NHA KHOA TRẺ – Chỉnh nha cùng chuyên gia Invisalign

Giờ mở cửa: T2 – T6: 8:30 – 18:30, T7 – CN: 8:00 – 18:00 – Hotline: 0901.334.334 – 38 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội

Có nên niềng răng trẻ em 7 tuổi không? 

Có nên niềng răng cho trẻ 7 tuổi không? Niềng răng bằng phương pháp nào? Mục đích điều trị là gì?

Có nên niềng răng cho bé 7 tuổi hay không chắc hẳn được đông đảo các bậc phụ huynh có con bị răng mọc lệch lạc, bị móm, hô,… quan tâm tìm hiểu. Ba mẹ biết không, 7 tuổi là giai đoạn xương hàm của bé tăng trưởng rất nhanh, do đó nếu can thiệp niềng răng lúc này sẽ đem lại hiệu quả cao, cải thiện được sự sai lệch xương và răng rõ ràng trong thời gian ngắn.

Có nhiều phương pháp niềng răng trẻ em 7 tuổi như: Hàm Trainer, niềng răng bằng mắc cài, niềng răng tháo lắp,… Mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm nhưng niềng răng sớm đều hướng đến mục tiêu chính đó là giảm thiểu tình trạng sai khớp cắn, loại bỏ những thói quen xấu và giúp cho quá trình chỉnh nha sau này dễ dàng và thuận lợi hơn. Vậy ba mẹ cần lưu ý gì khi niềng răng cho bé lúc 7 tuổi? 

Có nên niềng răng trẻ em 7 tuổi không? 

Độ tuổi niềng răng cho bé lý tưởng là từ 6 đến 12 tuổi, đây là giai đoạn bộ răng hỗn hợp có cả răng sữa và răng vĩnh viễn trên cung hàm. Trong giai đoạn này xương hàm tăng trưởng nhanh và trẻ đang trong độ tuổi thay răng sữa nên rất thuận lợi cho việc nới rộng, nắn chỉnh xương hàm và sắp xếp lại các răng về đúng vị trí. 

Đặc biệt khi bé từ 7 – 9 tuổi, nếu ba mẹ thấy răng bé bị lệch lạc, răng mọc bất thường thì nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên sâu về chỉnh nha để bác sĩ đánh giá sự phát triển xương hàm cũng như quá trình thay răng sữa và mọc răng vĩnh viễn cho trẻ. Qua đó kịp thời có kế hoạch can thiệp sớm để cải thiện tình trạng răng miệng cho bé.  

Như vậy, nếu ba mẹ phát hiện hàm răng của bé có vấn đề thì nên đưa bé đi khám nha sĩ để được khám và tư vấn. Ba mẹ đừng lo ngại trẻ 7 tuổi là còn quá nhỏ, 7 tuổi là giai đoạn vàng niềng răng để chỉnh sửa những bất thường về xương hàm của bé. 

Niềng răng cho trẻ em 7 tuổi mang lại hiệu quả cao

Mục tiêu niềng răng cho bé 7 tuổi 

Mục tiêu chính khi niềng răng cho bé 7 tuổi là:

  • Giảm thiểu tình trạng sai khớp cắn, loại bỏ những thói quen xấu và giúp cho quá trình chỉnh nha sau này dễ dàng và thuận lợi hơn. 
  • Niềng răng sớm giúp sửa chữa những răng mọc lệch lạc hoặc đang mọc di chuyển về đúng vị trí trên cung hàm, thành lập được một khớp cắn lý tưởng nhất. 
  • Giúp bé loại bỏ các thói quen xấu: mút môi, thở miệng, đẩy lưỡi,…
  • Về mặt chức năng: Trẻ ăn nhai tốt hơn, răng mọc thẳng hàng đều đặn nên vệ sinh răng miệng dễ dàng hơn, giảm tình trạng sâu răng.
  • Về mặt tinh thần: Giúp trẻ tự tin, bé phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần. 
  • Về mặt thẩm mỹ: Trẻ tự tin, giao tiếp tốt hơn nhờ hàm răng đều, đẹp. 

Phương pháp niềng răng cho trẻ 7 tuổi

Những phương pháp niềng răng cho trẻ 7 tuổi mang lại hiệu quả cao như: Đeo hàm Trainer, niềng răng mắc cài và niềng răng trong suốt,… Mỗi phương pháp sẽ có ưu nhược điểm khác nhau. Ba mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ thăm khám để được tư vấn phương pháp phù hợp với từng tình trạng sai lệch của trẻ. 

 

Ưu điểm 

Nhược điểm 

Hàm Trainer (Trainer Alignment/ Khí cụ EF) còn gọi là khí cụ chức năng tiền chỉnh nha. 

