Nhổ răng khi trong kỳ kinh nguyệt: Những điều cần lưu ý tuyệt đối
Nhổ răng sâu hỏng hay nhổ răng khôn được chỉ định để bảo vệ sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, không phải thời điểm nào cũng có thể can thiệp nhổ răng, bác sĩ cần căn cứ vào sức khỏe, thể chất của từng người để có chỉ định phù hợp.
Đặc biệt, ở phụ nữ có những ngày “đèn đỏ” đặc biệt nhạy cảm, mọi tác động lên cơ thể hay răng miệng đều cần cân nhắc kỹ lưỡng. Vậy có thể nhổ răng khi trong kỳ kinh nguyệt không? Đâu là thời điểm tốt nhất? Cùng theo dõi bài viết dưới để được chuyên gia giải đáp chi tiết vấn đề này nhé!
1. Nhổ răng khi trong kỳ kinh nguyệt có được không?
Theo tư vấn của chuyên gia nha khoa, các ban nữ không nên nhổ răng khi trong kỳ kinh nguyệt. Giai đoạn này phái nữ rất nhạy cảm và có nhiều thay đổi khiến cơ thể trữ nước, người mệt mỏi. Có không ít bạn cảm thấy khó chịu, cáu gắt, tâm trạng nóng nảy hơn ngày thường.
Đồng thời, thời điểm này phần niêm mạc dễ bị sưng tấy, máu cũng loãng hơn do cơ thể sản sinh ra một số chất làm giảm sự đông máu để loại bỏ niêm mạc tử cung ra khỏi cơ thể nhanh chóng. Lúc này, nếu thực hiện nhổ răng trong kỳ nguyệt không chỉ làm tăng tình trạng khó chịu, đau nhức mà còn dễ xảy ra biến chứng nguy hiểm.
2. Những rủi ro có thể xảy ra nếu nhổ răng khi đang có kinh nguyệt
Các bạn gái khi đến ngày “đèn đỏ” nên hạn chế tối đa việc nhổ răng, nên lựa chọn những thời điểm cơ thể khỏe mạnh bình thường để có giúp nhanh chóng hồi phục sau nhổ răng. Các trường hợp lựa chọn nhổ răng khi trong kỳ kinh nguyệt, sức khỏe không ổn định cần cảnh giác một số rủi ro như sau:
2.1 Nguy cơ bị viêm khô ổ răng
Viêm khô ổ răng xảy ra khi cục máu đông sau nhổ răng không hình thành, chậm hình thành hoặc dễ bị vỡ trước khi lành thương. Nếu xuất hiện tình trạng này sẽ khiến xương và dây thần kinh bên trong lỗ sau nhổ răng lộ ra ngoài. Từ đó gây ra nhiều đau nhức, vết thương khó lành.
Mà những ngày đèn đỏ, nồng độ Estrogen trong cơ thể phụ nữ thường tăng cao, điều này đã được chứng thực là có ảnh hưởng đến tỷ lệ hình thành viêm ổ răng khô.
2.2 Chảy máu nhiều hơn
Sự thay đổi hormon trong thời kỳ kinh nguyệt cùng với sự biến động lượng estrogen ở vùng nướu dễ làm tăng nguy cơ mắc bệnh răng miệng, vùng nướu dễ bị sưng, viêm.
Việc nhổ răng khi trong kỳ kinh nguyệt sẽ rất khó để cầm máu, việc lành thương diễn ra khó khăn, có thể kéo dài lâu ngày, thậm chí là kéo dài cả tháng. Mà khi đó, phụ nữ cũng đã “mất” một lượng máu nhất định khiến cơ thể càng mệt mỏi hơn, cơ thể yếu hơn bình thường.
3. Thời điểm nào tốt nhất để nhổ răng trong chu kỳ kinh nguyệt?
Chu kỳ kinh nguyệt ở mỗi người phụ nữ là khác nhau, thời gian cho những ngày đèn đỏ cũng không giống nhau nhưng thường diễn ra khoảng 3-5 ngày. Bạn cần nắm bắt được thời điểm nào trong tháng là ngày đèn đỏ của bản thân để có sự sắp xếp phù hợp cho việc nhổ răng, tránh nhổ răng khi đang có kinh nguyệt.
Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý khoảng thời gian bắt đầu cho 1 chu kỳ kinh nguyệt mới. Theo bác sĩ thì thời điểm này sẽ có nồng độ estrogen rất cao (thường là ngày đầu tháng). Khi đó phụ nữ cũng nên hạn chế nhổ răng.
Thời điểm tốt nhất để nhổ răng là ngay sau khi qua ngày đèn đỏ, thời điểm mà lượng estrogen trong cơ thể đang giảm ở mức độ thẩm. Như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhổ răng khôn hay bất kỳ chiếc răng sâu hỏng nào khác.
Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp bắt buộc phải nhổ răng khôn khi trong kỳ kinh nguyệt. Cụ thể là nhổ răng nếu răng đã gặp biến chứng quá nặng, gây đau nhức dai dẳng,… nhằm hạn chế tối đa nguy cơ gây hại cho răng miệng.
Xem thêm:
Răng khôn hàm trên mọc lệch ra má
3 dấu hiệu nhận biết răng khôn mọc lệch nhất định phải biết
4. Những lưu ý quan trọng để nhổ răng an toàn
Không chỉ cần tránh nhổ răng khi đang đến ngày đèn đỏ mà bạn cũng cần lưu ý đến những thời điểm đang mang thai, mới ốm dậy, đang điều trị bệnh bằng thuốc, những người đang mắc bệnh máu khó đông, tim mạch hay huyết áp.
Với bất kỳ trường hợp nào bạn hãy đến trực tiếp nha khoa để bác sĩ thăm khám và tư vấn chi tiết, đưa ra lời khuyên cũng như kế hoạch nhổ răng an toàn. Khi đó, bạn nên tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ, chú trọng đến những lưu ý của bác sĩ điều trị.
- Trước khi nhổ răng cần sắp xếp công việc hợp lý, đáp ứng điều kiện nghỉ khoảng 1-3 ngày nghỉ ngơi sau nhổ răng không. Đặc biệt tránh những hoạt động thể thao hay những công việc cần nhiều thể lực sau nhổ răng.
- Nên ăn no trước khi thực hiện nhổ răng để tránh tụt huyết áp đột ngột, từ đó cũng ngăn ngừa được hàng loạt rủi ro.
- Trao đổi với bác sĩ chi tiết về tình trạng sức khỏe của bản thân, thực hiện đầy đủ các xét nghiệm cần thiết để bác sĩ có thể xây dựng được phác đồ điều trị an toàn.
- Sau nhổ răng hãy thực hiện biện pháp chăm sóc răng miệng, ăn uống và vệ sinh đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ. Uống thuốc giảm đau theo đơn kê của bác sĩ và áp dụng các biện pháp giảm đau tại nhà như chườm lạnh, chườm nóng,…
- Trong quá trình hồi phục vết thương, nếu xảy ra bất kỳ vấn đề gì như đau nhức kéo dài, chảy máu bất thường thì cần liên hệ ngay với bác sĩ để được khắc phục kịp thời.
- Tái khám định kỳ để bác sĩ kiểm tra vết mổ và cắt chỉ nếu cần thiết.
Hiện nay, với công nghệ nhổ răng hiện đại Piezotome tại Nha khoa Trẻ, bạn có thể an tâm nhổ răng an toàn, không đau nhức và nhanh lành thương. Máy sử dụng sóng siêu âm để tách rời răng với mô nướu một cách nhẹ nhàng mà không tác động quá nhiều vào mô mềm quanh răng. Kết hợp với kỹ thuật gây tê chuyên nghiệp của bác sĩ sẽ làm tê liệt cảm giác tại vị trí nhổ răng, giúp bệnh nhân không cảm thấy đau nhức gì.
Đặc biệt, đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm đã thực hiện thành công hàng nghìn ca nhổ răng khôn. Mỗi ca có thể nhổ 2-4 răng khôn cùng lúc tùy thể trạng khách hàng, đảm bảo phương án điều trị an toàn, nhanh chóng.
Nếu bạn cần thăm khám và tư vấn về dịch vụ nhổ răng khôn, nhổ răng sâu hỏng thì Nha khoa Trẻ luôn là địa chỉ đáng tin cậy để bạn lựa chọn. Liên hệ ngay với chúng tôi để được bác sĩ chuyên khoa hỗ trợ nhanh chóng theo số hotline 0901.334.334.
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Tin tức
- Tư vấn chỉnh nha
- Tư vấn răng sứ thẩm mỹ
- Tư vấn trồng răng
- Tư vấn nha khoa trẻ em
- Nha khoa tổng quát
- Răng hô vẩu
- Răng móm
- Răng khôn
- Cầu răng sứ
- Trồng răng
- Răng đau buốt
- Trám răng
- Sâu răng
- Chăm sóc răng cho bé
- Viêm lợi
- Làm trắng răng
- Cạo cao răng
- Hàm răng
- đánh răng
- X-quang răng
- Tụt lợi
- điều trị tủy
- Răng trẻ em
- Hàm răng xấu
- Súc miệng
- Bệnh răng miệng
- Máy móc
- Chỉnh nha mắc cài
- Răng thưa
- Răng cấm
- Chăm sóc răng miệng
- Chỉnh nha cho bé
- Nhổ răng sữa
- Mất răng
- Implant
- Sai khớp cắn
- Răng sứ
- Chỉnh nha
- Nhổ răng
- Chỉnh nha trong suốt
- Dán sứ
- Mọc răng sữa
- Trẻ thay răng
- Hàm giả tháo lắp
- Công nghệ nha khoa