Nhổ răng khôn bao lâu thì hết chảy máu? Lưu ý quan trọng sau nhổ răng
Nhổ răng khôn xong thường chảy máu kéo dài từ 30 - 60 phút, có trường hợp từ 1-2 giờ. Cần thực hiện cầm máu theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
Bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng khôn đối với các răng mọc lệch, mọc ngầm gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng. Khi thực hiện tiểu phẫu nhổ răng khôn sẽ phải tác động vào mô nướu ít hoặc nhiều dẫn đến tình trạng chảy máu sau nhổ răng khôn, đây là điều hoàn toàn bình thường. Vậy sau nhổ răng khôn bao lâu thì hết chảy máu? Tham khảo bài viết dưới đây để có được đáp án cho mình nhé!
1. Nhổ răng khôn bao lâu thì hết chảy máu?
Rất nhiều người có cùng chung nỗi lo lắng, sợ hãi khi nhổ răng khôn, nhổ răng khôn có đau không, có chảy máu lâu không? Đây chính là lý do mà nhiều người vẫn chưa quyết định nhổ răng khôn, nhưng thực tế việc để răng khôn tồn tại càng lâu thì càng tăng nguy cơ biến chứng và khiến việc nhổ răng khôn số 8 phức tạp hơn.
Tùy vào cơ địa và tình trạng của từng người mà việc nhổ răng khôn bao lâu thì hết chảy máu sẽ cần thời gian khác nhau. Đặc biệt là đối với những chiếc răng khôn mọc lệch, mọc ngang, thân răng to thì sẽ khiến vết thương sau nhổ răng lớn hơn, điều này cũng có nghĩa là tình trạng chảy máu ở huyệt ổ răng cũng nhiều hơn.
Thông thường, đối với một ca nhổ răng số 8 thì thời gian máu chảy sẽ kéo dài 30 – 60 phút, có một số trường hợp lâu hơn khoảng 1 – 2 giờ. Trong 24 giờ đầu vẫn có thể gặp phải hiện tượng nước bọt có màu hồng do rỉ một ít máu nhưng không có gì đáng lo ngại.
Bạn chỉ cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ về cách cầm máu, chế độ vệ sinh và ăn uống sau nhổ răng thì sẽ giúp vết thương nhanh liền và không còn chảy máu nữa.
2. Nguyên nhân gây chảy máu sau khi nhổ răng khôn
Việc chảy máu sau khi nhổ răng khôn có thể xuất phát từ một trong những nguyên nhân dưới đây:
- Răng khôn là chiếc răng hàm to và đôi khi sẽ có hình dáng khá “kỳ lạ” như nhiều chân răng, chân răng mọc sâu, kích thước to khác thường,… Chính vì vậy, việc nhổ răng sẽ làm tổn thương đến nướu cũng như các mạch máu ở xung quanh.
- Quy trình nhổ răng không đạt chuẩn có thể tạo ra vết rách to, tổn thương đến các dây thần kinh và mạch máu ở trong khoang miệng.
- Viêm nhiễm vùng nhổ răng do cách chăm sóc, vệ sinh hay các dụng cụ thực hiện không được đảm bảo.
- Xương ổ răng có dị vật rơi vào, mô hạt nhiễm trùng hoặc nang răng.
- Cơ thể người bệnh có những vấn đề như huyết áp cao, phụ nữ đến tháng, cơ thể thiếu chất,… cũng có thể gây ra chảy máu sau khi nhổ răng khôn.
3. Có nên uống thuốc cầm máu sau khi nhổ răng không?
Người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng thuốc để cầm máu nhưng cần sử dụng theo đúng chỉ định từ bác sĩ. Các loại thuốc cầm máu sẽ gia tăng tốc độ hình thành cục máu đông, ngăn sự phân hủy Fibrin, tăng độ bền của mạch,… Không chỉ hỗ trợ cầm máu, các loại thuốc này còn ngăn ngừa viêm nhiễm và giảm biến chứng về sau.
