NHA KHOA TRẺ – Chỉnh nha cùng chuyên gia Invisalign

Giờ mở cửa: T2 – T6: 8:30 – 18:30, T7 – CN: 8:00 – 18:00 – Hotline: 0901.334.334 – 38 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội

Những điều ba mẹ cần biết khi lựa chọn hàm Trainer cho trẻ em

Hàm Trainer là một khí cụ tiền chỉnh nha – giúp loại bỏ các thói quen xấu ở trẻ, hướng dẫn các răng mọc đúng vị trí trên cung hàm do đó mà làm giảm độ khó khi điều trị răng miệng cho trẻ ở giai đoạn trưởng thành. Tuy nhiên, không phải trẻ nhỏ nào có vấn đề bất thường về răng miệng cũng sử dụng được hàm Trainer, do đó ba mẹ không nên cho trẻ đeo nếu chưa được sự đồng ý của bác sĩ. 

Hàm Trainer cho trẻ em nếu được sử dụng đúng cách sẽ đem lại rất nhiều lợi ích đối với sự phát triển tự nhiên của bộ răng hỗn hợp (từ 6 đến 12 tuổi). Tuy nhiên, hàm Trainer có nhiều loại, mỗi loại được áp dụng trong mỗi giai đoạn phát triển khác nhau của trẻ, do đó ba mẹ cần tìm hiểu kỹ trước khi quyết định cho trẻ điều trị. 

Dưới đây, Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Huy Hoàng sẽ giải đáp chi tiết cho ba mẹ về loại hàm này để lựa chọn cho con.

1. Hàm Trainer cho trẻ em là gì?

Hàm Trainer đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh sai lệch khớp cắn của trẻ, hướng dẫn các răng mọc đúng vị trí. Đối với mô mềm, hàm Trainer có tác dụng loại bỏ các lực gây hại từ môi, má, lưỡi đến sự phát triển của răng và xương. Ngoài ra, hàm Trainer còn có tác dụng định hướng lại phát triển xương hàm, phù hợp với trẻ đang trong giai đoạn phát triển xương (từ 7-8 tuổi).

Hàm Trainer được làm bằng silicon, tương đối mềm mại, mô phỏng theo hình dạng cung răng và được thiết kế sẵn với nhiều kích cỡ khác nhau tương thích với vị trí răng và môi, má, lưỡi. Hàm Trainer được cấu tạo như thế nào để phù hợp với chức năng: 

  • Chỗ đặt lưỡi để hướng dẫn đặt lưỡi đúng vị trí mà không gây xô lệch răng.
  • Thanh chặn môi để loại bỏ các thói quen xấu của trẻ như mút môi, mút ngón tay.
  • Có rãnh cho răng hàm trên và hàm dưới, hướng dẫn răng mọc đúng vị trí trên cung hàm.
  • Khí cụ vừa khít với hàm của bé, giúp loại bỏ thói quen thở miệng, tập cho bé thở bằng mũi.
  • Phần kích hoạt để kích thích sự phát triển của xương hàm.
 

Hàm Trainer hoạt động dựa trên việc tạo ra một lực tác động nhẹ nhàng và liên tục lên răng và xương hàm. Nhờ đó, hàm Trainer giúp răng mọc đều thẳng tắp, điều chỉnh khớp cắn và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển xương hàm theo hướng có lợi. Bên cạnh đó, hàm Trainer còn giúp loại bỏ các hoạt động cận chức năng gây hại của môi, má, lưỡi đến sự phát triển của bộ răng; hướng dẫn các răng mọc đúng vị trí.

Hàm trainer cho trẻ em là khí cụ chỉnh nha hiệu quả

Hàm trainer cho trẻ em là khí cụ chỉnh nha hiệu quả

2. Hàm Trainer phù hợp trong trường hợp nào? 

Tác động niềng răng bằng hàm Trainer ngay từ sớm không những điều chỉnh được sự chen chúc của răng và còn kích thích xương hàm phát triển. Không dừng lại tại đó, hàm Trainer còn giúp ngăn chặn các hoạt động cận chức năng gây hại của môi, má, lưỡi đến sự phát triển của răng, từ đó loại bỏ sự lệch lạc và sắp xếp các răng mọc đúng vị trí giải phẫu. 

Trường hợp sử dụng

Tác dụng

Độ tuổi khuyến khích

Cung hàm hẹp hoặc rộng

Kích thích cung hàm phát triển theo chiều ngang (nong rộng cung hàm), giúp định hướng phát triển xương hàm theo hướng mong muốn.

Độ tuổi vàng để điều chỉnh phát triển xương là từ 7-8 tuổi.

Răng mọc chen chúc, lệch lạc

Sửa được một số lệch lạc răng, dự phòng sự lệch lạc của bộ răng sau này và sắp xếp các răng mọc đúng vị trí.

