Ngậm bông bao lâu sau khi nhổ răng? Những yếu tố ảnh hưởng
Bệnh nhân nên tiến hành ngậm bông băng từ 30-60 phút sau khi nhổ răng. Bên cạnh đó, hãy tìm hiểu về những yếu tố ảnh hưởng và cách ngậm đúng.
Sau khi nhổ răng xong, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân ngậm bông gòn tại vị trí vừa nhổ. Người bệnh sẽ rất quan tâm về ngậm bông gòn bao lâu sau khi nhổ răng thì có thể bỏ ra. Để biết chính xác thời gian ngậm, những yếu tố ảnh hưởng cũng như cách ngậm đúng, xin mời theo dõi bài viết dưới đây của Nha khoa Trẻ.
1. Tại sao phải ngậm bông sau khi nhổ răng?
Trước khi tìm hiểu nhổ răng xong ngậm bông bao lâu, bạn cần hiểu rõ tại sao bác sĩ lại yêu cầu thực hiện ngậm bông gòn. Đây là chỉ định được thực hiện rất phổ biến trong nha khoa sau khi thực hiện tiểu phẫu nhổ răng và cũng được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác. Dưới đây là những lý do chính bạn cần quan tâm.
1.1 Cầm máu nhanh chóng
Đây là tác dụng quan trọng nhất của việc ngậm bông gòn sau khi nhổ răng. Nhổ răng khôn hay bất kỳ răng nào khác cũng là tiểu phẫu gây xâm lấn và gây chảy máu cho bệnh nhân. Bông gòn lúc này sẽ giúp kiểm soát lượng máu chảy ra khi nhổ và thấm đi lượng máu của bệnh nhân đã chảy ra.
1.2 Giảm đau và sưng sau nhổ răng
Với việc tạo áp lực nhẹ lên vị trí răng vừa nhổ, người bệnh sẽ giảm bớt cơn đau và sưng. Do người bệnh không được chạm hay tác động trực tiếp lên vị trí nhổ nên bông gòn còn giúp dịu đi cảm giác không thoải mái.
1.3 Hạn chế nhiễm trùng, thúc đẩy vết thương nhanh lành
Bông gòn có thể ngăn chặn các vi khuẩn từ bên ngoài và giúp quá trình lành thương diễn ra nhanh chóng. Tuy nhiên, ngậm bông băng quá lâu sẽ khiến phản lại tác dụng nên bạn cần quan tâm nhổ răng bao lâu thì bỏ bông ra để đảm bảo an toàn.
1.4 Bảo vệ vùng mô tổn thương sau nhổ răng
Bông gòn sẽ có vai trò như một lớp bảo vệ xung quanh vết nhổ răng giúp tránh cả tác động bên ngoài lẫn bên trong miệng.
2. Ngậm bông bao lâu sau khi nhổ răng?
Thời gian ngậm bông sau khi nhổ răng sẽ khoảng 30-60 phút để cục máu đông được hình thành và cầm máu tại vị trí nhổ răng. Với những người có cơ địa kém hơn, bạn cần thay thế cục bông gòn khác mỗi 4-6 tiếng để tránh tình trạng nhiễm trùng có thể xảy ra.
3. Những yếu tố ảnh hưởng đến thời gian ngậm bông sau khi nhổ răng
Nhổ răng bao lâu mới lấy bông gòn ra phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố nên có người có thể bỏ ra nhanh, có người lại cần giữ bông trong miệng lâu hơn. Mời bạn theo dõi những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến khoảng thời gian này do các bác sĩ tại phòng khám Nha khoa Trẻ chia sẻ.
3.1 Cơ địa của mỗi cá nhân
Mỗi người sẽ có tốc độ hồi phục khác nhau nên thời gian nhổ răng cắn bông bao lâu cũng sẽ khác nhau. Bên cạnh đó, một số yếu tố như tình trạng máu đông, huyết áp, giảm tiểu cầu,… cũng làm ảnh hưởng trực tiếp tới khoảng thời gian này.
Chính vì vậy, bệnh nhân cần kiểm tra y tế và cung cấp đầy đủ những thông tin quan trọng về thể trạng của bản thân. Đặc biệt với những người bị u máu, nhiễm trùng xương hàm,… bệnh nhân hoàn toàn có thể bị chảy máu liên tục sau khi nhổ răng.
