NHA KHOA TRẺ – Chỉnh nha cùng chuyên gia Invisalign

Giờ mở cửa: T2 – T6: 8:30 – 18:30, T7 – CN: 8:00 – 18:00 – Hotline: 0901.334.334 – 38 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội

Niềng răng trẻ em: Cần lưu ý gì? Phương pháp nào?

Nội dung bài viết dưới đây được cố vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng.

Chăm sóc sức khỏe răng miệng nói chung và niềng răng trẻ em nói riêng là điều được nhiều bậc cha mẹ quan tâm hiện nay. Vậy thực tế trẻ em có cần niềng răng không? Liệu niềng răng có giải quyết triệt để vấn đề lệch lạc răng ở trẻ? Mời cha mẹ tham khảo thêm nội dung bài viết dưới đây.

Có nên niềng răng cho trẻ?

Trước đây, nhiều cha mẹ có quan niệm rằng các vấn đề răng miệng ở trẻ sẽ được giải quyết khi trẻ thay răng. Hiện tại, nhiều bậc cha mẹ quan tâm hơn đến sức khỏe răng miệng của con, nên khi nhận thấy trẻ có hàm răng không đều, mọc lệch lạc thường tìm hiểu để cho trẻ niềng răng.

Niềng răng hay còn gọi là chỉnh nha là một trong những phương pháp giúp trẻ có hàm răng đều đẹp. Tuy nhiên, đây không phải là phương pháp khắc phục cho mọi vấn đề khiến răng trẻ bị lệch lạc. Chính vì vậy, cha mẹ cần đưa con đến thăm khám với Bác sĩ Nha khoa để được kiểm tra toàn diện về cấu trúc xương, hình thái răng để có lời khuyên phù hợp nhất cho tình trạng của con, từ đó đưa ra lời khuyên về việc có nên niềng răng cho trẻ không và phương pháp chỉnh nha phù hợp nhất cho trẻ.

Có nên niềng răng cho trẻ?

Niềng răng trẻ em có những lưu ý gì?

Trường hợp nào trẻ cần được niềng răng?

Thông thường, khi đánh giá một trẻ có cần chỉnh nha hay không, bác sĩ sẽ căn cứ trên nguyên nhân gây ra tình trạng này. Một số nguyên nhân gây ra vấn đề răng mọc lệch ở trẻ bao gồm:

  • Yếu tố di truyền (60% là di truyền 40% là yếu tố môi trường): nghĩa là nếu cha mẹ có hàm răng chen chúc lộn xộn khả năng cao con sẽ gặp tình trạng tương tự.
  • Thói quen xấu trong quá trình trưởng thành và lớn lên: Thở miệng, mút ngón tay, mút môi, ngậm ti giả, cắn móng tay…
  • Sâu hỏng bộ răng sữa sớm: gây nên kém dinh dưỡng, stress do đau răng. Một nhiệm vụ quan trọng của bộ răng sữa là giữ chỗ cho các răng vĩnh viễn mọc lên. Nếu bị sâu hoặc mất răng sữa sớm làm cho các răng còn lại đổ về phía trước gây mất hoặc thiếu khoảng mọc răng cho răng vĩnh viễn.
  • Răng vĩnh viễn mọc lệch lạc gây nên sai lệch về xương (trường hợp răng cắn chéo; răng cắn cài răng lược),sang chấn răng trong quá trình ăn nhai.

Răng vĩnh viễn mọc lệch lạc gây nên sai lệch về xương

Trong quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ dựa trên quan sát tình trạng răng của trẻ, kết hợp khai thác thói quen sinh hoạt để tìm hiểu nguyên nhân, từ đó là cơ sở để tư vấn phương pháp hiệu quả khắc phục răng mọc lệch cho trẻ.

