Nguyên nhân gây lộ ngà răng và cách điều trị dứt điểm
Răng nhạy cảm, dễ ê buốt khi ăn nhai là biểu hiện của tình trạng lộ ngà răng do men răng bên ngoài đã bị tổn thương hoặc bị mài mòn. Cùng tìm hiểu chi tiết nhé!
Răng nhạy cảm, dễ ê buốt khi ăn nhai là biểu hiện của tình trạng lộ ngà răng do men răng bên ngoài đã bị tổn thương hoặc bị mài mòn. Nếu không điều trị sớm thì biến chứng sau này còn nguy hiểm hơn nữa có thể gây tiêu xương, mất răng.
1. Ngà răng là gì?
Cấu tạo của một chiếc răng vĩnh viễn gồm 3 phần là men răng, ngà răng và tủy răng. Trong đó, ngà răng là lớp thứ 2 được bao bọc bên trong lớp men răng, dưới ngà răng sẽ là ống tủy và tủy răng.
Ngà răng chiếm phần lớn khối lượng thể tích của răng và thành phần chủ yếu tạo nên hình dáng cơ bản của răng. Lớp men ngà răng bình thường khá dày và cứng, nó có màu vàng nhạt, xốp, có tính thấm và độ đàn hồi tốt hơn men răng.
2. Nguyên nhân gây lộ ngà răng
Như đã nói, men răng là lớp nằm ngoài cùng của răng, chỉ khi men răng bị tổn thương hay bị mòn quá nhiều thì phần ngà răng bên trong mới bị lộ ra ngoài. Tình trạng mòn men răng hay lộ ngà răng xảy ra chủ yếu do những nguyên nhân sau đây.
2.1 Bẩm sinh, di truyền
Do yếu tố bẩm sinh hoặc di truyền làm ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng men răng. Khi đó, răng dễ bị tác động bởi các tác nhân bên ngoài dẫn đến hiện tượng gãy vỡ, mòn men răng.
2.2 Thói quen xấu hàng ngày
- Chải răng sai cách: Chải răng quá mạnh theo chiều ngang làm mòn cổ răng.
- Tật nghiến răng lúc ngủ: Lực siết răng mạnh khi nghiến răng làm mặt ăn nhai bị mài mòn.
- Thói quen xấu: Cắn móng tay, cắn các vật cứng, dùng răng mở nút chai,…
2.3 Do ăn nhiều thực phẩm chứa axit
Sử dụng quá nhiều các loại nước ngọt có ga, nước chanh,… hay các loại thực phẩm có tính axit sẽ khiến men răng nhanh bị mài mòn hơn, từ đó làm lộ ngà răng bên trong.
2.4 Mòn răng do bệnh lý răng miệng
- Thiếu sản men răng: Bệnh lý này gây ảnh hưởng đến quá trình khoáng hóa, khi đó sẽ làm men răng bị mềm và dễ vỡ hơn hình thường.
- Sai khớp cắn: Các trường hợp sai khớp cắn sẽ gây ra sự ma sát quá mức giữa hai hàm răng.
- Các bệnh của khớp hàm như đau mỏi khớp, kêu khớp đều có nguy cơ làm mòn răng, lộ ngà răng.
2.5 Một số nguyên nhân khác
- Khô miệng: Nước bọt có tác dụng làm sạch mảng bám trong khoang miệng, nếu miệng bị khô làm giảm tiết nước bọt thì sẽ khiến acid bám lâu hơn trên bề mặt răng. Lúc này sẽ làm tăng nguy cơ lộ ngà răng.
- Dùng thuốc có pH axit thường xuyên: Cụ thể aspirin nhai, vitamin C nhai,… khi tiếp xúc với bề mặt răng có thể gây mòn răng.
- Trào ngược dạ dày – thực quản: Axit trong dạ dày trào lên khoang miệng sẽ gây ra nhiều tổn thương ở men răng.
3. Tác hại của tình trạng ngà răng bị lộ
Phần ngà răng bị lộ ra ngoài sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng và làm giảm chất lượng cuộc sống. Ban đầu sẽ tình trạng đau nhức, ê buốt răng, đặc biệt nhạy cảm khi ăn nhai thực phẩm nóng, lạnh, chua, cay. Các hoạt động vệ sinh răng miệng hàng ngày như chải răng, súc miệng đều khiến người bệnh cảm thấy khó chịu.
Ngà răng bị lộ ra ngoài còn làm giảm thẩm mỹ của toàn bộ hàm răng, màu sắc trên không hài hòa, răng bị mài mòn dần mất đi hình dáng ban đầu.
Bệnh lý tiến triển nặng hơn sẽ khiến chân răng tổn thương nghiêm trọng, thậm chí làm xương ổ răng bị tiêu hủy dần. Cuối cùng tình trạng lộ ngà răng sẽ làm mất răng vĩnh viễn không thể phục hồi.
Chính vì những tác hại này mà ngay khi nhận thấy các dấu hiệu lộ ngà răng thì người bệnh nên đến trực tiếp nha khoa để thăm khám. Bác sĩ sẽ xác định chính xác mức độ nặng nhẹ của răng, các biến chứng liên quan khác để từ đó đưa ra phương án điều trị tối ưu nhất.
4. Cách điều trị triệt để bệnh lý lộ ngà răng
Điều trị tình trạng lộ ngà răng nên thực hiện tại nha khoa thay vì các biện pháp tại nhà, bởi nó không những không chữa được bệnh mà còn khiến bệnh lý trở nặng hơn. Hơn nữa, thực hiện chữa ngà răng tại nha khoa còn giúp tái tạo thân răng vững chững và đều màu, đảm bảo thẩm mỹ cao và phục hồi chức năng ăn nhai.
Các bước tiến thành điều trị tình trạng lộ ngà răng tại nha khoa như sau:
- Bước 1: Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành bôi kem làm giảm nhạy cảm của ngà răng. Mục đích của việc này là để đóng bít kín ống ngà mở. Tiếp đó là bôi Vecni Fluor để làm chắc ngà răng và men răng.
- Bước 2: Người bệnh cần ngậm khay duy trì có chứa thành phần Fluor để giúp làm chắc răng.
- Bước 3: Để kết thúc quá trình chữa trị lộ ngà răng thì bác sĩ trám bít hoặc dán các loại phục hình để đóng kín về mặt ngà răng, đồng thời tạo thẩm mỹ cho răng.
Xem thêm: Viêm chóp răng: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị
Răng bị mòn mặt nhai phải khắc phục như thế nào?
Sau khi điều trị lộ ngà răng thì bác sĩ sẽ có những lưu ý quan trọng trong việc chăm sóc răng miệng, vệ sinh và chế độ ăn uống hợp lý để bảo vệ răng tối ưu sau điều trị.
Hy vọng với những kiến thức đã chia sẻ ở trên thì bố mẹ đã nắm rõ nguyên nhân và cách chữa trị bệnh lý lộ ngà răng. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào liên quan đến ngà răng thì hãy đến trực tiếp nha khoa để thăm khám, tư vấn và điều trị kịp thời nhé!