3.2 Sự phối hợp và tuân thủ từ bệnh nhân
Bệnh nhân cần thực hiện theo đúng những chỉ định do bác sĩ đưa ra để cầm máu an toàn, nhanh chóng. Bác sĩ sẽ có những lưu ý, hướng dẫn bệnh nhân thực hiện đúng cách cũng như những chỉ dẫn về tự chăm sóc răng miệng tại nhà. Bệnh nhân hoàn toàn yên tâm nếu đã thực hiện đúng theo những lưu ý đó.
Tuy nhiên, nếu tình trạng chảy máu diễn ra liên tục, bạn cần thông báo và tìm đến sự hỗ trợ từ phía bác sĩ. Bạn cũng nên tránh kết hợp các phương pháp không được khuyên dùng và kiểm nghiệm để thực hiện cầm máu.
3.3 Bác sĩ và hệ thống trang thiết bị hỗ trợ
Với sự tiến bộ của Y học cùng với trình độ của Y bác sĩ ngày càng gia tăng, việc nhổ răng ngày càng trở nên an toàn và đảm bảo. Điều quan trọng bạn cần làm là lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín để được làm việc với các bác sĩ có kinh nghiệm cũng như có sự hỗ trợ từ công nghệ nha khoa hiện đại.
Với kinh nghiệm thực hiện nhiều ca nhổ, bác sĩ sẽ biết nên thực hiện và xử lý như thế nào. Bệnh nhân cũng sẽ được tư vấn chi tiết về thời gian ngậm bông sau nhổ răng là bao lâu, cách chăm sóc,… Cùng với máy ConeBeam hay máy Piezotome hiện đại, quá trình nhổ sẽ diễn ra thuận lợi và vô cùng an toàn.
3.4 Xuất hiện những dấu hiệu máu đã được cầm
Nếu bạn kiểm tra thấy những dấu hiệu máu đã được cầm, bạn có thể không cần ngậm bông băng nữa. Ví dụ nếu máu vẫn còn rỉ ra khi thay bông thì bạn vẫn nên ngậm tiếp. Hay nếu đã có máu thẫm và đông vón cục lại thì bạn có thể nhấc bông gạc ra và không cần ngậm tiếp.
Việc theo dõi này cũng rất quan trọng để người bệnh có thể phát hiện ra những bất ổn ở cơ thể của mình. Bạn có thể nằm yên sau khi tháo bông khoảng 5 phút để đảm bảo máu đã ngừng chảy. Nếu máu vẫn chảy nhiều sau 24 giờ, bạn cần thông báo ngay với bác sĩ để có cách xử lý kịp thời.
Xem thêm:
Bị tê bì môi sau khi nhổ răng khôn có nguy hiểm không? Nguyên nhân do đâu?
[Giải đáp] Nhổ răng có ảnh hưởng gì không?
4. Hướng dẫn ngậm bông gạc đúng cách
Bên cạnh ngậm bông sau khi nhổ răng bao lâu, bạn đọc cần quan tâm về cách ngậm đúng để cầm máu được thuận lợi, hạn chế biến chứng. Dưới đây là hướng dẫn từ các bác sĩ tại phòng khám Nha khoa Trẻ về cách ngậm bông gòn sau khi nhổ răng. Qua đó, bạn cũng có thể thực hiện tự thay bông ở nhà dễ dàng.
- Bước 1: Hãy đảm bảo tay được vệ sinh sạch sẽ với xà phòng và nước nhằm tránh gây nhiễm khuẩn lên vị trí nhổ răng.
- Bước 2: Lấy một miếng bông gòn sạch và gấp lại thành miếng có kích thước phù hợp với vị trí nhổ. Bạn nên tránh việc bông gòn có mảnh vụn sẽ gây khó khăn khi thực hiện lấy ra.
- Bước 3: Đặt bông gòn vào đúng vị trí bằng tay hoặc sử dụng nhíp được sát khuẩn để đảm bảo an toàn. Tuyệt đối tránh tạo áp lực quá mạnh sẽ gây chảy máu lại.
- Bước 4: Gỡ bông gòn để thay thế và đảm bảo không còn bông dính quanh vị trí huyệt nhổ răng.
Câu trả lời cho “Ngậm bông sau khi nhổ răng bao lâu?” là khoảng 30-60 phút với người bình thường và cần ngậm liên tục với tình trạng máu chưa được cầm. Hy vọng với những thông tin trên, bạn sẽ yên tâm và có thể thực hiện cầm máu được đúng cách. Liên hệ với Nha khoa Trẻ qua hotline 0901.334.334 để được hỗ trợ.