[Giải đáp] Nhổ răng khôn đi máy bay được không?
Ở áp suất cao có thể khiến các vết thương trên cơ thể nặng hơn. Vì vậy, nhổ răng khôn đi máy bay được không còn phụ thuộc vào cơ địa và tốc độ hồi phục của mỗi người.
Tiểu phẫu nhổ răng số 8 sẽ để lại tình trạng sưng đỏ, đau nhức khó chịu và chảy máu kéo dài. Do đó sau khi nhổ răng khôn đi máy bay được không và nếu đi máy bay thì có an toàn không là thắc mắc chung của rất nhiều người. Trong bài viết dưới đây, Nha khoa Trẻ sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết nhổ răng khôn đi máy bay được không trong bài viết dưới đây.
1. Tại sao bạn thường cảm thấy đau răng khi đi máy bay?
Khi đi máy bay, nhiều người gặp phải tình trạng đau nhức răng vô cùng khó chịu. Điều này trong y học được gọi là “đau răng hàng không” do sự thay đổi về áp suất trong khoang máy bay làm ảnh hưởng đến răng.
Khi này, vết nhiễm trùng, răng sâu, viêm chóp, viêm tủy cấp tính, răng bị nứt không được điều trị có thể làm khí tích tụ trong xương hàm gây ra đau đớn hoặc làm nhiễm trùng nặng hơn. Nếu răng ở hàm dưới thì cơn đau răng hàng không có thể gây khó chịu ở tai hoặc hàm. Trong khi đó, nếu răng ở hàm trên thì sẽ gây đau ở khoang mũi.
Tình trạng đau này có thể trở nên trầm trọng hơn khi máy bay cất cánh và hạ cánh. Lúc này, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau, nếu nhẹ hơn thì có thể nhai kẹo cao su để giải quyết cơn đau răng. Vì vấn đề này mà nhiều người có chung một thắc mắc liệu nhổ răng khôn đi máy bay được không. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn trong phần tiếp theo.
2. Nhổ răng khôn đi máy bay được không?
Trên thực tế, để biết sau khi nhổ răng khôn đi máy bay được không thì còn phụ thuộc vào cơ địa và tốc độ hồi phục của mỗi người. Nhổ răng 8 là một loại tiểu phẫu có độ khó cao và sẽ để lại đau nhức và ê buốt sau khi hoàn thành. Do đó nha sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân nghỉ ngơi, hạn chế hoạt động, di chuyển và đặc biệt là di chuyển bằng phương tiện có môi trường áp suất cao như máy bay.
Khi trên máy bay, áp suất trong khoang có thể làm tình trạng đau nhức trở nên nghiêm trọng hơn. Tệ hơn là có thể gây ra nhiễm trùng, áp xe do khí tích tụ trong xương hàm. Ngoài ra, khi áp suất khí quyển thấp hơn áp suất bên trong cơ thể người có thể làm hở, rách vết thương, gây chảy máu kéo dài.
Nếu đang ở trên chuyến bay đường dài, bệnh nhân sẽ dễ mất sức do đau nhức khó chịu và mất nhiều máu và làm vết thương lâu lành hơn. Cũng có trường hợp một số bệnh nhân bị biến đổi hình dáng khuôn mặt do sưng đỏ sau khi nhổ răng khôn. Họ sẽ phải trải qua thủ tục hải quan nghiêm khắc, thậm chí là bị cấm bay.
Xem thêm: Triệu chứng sau khi nhổ răng khôn
3. Nhổ răng khôn xong mấy ngày thì có thể đi máy bay?
Ngoài vấn đề “sau khi nhổ răng khôn đi máy bay được không” thì “sau bao lâu thì có thể đi máy bay” cũng là thắc mắc của rất nhiều người. Để đảm bảo an toàn, sau khi nhổ răng khôn bạn nên nghỉ ngơi, hạn chế di chuyển ít nhất 1 ngày hoặc đợi đến khi vết thương đóng lại rồi hãy đi máy bay nhằm tránh những rủi ro có thể xảy ra.
Nhưng nếu hậu tiểu phẫu, phản ứng của bạn không quá nặng, quá trình hồi phục nhanh thì việc đi máy bay đường ngắn trong khoảng 1 – 2 giờ đồng hồ sẽ không phải là vấn đề quá lớn.