Một số loại thuốc được bác sĩ nha khoa tin dùng là:
- Thuốc cầm máu nhổ răng Calci Clorid.
- Thuốc Acid Tranexamic.
- Thuốc Carbazochrome.
4. Cách cầm máu sau khi nhổ răng khôn
Bên cạnh việc sử dụng thuốc, bác sĩ cũng sẽ có những lưu ý để giảm thiểu tình trạng chảy máu ở bệnh nhân. Nếu bạn đọc áp dụng đúng cách, máu sẽ dần dần ngừng chảy và không cần lo lắng nhổ răng khôn bao lâu thì hết chảy máu nữa.
4.1 Cố định băng gạc đúng vị trí
Sau khi nhổ răng xong, bác sĩ sẽ cung cấp cho bệnh nhân những miếng gạc y tế để chèn vào vị trí huyệt nhổ. Máu sẽ thấm từ từ vào gạc và nhanh hình thành cục máu đông hơn. Cách thức thực hiện cụ thể như sau:
- Dùng miếng gạc sạch và cuộn tròn hoặc gấp thành hình vuông để giúp băng gạc đảm bảo sự cố định.
- Làm ẩm và đặt băng gạc nhẹ nhàng vào vị trí nhổ răng.
- Tạo áp lực nhẹ lên vị trí gạc và giữ gạc ở đúng vị trí.
Bệnh nhân cũng có thể tự làm điều này tại nhà nếu nhổ răng khôn chảy máu nhiều. Bên cạnh đó, việc sử dụng túi trà lọc thay băng gạc cũng đem lại hiệu quả tốt và tăng tốc độ hình thành cục máu đông.
4.2 Không tác động đến huyệt ổ răng
Sau khi nhổ răng khôn, cảm giác đau nhức âm ỉ và sự “thiêu thiếu” tại vị trí nhổ răng chắc chắn sẽ khiến người bệnh khó chịu. Nhiều người sẽ liên tục mở miệng và muốn kiểm tra vị trí huyệt răng hay thậm chí là đưa tay, lưỡi chạm vào đó liên tục. Điều này sẽ khiến máu khó đông và có thể tiếp tục gây chảy máu.
Theo đúng nguyên tắc, trong 24 giờ đầu bệnh nhân cần hạn chế tối đa việc chạm và làm cục máu đông vỡ ra. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn cần tuân thủ theo một số nguyên tắc như:
- Không khạc nhổ hay súc miệng quá mạnh.
- Không dùng ống hút vì điều này có thể gây tác động đến cục máu đông.
- Hạn chế hắt hơi, sổ mũi khi miệng đang mở.
- Tránh sử dụng nhạc cụ hay đưa vật thể lạ vào miệng trong thời gian đầu khi mới thực hiện nhổ răng.
4.3 Không hút thuốc lá, sử dụng rượu bia
Thuốc lá, rượu bia hay các chất kích thích nói chung đều có ảnh hưởng đến cơ thể và khiến nhổ răng khôn chảy máu lâu. Thậm chí những sản phẩm này còn có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề hơn và tốt nhất không nên sử dụng trong 48 giờ đầu sau nhổ răng.
4.4 Tránh vận động mạnh, nghỉ ngơi hợp lý
Nhiều người không để ý nhưng việc nghỉ ngơi hợp lý và tránh vận động mạnh lại giúp hạn chế chảy máu sau khi nhổ răng khôn. Trong 1-2 ngày đầu, bạn nên tránh hoạt động mạnh và dành thời gian để cơ thể hồi phục. Vết thương sẽ lành nhanh hơn rất nhiều so với người phải làm việc ngay lập tức.
4.5 Chế độ ăn uống phù hợp
Một trong những lưu ý khi nhổ răng số 8 bạn cần ghi nhớ là chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp cơ thể của bạn hồi phục nhanh chóng và tăng tốc độ lành tại vị trí nhổ răng. Những loại thực phẩm được ưu tiên là các loại rau củ, chế phẩm từ sữa, các loại thức ăn lỏng mềm như cháo, súp,… Tuy nhiên, những loại đồ ăn quá cứng, quá dai hay quá nóng, quá lạnh sẽ không phù hợp với bạn.
