Quy trình niềng răng mắc cài diễn ra tuần tự như thế nào?
Niềng răng sẽ khắc phục các khuyết điểm hô, móm, khấp khểnh, răng thưa hay thậm chí là sai khớp cắn nặng. Trường hợp nào thì quy trình niềng răng mắc cài vẫn diễn ra theo 6 bước dưới đây.
Quy trình niềng răng mắc cài diễn ra như thế nào chắc hẳn là điều mà bạn quan tâm khi có ý định niềng răng chỉnh nha. Quá trình này có phức tạp không? Có mất nhiều thời gian không? Tất cả sẽ được sẽ được giải đáp qua bài viết ngay dưới đây.
1. Các bước trong quy trình niềng răng mắc cài
Niềng răng mắc cài là phương pháp chỉnh nha đang được áp dụng rất phổ biến hiện nay. Bao gồm cả niềng răng mắc cài thường và niềng răng mắc cài tự buộc với khả năng mang lại hiệu quả chỉnh nha cao mà mức chi phí tương đối phù hợp.
Thực hiện niềng răng sẽ khắc phục được các khuyết điểm hô, móm, khấp khểnh, răng thưa hay thậm chí là các răng sai khớp cắn nặng. Đối với bất kỳ trường hợp nào của răng và khớp cắn thì quy trình niềng răng mắc cài vẫn diễn ra tuần tự theo các bước dưới đây:
1.1 Thăm khám và tư vấn
Bước đầu tiên trong quy trình niềng răng mắc cài là thăm khám tổng quát răng miệng. Bác sĩ sẽ kiểm tra, chẩn đoán tình trạng răng của bệnh nhân thuộc trường hợp nào (hô, móm, lệch lạc, thưa,…). Đồng thời kiểm tra sức khỏe răng miệng, xem xét có vấn đề hay mắc bệnh lý gì không.
Từ đó, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn phương án điều trị phù hợp nhất với các loại mắc cài khác nhau để bạn lựa chọn.
1.2 Chụp X-quang và lấy dấu răng
Tiến hành chụp X-quang răng để thu được hình ảnh 3D đa chiều, từ đó sẽ đánh giá chính xác được tình trạng răng, xương hàm và cung hàm. Việc này sẽ hỗ trợ rất nhiều cho quy trình niềng răng mắc cài bởi dựa vào đó bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị với lộ trình cụ thể.
Ở bước này, bác sĩ cũng sẽ tiến hành lấy dấu răng để thiết kế mắc cài phù hợp với từng giai đoạn niềng răng tương ứng với khả năng dịch chuyển răng trên cung hàm.
1.3 Gắn mắc cài
Sau khi đã vệ sinh răng miệng cẩn thận và điều trị các bệnh lý răng miệng (nếu có) thì bác sĩ sẽ thực hiện gắn mắc cài cho bệnh nhân. Tùy thuộc vào nhu cầu của từng người mà mắc cài lúc này có thể là mắc cài kim loại hoặc mắc cài sứ. Bác sĩ sẽ phải đảm bảo niềng răng đúng kỹ thuật để răng dịch chuyển tốt và không gây ảnh hưởng gì đến răng lợi.
1.4 Theo dõi và tái khám định kỳ
Quá trình niềng răng cần được bác sĩ chuyên môn theo dõi sát sao nhằm tránh xảy ra sai lệch trong quy trình niềng răng mắc cài. Đồng thời các giai đoạn niềng răng cũng cần sự can thiệp của bác sĩ để điều chỉnh lực siết của mắc cài trên răng sao cho phù hợp với giai đoạn mới.
1.5 Tháo mắc cài và đeo hàm duy trì
Khi răng đã dịch chuyển đều đẹp và vị trí mong muốn, răng dẫn dần ổn định thì bác sĩ sẽ chỉ định tháo mắc cài. Sau đó, bạn sẽ đeo hàm duy trì để các răng không xô lệch trở lại.
