe răng miệng của bạn nên cần đặc biệt chú ý. Vậy răng cấm bị lung lay là do đây? Cách khắc phục tình trạng này như thế nào?

Răng cấm bị lung lay là do đâu? Cách khắc phục như thế nào?

1. Nguyên nhân răng cấm bị lung lay

Răng cấm là chiếc răng hàm có kích thước lớn đảm nhận chức năng ăn nhai chính trên cung hàm, thực hiện nghiền nát thức ăn trước khi đi xuống dạ dày. Chiếc răng này rất dễ mắc dính thức ăn mà lại nằm ở vị trí khuất nên việc đánh răng thông thường có thể bị lơ là. Khi đó, dễ gây ra nhiều bệnh lý răng miệng dẫn đến nguy cơ răng cấm bị lung lay, cụ thể là:

  • Cao vôi răng: Mảng bám thức ăn dần tích tụ trên răng sau các bữa ăn, nếu không được làm sạch thì lâu ngày sẽ chuyển hóa thành cao răng dày và cứng. Nó có chứa rất nhiều vi khuẩn gây hại cho nướu răng, gây tổn thương, viêm nướu.
  • Sâu răng, viêm tủy răng: Răng cấm bị lung lay có thể xuất phát từ nguyên nhân sâu răng nặng khi đã vào đến tủy răng. Tình trạng này thường khiếm tủy bị viêm nhiễm, hoại tử khiến răng dần yếu đi, lung lay và có nguy cơ gãy rụng.
  • Viêm nướu, viêm lợi: Khi các tổ chức quanh răng là mô nướu bị tổn thương sẽ làm giảm khả năng nâng đỡ, cố định răng trên cung hàm. Đặc biệt là các trường viêm nướu nặng dẫn đến viêm nha chu thì mức độ sẽ nghiêm trọng hơn, răng cấm rất dễ lung lay.
  • Tiêu xương hàm: Nếu chiếc răng gần răng cấm bị gãy rụng thì xương hàm tại vị trí này sẽ dần bị thoái hóa và tiêu biến. Lúc này các răng bên cạnh (bao gồm cả răng cấm) sẽ có xu hướng đổ nghiêng về khoảng trống mất răng, về lâu dài sẽ có hiện tượng răng cấm bị lung lay.
Mất răng làm các răng kế cận bị xô lệch và lung lay

Ngoài ra, một số ít trường hợp khác răng cấm bị lung lay do lực tác động từ bên ngoài như chấn thương do va đập, cắn vật quá cứng. Nếu răng đã bị lung lay thì việc răng bị gãy rụng chỉ chuyện sớm muộn, để ngăn ngừa tình trạng này tốt nhất bạn nên tìm phương pháp điều trị các bệnh lý răng miệng.

Xem thêm: Răng cấm và răng khôn: Bạn đã biết cách phân biệt chưa?

2. Răng cấm lung lay có nên nhổ không?

Răng cấm bị lung lay thường kèm theo nhiều triệu chứng đau nhức cùng các biến chứng răng miệng. Khi đó, nó sẽ gây cho người bệnh nhiều khó khăn trong quá trình sinh hoạt cũng như công việc thường ngày. Đây cũng chính là lý do mà nhiều người băn khoăn có nên nhổ răng cấm bị lung lay không?

Thực tế, việc nhổ răng cấm hay nhổ bất kỳ chiếc răng nào trên cung hàm đều sẽ để lại nhiều hệ lụy. Các biến chứng mất răng không thể tránh khỏi là xô lệch hàm, sai khớp cắn, tiêu xương hàm,… Chính vì vậy, kỹ thuật nhổ răng không được khuyến khích thực hiện để khắc phục tình trạng răng cấm bị lung lay.

Tuy nhiên, nếu là trường hợp răng lung lay nặng không thể điều trị được thì bắt buộc phải nhổ răng cấm nhằm hạn chế viêm nhiễm lan rộng hay các biến chứng trở nên nghiêm trọng hơn trước. Sau khi nhổ răng thì bạn nên trồng răng giả tức thì để hạn chế bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt nhất cũng như duy trì khả năng ăn nhai như bình thường.

Bắt buộc phải nhổ răng bị hư hỏng nặng để ngăn biến chứng nguy hiểm

3. Răng cấm lung lay khắc phục như thế nào?

Đối với các trường hợp răng bị lung lay nhẹ vẫn có thể khắc phục được bằng các cách điều trị nha khoa thông thường. Tùy vào từng nguyên nhân mà phương pháp điều trị sẽ khác nhau.

3.1 Trường hợp răng cấm bị lung lay do bệnh lý

Các bệnh lý sâu răng, viêm tủy hay viêm nướu, viêm nha chu khiến răng cấm bị lung lay sẽ phải được điều trị triệt để. Bác sĩ sẽ phải tiến hành loại bỏ tác hại gây bệnh, ổ viêm nhiễm và áp dụng các biện pháp cố định răng.

Nếu vùng nướu hay xương hàm đã bị tổn thương quá nhiều thì có thể sẽ phải tiến hành ghép thêm nướu và ghép xương nhân tạo để giúp các tổ chức này nhanh hồi phục. Đối với các răng sâu, viêm tủy đã điều trị thì sẽ phải trám răng hoặc bọc răng sứ để bảo tồn răng tối ưu nhất.

Bọc răng sứ cho răng lung lay hay sâu hỏng để bảo vệ răng tốt hơn

3.2 Trường hợp răng cấm bị lung lay do chấn thương

Khi răng cấm bị lung lay do do chấn thương thì cần điều trị các mô bị tổn thương, sau đó tiến hành bọc răng sứ để phục hình. Các trường hợp răng bị chấn thương quá nặng làm răng cấm bị lung lay và sứt mẻ chỉ còn chân răng thì điều trị sẽ không mang lại hiệu quả. Khi đó, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng và trồng răng giả để duy trì các chức năng của hàm răng.  

Trong thực tế, việc răng cấm bị lung lay ở mức độ nào hay điều trị bằng phương pháp nào sẽ được xác định dựa trên tình trạng cụ thể của từng người. Do đó, để biết chính xác tình trạng của mình thì bạn nên trực tiếp nha khoa để được tư vấn và thăm khám chi tiết.

Nội dung chính
© 2024 Nha Khoa Trẻ.