Chỉ định đeo cho những trường hợp lệch lạc nhẹ đến trung bình. Không dùng cho trường hợp lệch lạc nặng bởi có nguy cơ tác động chân răng gây tiêu xương.

Thích hợp với trẻ từ 5 – 10 tuổi.

Răng thưa, khe hở giữa các răng vĩnh viễn rộng

Chỉnh 1 số lệch lạc nhỏ nhóm răng trước bằng cách đóng khoảng hở giữa các răng.

Thích hợp với trẻ từ 5 – 10 tuổi.

Khớp cắn hở (khi cắn chặt 2 hàm không khít với nhau)

Hàm Trainer có tác dụng đưa răng về đúng khớp cắn, điều chỉnh tình trạng khớp cắn sâu hoặc khớp cắn hở.  

Được áp dụng cho độ tuổi thay răng sữa từ 6 đến 12 tuổi, mỗi ngày dùng khoảng 1 tiếng và để qua đêm khi ngủ.

Trẻ có thói quen xấu: mút ngón tay, há miệng khi ngủ, ngậm núm vú giả, tật đẩy lưỡi, mút môi,…

Loại bỏ được những thói quen xấu gây hại cho việc mọc răng và hướng dẫn đặt lưỡi về đúng vị trí, hạn chế mút tay, bỏ thói quen thở bằng miệng và từ từ điều chỉnh răng về đúng vị trí.

Loại niềng này được bác sĩ khuyên dùng trong giai đoạn 3 – 6 tuổi, mỗi ngày 1h và để qua đêm khi ngủ.

3. Ưu nhược điểm của hàm Trainer

Hàm Trainer có nhiều loại, tùy theo giai đoạn phát triển của trẻ mà bác sĩ sẽ chỉ định một loại hàm Trainer phù hợp. Hàm Trainer giúp khắc phục 1 số tình trạng lệch lạc răng đơn giản của trẻ và hạn chế những thói quen xấu từ khi còn bé. Đặc biệt, nó còn có tác dụng định hướng sự phát triển của xương hàm theo hướng có lợi.

Như vậy, một ưu điểm lớn nhất của hàm Trainer là khí cụ được làm bằng silicone nên mềm mại, ít vướng víu do đó trẻ dễ dàng hợp tác hơn. Hàm Trainer là khí cụ tiền chỉnh nha – sửa chữa những sai lệch về răng và xương trong giai đoạn sớm để làm giảm độ phức tạp khi trẻ vào giai đoạn trưởng thành.  

Một số nhược điểm của hàm Trainer có thể kể đến như: 

  • Trẻ cần hợp tác trong thời gian khá dài: Hàm silicon mềm mại, khi ăn cần phải tháo ra và trẻ cần đeo ít nhất 2 tiếng vào ban ngày và mang suốt đêm khi ngủ trong ít nhất 6 tháng. 
  • Ở thời gian đầu khi trẻ còn chưa quen với hàm Trainer sẽ rất dễ bị rớt ra trong khi ngủ, do đó ba mẹ cần theo dõi, quan sát trẻ để đặt hàm lại vị trí cũ giúp hàm Trainer hoạt động một cách hiệu quả. Hàm Trainer tháo ra, lắp vào được nên cần có sự hợp tác của bé để rút ngắn thời gian điều trị. 
  • Nếu trẻ bị nghẹt mũi hay có vấn đề ở đường hô hấp trên thì không thể sử dụng hàm Trainer vì trẻ sẽ không thở được. 
  • Tùy theo tình trạng phát triển của bé và sự lệch lạc của răng, bác sĩ sẽ chỉ định loại hàm Trainer phù hợp cho con bạn. Do đó, không được tự ý cho con đeo hàm Trainer theo kinh nghiệm của các ông bố bà mẹ khác. Vì nếu đeo hàm không đúng chỉ định sẽ làm trầm trọng thêm vấn đề trẻ đang mắc phải.
  • Hàm Trainer sản xuất theo size sẵn của cung hàm trẻ em nước ngoài (có cung hàm rộng hơn). Chính vì vậy ko nên tự đeo mà cần lấy mẫu đo đạc để chọn hàm phù hợp với kích thước mẫu hàm cá nhân hoá từng bé.

Tóm lại, nếu bố mẹ phát hiện răng bé có tình trạng lệch lạc, cần đưa bé đến bác sĩ nha khoa càng sớm càng tốt để được tư vấn, khám và điều trị. Tuyệt đối không nên tự ý cho bé đeo hàm Trainer theo sự review của người khác vì tình trạng sai lệch và sự tăng trưởng của các bé không giống nhau.

Chưa có bình luận nào
Đăng một bình luận
Họ tên
E-mail
Website