Độ tuổi niềng răng phù hợp cho trẻ

Dưới đây là các giai đoạn chỉnh hình răng hàm mặt nói chung cho toàn bộ các độ tuổi:

 

Giai đoạn 

Mục đích điều trị

Phương pháp

Thời gian niềng

Điều chỉnh Xương

Độ tuổi vàng: 7-8 tuổi (giai đoạn 5-9 tuổi)

  • Điều chỉnh phát triển xương
  • Sửa thói quen xấu
  • Sửa lệch lạc răng ảnh hưởng đến xương

6 – 18 tháng

Điều chỉnh Răng

Độ tuổi vàng: 12-14 tuổi (giai đoạn 10-16 tuổi)

  • Chỉnh răng, khớp cắn
  • Chỉnh xương một phần ( hiệu quả thấp hơn giai đoạn I)
  • Mắc cài
  • Máng trong suốt

1 – 3 năm

Chỉnh nha người lớn

Không giới hạn độ tuổi

  • Chỉnh răng, khớp cắn
  • Chỉnh xương (rất ít –  nhiều thì phải phẫu thuật cắt đẩy xương hàm)
  • Phẫu thuật + Chỉnh nha: Mắc cài, Máng trong suốt
  • Nhổ răng; Di xa răng; Cắt kẽ răng; Phẫu thuật cắt đẩy xương hàm

1 – 3 năm

Có thể thấy, có hai giai đoạn chỉnh hình răng hàm mặt cho trẻ giúp đạt hiệu quả tối ưu:

  • Giai đoạn I: Chỉnh xương tuổi vàng 7-8 tuổi
  • Giai đoạn II: Chỉnh răng tuổi vàng 12-14 tuổi

Phương pháp niềng răng cho trẻ em

Phương tiện chính chỉnh nha ở giai đoạn I (Độ tuổi vàng chỉnh xương 7-8 tuổi). Nhằm đạt 3 mục tiêu chính:

  • Điều chỉnh phát triển xương
  • Sửa thói quen xấu của trẻ
  • Sửa lệch lạc răng gây ảnh hưởng đến xương.

 Để chỉnh nha trẻ em trên thế giới hiện có 4 phương pháp chính dưới đây:

Phương pháp

Ưu điểm

Nhược điểm

Hàm chức năng: Trainner; Myo Functional; Hàm EF …

  • Bé đeo thời gian khoảng 3-4 tiếng lúc thức và đeo ngâm hàm cả lúc ngủ.
  • Sửa được thói quen xấu giúp con biết vị trí đặt lưỡi đúng; Nuốt đúng; Giúp trương lực cơ môi khoẻ (hạn chế thở miệng)
  • Có thể điều chỉnh một phần cung hàm
  • Sửa được một số lệch lạc răng
  • Không ảnh hưởng vệ sinh răng miệng.
  • Lúc con không đeo không ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
  • Trên thị trường có những hàm kém chất lượng, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài.
  • Do hàm khá to và bất tiện khi nói chuyện nên cần sự hợp tác giúp đỡ của bố mẹ.
  • Bác sĩ cần có chuyên môn hướng dẫn các bài tập loại bỏ thói quen xấu của trẻ.
  • Nếu con không duy trì đeo hàm thường xuyên sẽ không có hiệu quả. 

Mắc cài phân đoạn: 2×4

  • Chủ yếu sửa lệch lạc răng. Thường cần phối hợp với các khí cụ khác nếu cần điều chỉnh thêm về khung xương.
  • Không sửa được thói quen xấu nếu bác sĩ không phát hiện và hướng dẫn. Nếu phát hiện thì chỉnh nha mắc cài phân đoạn không hỗ trợ cho bé tập.
  • Giai đoạn chỉnh sớm mà thường bố mẹ đưa bé đi khám là lúc mọc lệch nhóm răng cửa hàm trên ( 7-8 tuổi) – Đây là giai đoạn răng mới mọc răng vĩnh viễn đang hình thành chân răng ( Đóng chóp răng) – Việc điều chỉnh đòi hỏi theo dõi sát và kỹ năng sử dụng lực của bác sỹ nếu không sẽ dễ dẫn đến đóng chóp sớm làm cho chân răng ngắn.
  • Vệ sinh răng miệng cần được hướng dẫn và theo dõi sát do khó làm sạch.
  • Ăn uống cần cắt nhỏ thức ăn thời gian đầu; kiêng đồ ăn cứng ( dễ bong mắc cài)
  • Thẩm mỹ có mắc cài trên răng.