1.6 Khám răng sau niềng
Thông thường, quy trình niềng răng mắc cài đã hoàn tất ở bước 5 như trên nhưng tại Nha khoa Trẻ thì khác. Niềng răng không chỉ hướng đến điều chỉnh răng đều đẹp mà còn phải bảo vệ sức khỏe răng miệng về lâu dài. Chính vì vậy, sau niềng răng thì bạn vẫn nên khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để vệ sinh răng miệng toàn diện, kiểm soát bệnh răng miệng nếu có.
2. Thời gian hoàn tất quy trình niềng răng mắc cài mất bao lâu?
Quy trình niềng răng mắc cài mất bao lâu sẽ có sự khác nhau giữa loại mắc cài chỉnh nha. Theo các chuyên gia nha khoa thì thời gian niềng răng mắc cài sẽ diễn ra nhanh chóng nhất ở kỹ thuật niềng răng mắc cài tự buộc do nó có nhiều tính năng vượt trội phải kể đến như:
- Có nắp đóng mở tự động giữ chắc chắn dây cung trong rãnh trượt nên có khả năng kiểm soát lực siết tốt hơn.
- Khả năng làm giảm lực ma sát của dây cung trong khe mắc cài cũng như lực ép để dịch chuyển răng.
- Hạn chế tối ưu tình trạng bung tuột mắc cài khi niềng làm mất thêm thời gian điều chỉnh.
Như vậy, thì niềng răng mắc cài tự buộc sẽ rút ngắn khoảng 1 – 2 tháng so với niềng răng thông thường. Trung bình thời gian cho một ca niềng răng mắc cài là 18 – 24 tháng, trường hợp nặng hơn nữa có thể mất tới 36 tháng. Trong quá trình niềng, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số kỹ thuật hỗ trợ khác để đẩy nhanh quá trình nắn chỉnh răng như nhổ răng, cắm minivis, gắn band niềng răng,…
Xem thêm: Niềng răng trong suốt Invisalign – Rút ngắn thời gian từ 4 – 6 tháng
3. Những lưu ý trong quy trình niềng răng mắc cài
Trong suốt quá trình niềng răng mắc cài thì bạn cần tuân thủ theo các chỉ định của nha sĩ về cách vệ sinh răng miệng và chế độ ăn uống hợp lý. Điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quy trình niềng răng mắc cài của bạn, nó sẽ giúp niềng răng diễn ra thuận lợi nhất và đạt kết quả như mong muốn.
Bạn cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ vệ sinh răng niềng cần thiết, cụ thể là bàn chải lông mềm, bàn chải kẽ, tăm nước, chỉ nha khoa. Sử dụng các dụng cụ này để vệ sinh răng miệng của bạn sạch sẽ mỗi ngày sẽ giúp hạn chế vi khuẩn sinh sôi và phát triển, từ đó tránh được tình trạng sâu răng hay viêm tủy khi niềng răng.
Nên chú ý đến thực phẩm trong thực đơn ăn uống hàng ngày của bạn, nên tránh các thực phẩm gây hại cho răng theo hướng dẫn của nha sĩ.
Đồng thời, cứ đúng lịch hẹn thăm khám thì hãy đến nha khoa để bác sĩ kịp thời điều chỉnh mắc cài, dây cung trên răng của bạn. Như vậy, sẽ đảm bảo được răng đang dịch chuyển đúng lộ trình với thời gian theo đúng kế hoạch trước đó.
Xem thêm: Các kích thước dây cung niềng răng
Với những chia sẻ ở trên, hy vọng các bạn đã hiểu rõ quy trình niềng răng mắc cài tại Nha khoa Trẻ. Để được thăm khám và tư vấn miễn phí bởi bác sĩ giàu kinh nghiệm thì bạn đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ sau đây.
Địa chỉ: 38 Ngụy Như Kon Tum – Thanh Xuân – Hà Nội
Hotline: 0901.334.334
Fanpage: nhakhoatrehanoi
Trang web: https://nhakhoatre.com/