Vì tính chất công việc hay lý do cá nhân mà bạn phải đi máy bay sau khi nhổ răng khôn. Nhiều người sẽ có chung câu hỏi nhổ răng khôn đi máy bay được không. Lúc này, bạn có thể chuẩn bị thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ để đề phòng trường hợp cơn đau kéo dài.
Ngoài ra, hãy mang theo bông gạc hoặc túi chườm nước đá để cầm máu và làm dịu cơn đau tạm thời. Sau đó hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ nha khoa để được khắc phục và điều trị nhanh chóng.
4. Những lưu ý sau khi nhổ răng khôn
Nhổ răng khôn đi máy bay được không là vấn đề chung của rất nhiều người. Để nhanh chóng giải quyết, bạn cần lưu ý những điều này sau khi nhổ răng khôn giúp vết thương nhanh chóng hồi phục và giữ thể trạng luôn trong trạng thái tốt, ổn định nhất.
- Sử dụng bông y tế cắn chặt vào vị trí vết thương khoảng 1 tiếng để cầm máu.
- Nghỉ ngơi điều độ và hạn chế di chuyển để đẩy nhanh quá trình hồi phục.
- Không dùng lưỡi hoặc tay để chạm vào vết thương để tránh bị nhiễm khuẩn.
- Hạn chế khạc nhổ bởi việc này làm tăng áp suất bên trong miệng và làm vết thương trở nên trầm trọng hơn.
- Tránh các loại thực phẩm có nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao, các loại đồ ăn dai, dẻo, cứng. Chỉ nên ăn những thứ mềm, dễ nuốt như cháo, súp…
- Hạn chế giao tiếp, nói chuyện để tránh việc không khí tích tụ trong xương hàm, làm vết thương lâu lành hơn.
- Nếu cơn đau kéo dài, hãy sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.
- Nếu máu chảy nhiều và liên tục hoặc có hiện tượng sốt, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tìm cách điều trị kịp thời.
Xem thêm:
Lưỡi bị tê sau khi nhổ răng khôn
Ngoài những điều trên, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ xem nhổ răng khôn đi máy bay được không. Lúc này, bác sĩ cho dựa trên thể trạng và tình hình vết thương để cho bạn lời khuyên. Từ đó có thể sắp xếp lịch trình và đưa ra quyết định phù hợp nhất, không làm ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân.
Trên đây là những thông tin giải đáp vấn đề nhổ răng khôn đi máy bay được không. Nếu bạn còn thắc mắc hay đang gặp vấn đề về răng miệng, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được các bác sĩ của Nha khoa Trẻ tư vấn chi tiết miễn phí nhé!
NHA KHOA TRẺ HÀ NỘI
- Địa chỉ: 38 Ngụy Như Kon Tum – Thanh Xuân – Hà Nội
- Hotline: 0901.334.334
- Fanpage: nhakhoatrehanoi
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Tin tức
- Tư vấn chỉnh nha
- Tư vấn răng sứ thẩm mỹ
- Tư vấn trồng răng
- Tư vấn nha khoa trẻ em
- Nha khoa tổng quát
- Răng hô vẩu
- Răng móm
- Răng khôn
- Cầu răng sứ
- Trồng răng
- Răng đau buốt
- Trám răng
- Sâu răng
- Chăm sóc răng cho bé
- Viêm lợi
- Làm trắng răng
- Cạo cao răng
- Hàm răng
- đánh răng
- X-quang răng
- Tụt lợi
- điều trị tủy
- Răng trẻ em
- Hàm răng xấu
- Súc miệng
- Bệnh răng miệng
- Máy móc
- Chỉnh nha mắc cài
- Răng thưa
- Răng cấm
- Chăm sóc răng miệng
- Chỉnh nha cho bé
- Nhổ răng sữa
- Mất răng
- Implant
- Sai khớp cắn
- Răng sứ
- Chỉnh nha
- Nhổ răng
- Chỉnh nha trong suốt
- Dán sứ
- Mọc răng sữa
- Trẻ thay răng
- Hàm giả tháo lắp
- Công nghệ nha khoa