Chỉnh nha Hàm tháo lắp

  • Đạt được 3 mục tiêu:
    • Điều chỉnh phát triển xương
    • Sửa thói quen xấu của bé
    • Sửa lệch lạc răng có nguy cơ ảnh hưởng đến xương
  • Vệ sinh răng miệng không ảnh hưởng do tháo hàm ra khi bé đánh răng.
  • Bé tháo hàm ra lúc ăn nên không ảnh hưởng đến ăn uống của bé
  • Thành công phụ thuộc vào sự hợp tác của bố mẹ và đặc biệt là bé.
  • Thời gian đeo là yếu tố thứ 2 quyết định sự thành công của điều trị: giả sử hiệu quả muốn đạt được là 10 điểm. Nếu con đeo 8-10 tiếng/ ngày thường chỉ đạt được 3-4 điểm. Nếu thời gian đeo của bé 20-24 tiếng/ ngày hiệu quả đạt được 9-10 điểm
  • Thời gian đầu cần sự thích nghi của bé: Nuốt khó; Nói ngọng.
  • Bác sĩ cần có hướng dẫn và bố mẹ theo dõi bé luyện tập sửa các thói quen xấu.
  • Sửa lệch lạc răng sẽ khó hơn đòi hỏi bác sĩ thiết kế hàm và kích hoạt lực hợp lý

Chỉnh nha Invisalign First

  • Đạt được 3 mục tiêu:
    • Điều chỉnh xương: Chiều ngang; trước sau ( hạng II)
    • Sửa lệch lạc răng 
    • Sửa một số thói quen xấu
  • Vệ sinh răng miệng có thể tháo hàm ra để vệ sinh.
  • Ăn uống bình thường khi tháo hàm ra – không cần kiêng khem.
  • Thẩm mỹ hơn do trong suốt.
  • Không ảnh hưởng đến phát âm; nói chuyện
  • Một số trường hợp lệch lạc xương nặng cần hỗ trợ thêm các khi cụ khác.
  • Vì máng ôm khít răng nên việc tuân thủ vệ sinh răng miệng là vô cùng quan trọng. Nếu bé không vệ sinh tốt có nguy cơ mất khoảng men răng và sâu răng.
  • Mất một thời gian ngắn để thích nghi việc nuốt nước bọt
  • Hợp tác của bé do thời gian đeo yêu cầu từ 22 tiếng/ ngày
  • Dễ gãy máng.
  • Có nguy cơ bị lỏng máng do thân răng của bé mọc đang ngắn

Ngoài ra những trường hợp lệch lạc xương thực sự nặng thì cần thêm một số hàm đặc biệt để phối kết hợp với 4 loại trên như: 

  • Hàm nong nhanh (chiều ngang)
  • Hàm FaceMask (Chiều trước sau do lép hàm trên)
  • Hàm Herbst Application (Chiều trước sau do lùi hàm dưới – thường chỉ định ở giai đoạn mọc hết răng vĩnh viễn)

Hàm FaceMask (Chiều trước sau do lép hàm trên)

Làm thế nào để chọn được địa chỉ niềng răng uy tín cho trẻ em?

Hiện có rất nhiều địa chỉ nha khoa giới thiệu dịch vụ niềng răng, chỉnh nha cho trẻ em, nhưng không phải địa chỉ nào cũng thực sự uy tín và chuyên sâu. Tất nhiên việc bác sĩ có kinh nghiệm làm việc với trẻ là một phần, bên cạnh đó việc khám, tư vấn chỉnh nha cho trẻ em đòi hỏi bác sĩ phải có chuyên môn sâu về lĩnh vực này.

