Nghiến răng có tác hại gì? Tật nghiến răng làm sao hết?
Nghiến răng nếu không khắc phục sớm sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe răng miệng. Vậy cụ thể nghiến răng có tác hại gì? Cách khắc phục như thế nào?
Nghiến răng thường xảy ra khi ngủ nên nhiều người không nhận thức được tình trạng nghiến răng của bản thân. Nếu không khắc phục sớm thì tình trạng này sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe răng miệng. Vậy cụ thể nghiến răng có tác hại gì? Cách khắc phục như thế nào? Tìm hiểu ngay bài viết dưới đây để được giải đáp chi tiết.
1. Tật nghiến răng là gì?
Nghiến răng là tình trạng hai hàm răng nghiến và siết chặt tạo áp lực lên răng tạo ra âm thanh ken két. Thói quen xấu này có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em ở trạng thái vô thức nhất là lúc ngủ.
Nguyên nhân gây ra tật nghiến răng được lý giải chủ yếu là do sự căng thẳng, stress của não bộ gây ra tác động siết chặt hàm trong lúc vô thức. Ngoài ra, nghiến răng có thể xuất phát từ một nguyên nhân khác như răng sai khớp cắn, thiếu hụt dinh dưỡng, hay dùng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia hoặc do yếu tố di truyền.
Trường hợp nghiến răng lúc ngủ ở dạng nhẹ thường không cần điều trị. Nhưng nếu nghiến răng thường xuyên ở mức nghiêm trọng thì tác động tiêu cực đến khớp cắn và hàm răng. Lúc này bạn cần đặc biệt quan tâm nghiến răng có tác hại gì để ngăn ngừa và khắc phục các biến chứng do nghiến răng gây ra.
2. Nghiến răng có tác hại gì?
2.1 Nghiến răng lâu ngày làm mòn men răng
Do hàm trên và hàm dưới nghiến chặt vào nhau với lực mạnh nên sẽ tạo ma sát giữa bề mặt ăn nhai của răng. Từ đó làm mòn mặt nhai của răng cũng như mòn men răng, dần lộ ra ngà răng gây ê buốt nghiêm trọng. Khi răng đã yếu đi thì tác động lực mạnh có thể làm răng dần nứt vỡ, thậm chí là lung lay và gãy rụng.
2.2 Tác động xấu đến các răng phục hình, răng sứ
Đối với các răng phục hình như răng sứ thẩm mỹ, răng Implant thì nghiến răng đều gây ra những tác động tiêu cực làm hư hỏng răng, răng sứ sứt mẻ. Nếu nghiến răng thường xuyên trong thời gian dài có thể làm hỏng hoàn toàn răng sứ và bạn sẽ phải tiến hành phục hình răng lần hai gây tốn kém thêm chi phí.
2.3 Nghiến răng gây ảnh hưởng đến khớp cắn
Nghiến răng có tác hại gì còn liên đến cấu trúc của khớp cắn. Khi khớp cắn hoạt động quá mức sẽ gây mỏi cơ hàm, gây đau đầu, đau cổ, đau khớp thái dương hàm. Nghiêm trọng hơn khi các cơ cắn bị phì đại sẽ làm khuôn mặt dần mất cân xứng, ảnh hưởng đến cấu trúc khuôn mặt.
Xem thêm: Tật nghiến răng ở người lớn khắc phục như thế nào?
3. Nên làm gì để khắc phục tật nghiến răng?
Xét từ nguyên nhân nghiến răng cũng như việc nghiến răng có tác hại gì mà chúng ta cần tìm cách khắc phục phù hợp. Lúc này các phương pháp điều trị nghiến răng nhằm mục tiêu giảm đau, giảm biến chứng, phục hình răng và ngăn ngừa nghiến răng tiếp diễn:
- Điều trị kiểm soát stress: Nếu nghiến răng xuất phát từ nguyên nhân stress thì phương pháp tối ưu nhất lúc này là áp dụng một số biện pháp giảm căng thẳng như tập thể dục thường xuyên, điều trị rối loạn về giấc ngủ, massage cơ mặt.
- Thay đổi thói quen trong sinh hoạt: Cải thiện chế độ ăn uống và hạn chế sử dụng các chất kích thích gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cơ thể và làm tăng nguy cơ nghiến răng.
- Đeo máng để hạn chế tác động của tật nghiến răng: Khi bị nghiến răng vào ban đêm khó kiểm soát thì bạn có thể theo máng nhai để hạn chế tiếp xúc trực tiếp giữa các răng. Điều này sẽ hạn chế được các biến chứng như mòn răng, đau cơ, đau khớp thái dương hàm.
- Can thiệp biện pháp nha khoa: Nếu áp dụng các biện pháp trên nhưng không thuyên giảm thì sẽ phải nhờ đến sự can thiệp của bác sĩ nha khoa. Để điều chỉnh tật nghiến răng sẽ phải mất khá nhiều thời gian và phải kết hợp với đeo máng nhai với những kỹ thuật liên quan khác.
Xem thêm: Máng chống nghiến răng là gì? Giá bao nhiêu tiền? Mua ở đâu?
Nghiến răng tuy không phải là một bệnh lý răng miệng nhưng nghiến răng có tác hại gì vẫn rất khó lường và gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe răng miệng. Vậy nên tốt nhất bạn không nên chủ quan và coi thường tật nghiến răng để tránh gây ra những hệ lụy đáng tiếc.
Để giảm thiểu nguy cơ nghiến răng hay bất kì một bệnh răng miệng nào khác thì hãy khám sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm bệnh tật. Từ đó sẽ có phương pháp điều trị phù hợp để đạt kết quả cao nhất.