4.6 Vệ sinh răng miệng sau nhổ răng đúng cách
Vệ sinh răng miệng đúng cách sẽ giúp đảm bảo vệ sinh cũng như hạn chế tối đa rủi ro nhiễm trùng sau khi nhổ răng. Trong khoảng 1-2 ngày đầu tiên, bạn nên súc miệng bằng nước muối sinh lý để làm sạch khoang miệng. Những ngày tiếp theo thì bạn có thể chải răng. Hãy thực hiện thật nhẹ nhàng và tránh vị trí vừa nhổ.
4.7 Thăm khám bác sĩ
Nếu đã thử mọi cách mà máu vẫn chảy nhiều sau khi nhổ răng khôn, bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ nha khoa của mình. Bác sĩ có thể chẩn đoán sơ bộ và phát hiện nguyên nhân của tình trạng này. Tương ứng với đó sẽ là những phương pháp xử lý phù hợp cho từng vấn đề. Một số tình trạng thường gặp có thể kể đến như:
- Chảy máu do rách nướu, vỡ ổ xương: Lúc này, bác sĩ sẽ giúp bạn rửa sạch máu cũng như khâu miệng vết thương cẩn thận.
- Sót chân răng, tổ chức viêm: Lúc này, việc loại bỏ sạch sẽ những phần này cũng như rửa sạch, cắn gạc có oxi già là điều bắt buộc.
- Đứt mạch: Bệnh nhân cần được thực hiện tiểu phẫu để thắt mạch máu.
Xem thêm:
Cách giảm đau sau khi nhổ răng khôn
Nhổ răng khôn bao lâu hết đau?
Sau nhổ răng khôn, bạn cần lưu ý giữ liên lạc với bác sĩ điều trị để kịp thời thông báo những dấu hiệu bất thường (nếu có),đặc biệt là tình trạng chảy quá nhiều và không thể cầm máu. Việc thực hiện nhổ răng khôn tại nha khoa uy tín có bác sĩ giàu kinh nghiệm sẽ giúp bạn giảm thiểu rủi ro sau nhổ răng, đồng thời hỗ trợ tốt nhất cho quá trình hồi phục của bạn.
Để được tư vấn chi tiết hơn về việc nhổ răng khôn bao lâu thì hết chảy máu hay bất kỳ vấn đề liên quan nào khác thì bạn có thể liên hệ với Nha khoa Trẻ theo địa chỉ dưới đây:
Địa chỉ: 38 Ngụy Như Kon Tum – Thanh Xuân – Hà Nội
Hotline: 0901.334.334
Fanpage: nhakhoatrehanoi
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Tin tức
- Tư vấn chỉnh nha
- Tư vấn răng sứ thẩm mỹ
- Tư vấn trồng răng
- Tư vấn nha khoa trẻ em
- Nha khoa tổng quát
- Răng hô vẩu
- Răng móm
- Răng khôn
- Cầu răng sứ
- Trồng răng
- Răng đau buốt
- Trám răng
- Sâu răng
- Chăm sóc răng cho bé
- Viêm lợi
- Làm trắng răng
- Cạo cao răng
- Hàm răng
- đánh răng
- X-quang răng
- Tụt lợi
- điều trị tủy
- Răng trẻ em
- Hàm răng xấu
- Súc miệng
- Bệnh răng miệng
- Máy móc
- Chỉnh nha mắc cài
- Răng thưa
- Răng cấm
- Chăm sóc răng miệng
- Chỉnh nha cho bé
- Nhổ răng sữa
- Mất răng
- Implant
- Sai khớp cắn
- Răng sứ
- Chỉnh nha
- Nhổ răng
- Chỉnh nha trong suốt
- Dán sứ
- Mọc răng sữa
- Trẻ thay răng
- Hàm giả tháo lắp
- Công nghệ nha khoa