Niềng răng ăn cháo bao lâu? Một số lưu ý ăn uống khi chỉnh nha
Niềng răng ăn cháo bao lâu? Bác sĩ khuyến cáo nên ăn cháo trong những ngày đầu niềng răng thay vì ăn cơm như bình thường để ổn định khí cụ chỉnh nha trên cung hàm.
Trong quá trình niềng răng, đặc biệt là niềng răng mắc cài thì sẽ gây ảnh hưởng ít nhiều đến chế độ ăn uống hàng ngày của bạn. Khi đó, bác sĩ khuyến cáo nên ăn cháo trong những ngày đầu niềng răng thay vì ăn cơm như bình thường để ổn định khí cụ chỉnh nha trên cung hàm. Vậy niềng răng ăn cháo bao lâu?
1. Tại sao thời gian đầu niềng răng phải ăn cháo?
Niềng răng để điều trị các trường hợp răng hô, móm, thưa, khấp khểnh, giúp hàm răng trở nên đều đẹp và chuẩn khớp cắn. Quá trình niềng răng, bác sĩ sẽ sử dụng các khí cụ chuyên dụng là mắc cài, dây cung hoặc máng niềng trong suốt để tạo kéo các răng dần về vị trí mong muốn trên cung hàm.
Giai đoạn đầu niềng răng khi bạn chưa quen với các khí cụ thì có thể cảm thấy khó chịu và đau nhức răng. Mức độ đau răng ít hay nhiều phụ thuộc vào tình trạng răng, kỹ thuật niềng răng và cơ địa của từng người.
Thông thường, bác sĩ sẽ khuyến khích người bệnh sử dụng máng niềng trong suốt chỉnh nha bởi nó giúp hạn chế tối đa cảm giác đau nhức răng lại có thể tháo lắp dễ dàng. Từ đó, bạn có thể ăn uống thoải mái hơn và không cần quá lo lắng việc niềng răng ăn cháo bao lâu vì thời gian này sẽ được rút ngắn đáng kể.
Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp niềng răng thì bác sĩ đều sẽ chỉ định ăn cháo trong thời gian đầu chỉnh nha. Việc này nhằm giúp hạn chế tình trạng đau nhức răng, đồng thời giúp khí cụ ổn định trên răng, tránh bung tuột mắc cài.
2. Niềng răng ăn cháo bao lâu mới có thể ăn uống bình thường?
Như đã nói, mức độ đau nhức răng ở mỗi trường hợp niềng răng là khác nhau, do đó việc niềng răng ăn cháo bao lâu cũng có thời gian khác biệt. Thông thường thời gian ăn cháo kéo dài nhất là khoảng 1 tuần đầu niềng răng.
Trong trường hợp niềng các loại mắc cài thì bạn cũng cần lưu ý đến thời điểm siết răng định kỳ. Khi đó bác sĩ sẽ thay thun và dây cung, đồng thời siết lực trên răng để giúp răng dịch chuyển trong giai đoạn mới. Và sau đó bạn cũng sẽ cảm thấy ê buốt răng trong 1 vài ngày khiến việc ăn uống gặp khó khăn.
Lúc này, niềng răng ăn cháo bao lâu cũng là vấn đề mà bạn cần quan tâm để tránh tình trạng đau răng trở nên nghiêm trọng hơn. Thường thì việc ăn cháo sau siết răng định kỳ sẽ không kéo dài quá 3 ngày. Ngoài ra, thay vì chỉ ăn cháo thì trong thời gian này bạn cũng có thể ăn các món ăn mềm khác như súp, sinh tốt, sữa, nước ép,… để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể.
Niềng răng bao lâu thì ăn được cơm? Sau khi cảm giác đau nhức răng do niềng răng chấm dứt hoàn toàn thì có thể chuyển sang ăn các món ăn hay ăn cơm như bình thường. Tuy nhiên, chế độ ăn uống khi niềng vẫn có sự khác biệt đôi chút so với bình thường nên cần đặc biệt lưu ý.
Xem thêm:
Niềng răng có ăn được mì không?
[Giải đáp] Niềng răng có nên uống nước lạnh không?
3. Một số lưu ý ăn uống để chỉnh nha đạt hiệu quả tối ưu
Có thể bạn đã biết, các trường hợp niềng răng mắc cài sẽ gặp phải một số khó khăn khi ăn uống chứ không thể thoải mái như niềng răng trong suốt. Do khí cụ mắc cài gắn cố định trên răng, khá cồng kềnh và gây vướng víu cho người niềng nên việc ăn uống cần phải lưu ý những vấn đề sau:
- Không nên ăn các thức ăn phải cắn, gặm, thức ăn quá cứng, dai và dễ dính vào mắc cài.
- Tránh ăn các thực phẩm nhiều axit, nước uống có ga để không ảnh hưởng đến chất lượng mắc cài.
- Việc vệ sinh răng miệng khi đeo mắc cài khá khó khăn, do đó khi ăn uống cần tránh các loại thức ăn vụn, nhiều đường vì nó dễ hình thành mảng bám và vi khuẩn gây ra sâu răng.
Bên cạnh việc “niềng răng ăn cháo bao lâu” cũng như chế độ ăn uống khi niềng răng thì bạn cũng cần chú ý đến cách vệ sinh răng miệng của mình. Có không ít trường hợp người niềng mắc bệnh sâu răng, viêm nướu khi chỉnh nha dẫn khiến việc điều trị mất thêm thời gian và tốn kém chi phí. Do đó, trong quá trình niềng răng bạn hãy tuân thủ đúng theo chỉ dẫn của nha sĩ để chăm sóc răng miệng đúng cách nhé!
Nếu bạn đang quan tâm đến các phương pháp niềng răng chỉnh nha hoặc cần tư vấn trực tiếp thì bạn có thể liên hệ với Nha khoa Trẻ để bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn miễn phí.
NHA KHOA TRẺ HÀ NỘI
Địa chỉ: 38 Ngụy Như Kon Tum – Thanh Xuân – Hà Nội
Hotline: 0901.334.334
Fanpage: nhakhoatrehanoi
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Tin tức
- Tư vấn chỉnh nha
- Tư vấn răng sứ thẩm mỹ
- Tư vấn trồng răng
- Tư vấn nha khoa trẻ em
- Nha khoa tổng quát
- Răng hô vẩu
- Răng móm
- Răng khôn
- Cầu răng sứ
- Trồng răng
- Răng đau buốt
- Trám răng
- Sâu răng
- Chăm sóc răng cho bé
- Viêm lợi
- Làm trắng răng
- Cạo cao răng
- Hàm răng
- đánh răng
- X-quang răng
- Tụt lợi
- điều trị tủy
- Răng trẻ em
- Hàm răng xấu
- Súc miệng
- Bệnh răng miệng
- Máy móc
- Chỉnh nha mắc cài
- Răng thưa
- Răng cấm
- Chăm sóc răng miệng
- Chỉnh nha cho bé
- Nhổ răng sữa
- Mất răng
- Implant
- Sai khớp cắn
- Răng sứ
- Chỉnh nha
- Nhổ răng
- Chỉnh nha trong suốt
- Dán sứ
- Mọc răng sữa
- Trẻ thay răng
- Hàm giả tháo lắp
- Công nghệ nha khoa