Trước hết, để lựa chọn được một địa chỉ nha khoa trẻ em đáng tin cậy, cha mẹ có thể dựa trên những tiêu chí sau:

  • Địa chỉ nha khoa với đội ngũ bác sĩ nha khoa từ 5 năm kinh nghiệm trở lên.
  • Bác sĩ nha khoa thăm khám cho trẻ là người có chuyên môn sâu về lĩnh vực chỉnh nha trẻ em.
  • Nha khoa có đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ hỗ trợ thăm khám, chỉnh nha.
  • Nha khoa sử dụng các khí cụ chỉnh nha chính hãng, đảm bảo chất lượng.

Bên cạnh đó, quá trình khám và tư vấn của bác sĩ cần trả lời được 3 câu hỏi:

  • Con tôi đang bị gì?
  • Nguyên nhân tại sao?
  • Hướng xử lý là như thế nào?

Ngoài ra, trong thực tế quá trình đi khám, bác sĩ nha khoa trẻ em sẽ cần giải thích rõ 4 vấn đề liên quan đến việc lệch lạc răng ở trẻ:

  1. Vấn đề về xương: sai lệch theo 3 chiều trong không gian gồm chiều trước sau, chiều đứng, chiều ngang.
  2. Phần mềm môi má, lưỡi và những thói quen xấu như: thở miệng, mút môi, cắn môi, cắn móng tay, ăn nhai một bên,…
  3. Yếu tố về di truyền
  4. Vấn đề về sai lệch răng của trẻ: cắn chéo, hô chìa, cắn ngược,…

Từ đó để đưa ra được giải pháp nắn chỉnh răng phù hợp cho trẻ tập trung vào 3 mục tiêu: 

  1. Sửa sai lệch xương (theo 3 chiều) nếu cần
  2. Thói quen xấu và cách khắc phục
  3. Chỉnh sai lệch răng ở trẻ cần trả lời được các câu hỏi: Biện pháp sửa sai lệch răng là gì? Có mấy phương pháp? Ưu nhược điểm? Trẻ nên dùng phương pháp nào và tại sao?

Dựa trên các tiêu chí trên đây cùng sự tư vấn trực tiếp của bác sĩ, cha mẹ hoàn toàn có thể quyết định lựa chọnđịa chỉ nha khoa thực hiện chỉnh nha, niềng răng cho trẻ.

địa chỉ nha khoa thực hiện chỉnh nha, niềng răng cho trẻ

Bảng giá niềng răng tham khảo tại Nha khoa Trẻ

Tại Nha khoa Trẻ, khi đến thăm khám trẻ sẽ được các bác sĩ với chuyên môn sâu trực tiếp khám, đánh giá tổng quan toàn bộ tình trạng răng, xương và đưa ra tư vấn tổng thể các biện pháp chỉnh nha cho trẻ theo độ tuổi. Vì thế, mứcchi phí chỉnh nha cụ thể cho mỗi trẻ sẽ khác nhau dựa trên tình trạng thực tế.

Tuy nhiên, bạn đọc có thể tham khảo mức chi phí dưới đây tại nha khoa:

  • Chỉnh nha trẻ em mức 1: 15.000.000 VNĐ
  • Chỉnh nha trẻ em mức 2: 30.000.000 VNĐ
  • Chỉnh nha trẻ em mức 3: 45.000.000 VNĐ

Mức độ chỉnh nha của trẻ cần được sự thăm khám và tư vấn của bác sĩ.

Tóm lại, niềng răng cho trẻ em cần được khám, tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa có chuyên môn sâu để đánh giá được tổng thể tình trạng răng, khung xương hàm, thói quen của trẻ, từ đó có các biện pháp điều trị kết hợp hiệu quả mà không chỉ dừng lại ở việc niềng răng.

Nội dung chính
© 2024 Nha Khoa Trẻ.