[Giải đáp] Nước muối súc miệng có uống được không?
Nước muối súc miệng được sử dụng thường xuyên để vệ sinh răng miệng hiệu quả, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhưng liệu nước muối súc miệng có uống được không?
Nước muối súc miệng hay nước muối sinh lý được sử dụng thường xuyên để vệ sinh răng miệng hiệu quả, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, nước muối súc miệng có uống được không lại là vấn đề băn khoăn của rất nhiều người. Hãy cùng tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!
1. Loại nước muối được sử dụng để súc miệng hàng ngày
Nước muối súc miệng là loại nước muối pha loãng với tỷ lệ là 0,9%, tương ứng 1 lít nước với 9 gam muối tinh khiết. Là nước muối Natri Clorid có tính diệt khuẩn cao, nó có áp suất thẩm thấu tương đương với các dịch của cơ thể như máu, nước mắt,… trong điều kiện bình thường.
Phần lớn mọi người sử dụng nước muối tự pha loãng tại nhà, nhưng nó lại khó đảm bảo được nồng độ muối phù hợp. Do đó, theo khuyến cáo của nha sĩ thì bạn nên sử dụng nước muối sinh lý mua tại các quầy thuốc, chúng đã được kiểm định bởi Bộ Y tế nên đảm bảo đúng nồng độ, sạch và vô khuẩn.
2. Nước muối súc miệng có uống được không?
Nước muối súc miệng nếu đảm bảo đúng tỷ lệ như đã nói ở trên, độ mặn ít thì hoàn toàn có thể uống được. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý chỉ nên uống một ngụm nước muối nhỏ thôi vì nước muối có chất bảo quản, không tốt nếu uống thường xuyên. Đồng thời khi mua nước muối sinh lý súc miệng cần xác định rõ nguồn gốc của sản phẩm để đảm bảo đã đạt đủ các tiêu chí an toàn cho sức khỏe con người.
3. Tác dụng của việc súc miệng nước muối sinh lý 0.9%
Súc miệng nước muối là bước vệ sinh răng miệng không phải ai cũng thực hiện, nhưng nó lại mang tới nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Vậy cụ thể thì công dụng của nước muối sinh lý đối với răng miệng là gì? Dưới đây là list các tác dụng cơ bản khi súc miệng nước muối sinh lý mà bạn nên biết.
- Giảm sự sinh sôi và phát triển của vi khuẩn trong khoang miệng, hạn chế mảng bám và cao răng hình thành ở chân răng và dưới nướu.
- Giúp hơi thở thơm mát hơn, và hạn chế được các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,…
- Sử dụng nước muối súc miệng khi có các vết loét trong khoang miệng sẽ rất tối bởi nó sẽ giúp làm dịu vết loét của bạn. Dung dịch nước muối sẽ làm tăng lưu lượng máu đến miệng, nhờ đó vết thương với vết loét sẽ nhanh lành hơn.
- Súc miệng nước muối có tác dụng làm giảm cơn đau họng, tan đờm làm giảm nghẹt mũi và ngăn ngừa viêm amidan.
Ngoài việc sử dụng nước muối để vệ sinh răng miệng thì nước muối sinh lý này còn được sử dụng phổ biến trong việc nhỏ mắt, nhỏ mũi, rửa vết thương, vệ sinh da mặt và đều mang lại hiệu quả kháng khuẩn rất tốt.
Xem thêm:
Fluor là gì? Vai trò của Fluor đối với sức khỏe răng miệng và cơ thể
TOP 5 phòng khám nha khoa uy tín đáng tin cậy nhất tại Hà Nội
4. Cách súc miệng nước muối giúp răng miệng khỏe mạnh
Bên cạnh việc quan tâm đến cách pha nước muối súc miệng đúng tỷ lệ chuẩn hoặc dùng nước muối sinh lý thì bạn cũng nên chú ý súc miệng đúng cách để mang lại hiệu quả tối đa.
Cách súc miệng nước muối như sau:
- Đầu tiên, bạn đổ nước muối súc miệng một lượng vừa đủ ra chén, sau đó hớp một ngụm nước muối đầu tiên để súc miệng trong vòng 30 giây. Hãy đảm bảo rằng dung dịch tiếp xúc được với tất cả các ngóc ngách khoang miệng, đặc biệt là ở các kẽ răng.
- Tiếp đó, bạn nhổ ra và hớp ngụm thứ 2, lần này bạn nên súc miệng trong vòng 60 giây để nước muối súc miệng có thời gian tác dụng đến toàn bộ các khu vực răng miệng.
- Cuối cùng bạn nhổ nước muối ra ngoài và súc miệng lại với nước sạch một vài lần đảm bảo loại bỏ được lượng muối không còn sót lại trong miệng.
Như vậy, bài viết trên đây đã giải đáp cho bạn vấn đề nước muối súc miệng có uống được không. Súc miệng nước muối là cách vệ sinh răng miệng hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua, nó sẽ giúp làm sạch khoang miệng, giúp răng chắc khỏe nếu bạn thực hiện đúng cách. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các sản phẩm súc miệng nước diệt khuẩn, nước súc miệng fluoride cũng có tác dụng trong việc bảo vệ răng miệng khỏe mạnh.