  • Điều trị can thiệp sớm cho trẻ ở thời kì răng sữa và răng hỗn hợp (từ 3 – 15 tuổi),giúp điều trị sớm những sai lệch khớp cắn, cắn chìa, cắn sâu, cắn hở, hoặc móm răng do trượt hàm.
  • Giúp chỉnh nha trong tương lai dễ dàng, toàn diện hơn, hạn chế nhổ răng và đồng thời giúp trẻ thay đổi những thói quen xấu ảnh hưởng đến răng miệng (đẩy lưỡi, thở miệng, mút tay, mút môi,…). 
  • Có rất nhiều loại hàm Trainer với chỉ định khác nhau, do đó ba mẹ nên đưa bé đến bác sĩ nha khoa để được khám và chỉ định sử dụng loại hàm phù hợp nhất đối với con em mình, không được tự ý mua hàm Trainer qua các trang thông tin quảng cáo để tránh tiền mất mà bệnh lại trầm trọng hơn. 
  • Bé phải hợp tác tốt, tuân thủ kế hoạch điều trị của bác sĩ thì mới đem lại hiệu quả cao. 

Niềng răng mắc cài

Niềng răng mắc cài là phương pháp chỉnh sửa răng lệch lạc phổ biến hiện nay. Niềng răng bằng mắc cài được chỉ định cho bé 7 tuổi trong một số trường hợp như: cắn chéo hở răng trước, các răng trước mọc chen chúc lệch lạc,… Bé chỉ đeo mắc cài trong thời gian ngắn nhưng hiệu quả sửa chữa rất cao. 

  • Niềng răng bằng mắc cài có thể làm trẻ có giác đau khó chịu, ê nhức răng trong quá trình niềng.
  •  Mắc cài dán lên răng làm bé vệ sinh răng và ăn uống cũng khó khăn. 
  • Thời gian đầu trẻ có thể tự ti về việc đeo mắc cài, vì vậy ba mẹ nên khuyến khích và động viên tinh thần cho bé trước khi điều trị. 

Niềng răng tháo lắp

  • Có hiệu quả đối với các lệch lạc răng nhỏ và cắn chéo; răng cắn ngược (răng hàm dưới ở bên ngoài so với răng hàm trên); cắn hở (răng trên và răng dưới không chạm nhau khi cắn chặt hai hàm).
  • Phù hợp với bệnh nhân trẻ, có giá thành khá rẻ, hiệu quả cao, vừa chỉnh răng vừa chỉnh xương hàm.
  • Nhẹ nhàng di chuyển răng sữa, kích thích hoặc hạn chế sự tăng trưởng của xương hàm.
  • Có kết quả nhanh trong vòng 6 đến 9 tháng vì xương hàm đang trong giai đoạn tăng trưởng.
  • Có thể tháo ra để ăn và vệ sinh dễ dàng.
  • Trẻ không hợp tác và không đeo niềng răng với thời gian tối thiểu là 22/24h thì hiệu quả không cao và thời gian điều trị kéo dài. Do đó, ba mẹ cần quan tâm và theo dõi bé nhiều hơn.
  • Lực tạo ra từ hàm tháo lắp rất nhỏ nên đeo trong thời gian dài mới có tác dụng.

Cần lưu ý gì khi niềng răng cho bé lúc 7 tuổi

Có một vài lưu ý ba mẹ cần nắm trước khi niềng răng cho bé: 

  • Trước khi bắt đầu niềng răng, ba mẹ cần giải thích cho bé về tình trạng răng miệng của bé đồng thời động viên, hướng dẫn cho trẻ chăm sóc răng miệng đúng cách để duy trì hàm răng chắc khỏe trong suốt thời gian điều trị.
  • Làm công tác tư tưởng cho trẻ: Ba mẹ dạy cho bé hiểu về lợi ích của niềng răng, để trẻ niềng răng một cách tự nguyện và hợp tác trong quá trình điều trị. Ba mẹ nên đồng hành cùng bé, để bé không cảm thấy tự ti với bạn bè xung quanh, vượt qua những cơn đau và khó ăn khi niềng.
  • Chế độ dinh dưỡng: Khi niềng răng có thể gây cản trở ăn uống và làm bé khó chịu, bé cảm thấy chán ăn. Vì vậy, ba mẹ nên xây dựng một chế độ ăn phù hợp và đầy đủ dưỡng chất để tránh trẻ bị sụt cân, thiếu chất làm ảnh hưởng sự phát triển về thể chất lẫn tinh thần của trẻ.
  • Chăm sóc răng miệng: Hướng dẫn trẻ chải răng đúng cách, vệ sinh răng miệng sạch sẽ để tránh bị sâu răng, viêm nướu,… trong quá trình niềng răng.
  • Tái khám định kỳ: Đặc biệt phải tuân thủ lịch tái khám của bác sĩ. Vì trong quá trình niềng răng, để bác sĩ có thể theo dõi và đánh giá chính xác hiệu quả điều trị và lên kế hoạch tiếp theo cho phù hợp từng giai đoạn niềng răng. Tránh bỏ lỡ nhiều buổi hẹn hoặc tái khám trễ quá lâu sẽ gây ảnh hưởng xấu đến kết quả điều trị.

Niềng răng cho bé lúc 7 tuổi là một quyết định sáng suốt của ba mẹ nhằm chỉnh sửa những lệch lạc răng từ sớm, tác động vào sự phát triển của xương hàm theo chiều hướng có lợi cho bé, đồng thời loại bỏ các thói quen xấu làm di lệch răng và hẹp cung hàm. Ba mẹ nên đưa bé đến các cơ sở nha khoa có chuyên khoa răng trẻ em hoặc bác sĩ niềng răng trẻ em để được tư vấn chính xác nhất. 

Nội dung chính
© 2024 Nha Khoa Trẻ.