Nội dung chính

Người mắc bệnh tiểu đường có cấy ghép Implant được không?

Sản phẩm của Nha Khoa Trẻ
Xuất bản: 16/05/2023, Cập nhật lần cuối: 31/10/2024

Cấy ghép Implant được đánh giá là kỹ thuật phức tạp, yêu cầu cao về tay nghề bác sĩ điều trị và cả sức khỏe của người bệnh. Trong một số trường hợp, bệnh nhân có sức khỏe yếu và mắc các bệnh mãn tính không nên trồng răng Implant để đảm bảo an toàn, hạn chế rủi ro. Vậy người mắc bệnh tiểu đường có cấy ghép Implant được không? Theo dõi bài viết dưới đây của Nha khoa Trẻ để có câu trả lời chính xác nhé!

Người mắc bệnh tiểu đường có cấy ghép Implant được không?

1. Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường là bệnh mãn tính, là tình trạng rối loạn chuyển hóa đặc trưng với biểu hiện lượng đường trong máu luôn ở mức cao hơn so với bình thường. Nguyên nhân là do cơ thể thiếu hụt về tiết insulin hoặc đề kháng với insulin hoặc cả 2, từ đó dẫn đến rối loạn quan trọng trong chuyển hóa đường, đạm, mỡ, chất khoáng.

Có 2 loại tiểu đường thường gặp:

Bệnh tiểu đường gây ra nhiều mối nguy hại cho sức khỏe con người, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, lở loét, tổn thương mạch máu. Đặc biệt nguy hiểm khi làm tổn hại đến gan, thận, mắt, và các cơ quan khác trong cơ thể con người.

2. Cấy ghép Implant là gì?

Để có câu trả lời cho vấn đề “người bị tiểu đường có cấy ghép Implant được không?” thì trước hết chúng ta nên hiểu cơ bản về kỹ thuật trồng răng Implant trong nha khoa. Tại sao lại nói đây là kỹ thuật phức tạp?

Cấy ghép Implant cần tác động trực tiếp vào xương hàm

Thực tế, cấy Implant khác với các kỹ thuật phục hình khác chỉ thực hiện trên bề mặt răng và mô mềm. Cấy Implant tác động trực tiếp vào mô nướu và xương hàm để tiến hành đặt trụ Implant vào xương ổ răng, thay thế chân răng đã mất. Trụ Implant cần thời gian để tích hợp với xương, được bao bọc bởi nướu răng, từ đó hình thành nên một chân răng vững chắc có độ bền cao. Mão sứ được lắp trên trụ răng sẽ giúp hoàn tất phục hình với hình dáng, màu sắc răng tương tự như răng thật.

Vì cần cắt rạch trực tiếp tại vùng xương hàm nên cấy Implant sẽ không tránh khỏi việc tạo vết thương, sưng đau sau phẫu thuật. Khả năng lành thương, thời gian hồi phục ở mỗi người sẽ khác nhau phụ thuộc vào sức khỏe, cơ địa từng người. Người có sức khỏe yếu hay mắc bệnh lý cơ thể sẽ có tốc độ lành thương chậm hơn hình thường, thậm chí làm tăng rủi ro biến chứng sau phục hình.

3. Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến trồng răng Implant như thế nào?

Mặc dù cấy ghép Implant được các chuyên gia đánh giá rất cao về khả năng phục hình và độ an toàn trong điều trị. Nhưng đối với các trường hợp mắc bệnh tiểu đường hay các bệnh mãn tính khác thì lại là điều đáng lo ngại.

Vết thương ở nướu răng, xương hàm khá nguy hiểm đối với những người mắc bệnh tiểu đường là khá nguy hiểm. Bởi đặc điểm của bệnh tiểu đường là tình trạng máu khó động, lượng máu không ổn định sẽ khiến vết thương khó lành và rất dễ bị nhiễm trùng.

Nếu xảy ra biến chứng này sẽ kéo theo rất nhiều nguy cơ khác cho sức khỏe con người. Trụ Implant không thể tích hợp với xương, dễ bị đào thải, lung lay và không đáp ứng được yêu cầu phục hình. Đồng thời nhiễm trùng có thể phá hủy toàn bộ các răng lân cận và xương hàm nếu không đường xử lý kịp thời.

Xem thêm: 

Loãng xương có trồng răng Implant được không?

Trồng răng Implant cho người huyết áp cao

Biến chứng trụ Implant không tích hợp với xương hàm

4. Người mắc bệnh tiểu đường có cấy ghép Implant được không?

Với những mối lo ngại ở trên thì nhiều người băn khoăn mắc bệnh tiểu đường có cấy ghép Implant được không? Điều này phụ thuộc phần lớn vào sức khỏe thực tế ở từng người, bác sĩ cần thăm khám và đánh giá thực trạng để đưa ra chỉ định an toàn phù hợp.

Người bệnh cần tiến hành khám tổng quát răng miệng, chụp X-quang răng 3D để đánh giá mức độ xương hàm, vị trí, khả năng cấy ghép Implant. Đặc biệt cần tiến hành các xét nghiệm chỉ tiêu sinh hóa, đánh giá tình trạng bệnh tiểu đường ở giai đoạn cấy ghép. Người mắc bệnh tiểu đường có cấy ghép Implant được nếu bệnh lý đã được kiểm soát, đảm bảo đáp ứng điều kiện như sau:

Để được biết đáp án chính xác trong trường hợp của mình thì tốt nhất bạn nên đến trung tâm cấy ghép Implant uy tín và tiến hành các xét nghiệm cần thiết theo chỉ định của bác sĩ. Với các người mắc bệnh tiểu đường nhưng đã đáp ứng các tiêu chí an toàn thì có thể thực hiện cấy ghép Implant và đạt kết quả như người khỏe mạnh.

Bệnh tiểu đường đã được kiểm soát tốt vẫn có thể cấy Implant

5. Lưu ý trước và sau cấy ghép Implant cho người bị bệnh tiểu đường

Đối với những người bình thường và đặc biệt là người mắc bệnh tiểu đường thì khi thực hiện cấy ghép Implant cần lưu ý những vấn đề sau đây:

Xem thêm: [Giải đáp] Đang mang thai có trồng răng Implant được không?

Như vậy, Nha khoa Trẻ đã giải đáp chi tiết “Bệnh tiểu đường có cấy ghép Implant được không?”, hy vọng đã giúp bạn đọc nắm được những thông tin quan trọng. Nếu cần thăm khám hoặc tư vấn trực tiếp bởi bác sĩ chuyên khoa thì bạn có thể liên hệ với chúng tôi theo số hotline 0901.334.334 hoặc inbox fanpage: nhakhoatrehanoi.

Danh mục cẩm nang