[Giải đáp] Nên nhổ răng khôn khi nào là tốt nhất?
Răng khôn gây ra những biến chứng cực kỳ nguy hiểm. Vì vậy hãy đến phòng khám nha khoa để biết nên nhổ răng khôn khi nào là tốt nhất.
Răng khôn thường mọc vào độ tuổi trưởng thành của con người. Nó gây ra nhiều biến chứng cho sức khỏe răng miệng và ảnh hưởng đến dây thần kinh. Vậy có nên nhổ răng khôn không và nên nhổ răng khôn khi nào là tốt nhất? Bài viết này Nha khoa Trẻ sẽ giúp bạn giải đáp tất cả.
1. Răng khôn là gì?
Trong y khoa, răng khôn còn được gọi là răng số 8. Nó mọc ở vị trí trong cùng của hàm và thường mọc trong độ tuổi từ 17 đến 25. Mặc dù mọc ở vị trí răng hàm nhưng răng khôn thường đảm nhận rất ít vai trò. Thậm chí là gây ra nhiều phiền toán, gây đau đớn cho con người.
Vì mọc ở vị trí sâu bên trong hàm nên răng khôn thường mọc ngầm, mọc lệch, đâm ngang và chen lấn những răng xung quanh. Việc này gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như sâu răng, viêm lợi và huỷ hoại xương hàm.
2. Những loại răng khôn thường gặp
Người trưởng thành sẽ có đầy đủ 4 chiếc răng khôn: 2 chiếc mọc hàm dưới và 2 chiếc mọc ở hàm trên. Dựa vào cách mọc mà các chuyên gia nha khoa chia răng khôn thành ba loại như sau:
Răng khôn mọc lệch
Đây là trường hợp phổ biến nhất. Răng mọc bị xiêu vẹo và lệch hẳn sang răng số 7. Người có răng khôn mọc lệch sẽ phải chịu cảm giác đau nhức vô cùng.
Răng khôn mọc thẳng
Trong trường hợp này thì cấu trúc xương hàm sẽ không bị tác động. Tuy quá trình răng mọc có thể gây đau nhức hoặc sốt nhưng tình trạng này sẽ kết thúc.
Răng khôn mọc ngầm
Nếu răng số 7 của bạn bỗng nhiên bị đau thì rất có thể răng khôn của bạn mọc ngầm. Trường hợp này phải thăm khám và chụp X-quang chứ không thể quan sát bằng mắt thường.
2. Trường hợp nào cần thiết phải nhổ răng khôn?
Nếu răng khôn mọc thẳng, bạn chỉ gặp các triệu chứng sưng đau, sốt nhẹ thì không cần quá lo lắng. Bạn chỉ cần uống thuốc kháng sinh và vệ sinh răng miệng đầy đủ, các triệu chứng sẽ giảm dần. Nhưng nếu gặp những triệu chứng bất thường dưới đây thì nhất định không nên chủ quan. Hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức để được chỉ định nên nhổ răng khôn khi nào.
2.1. Răng khôn bị sâu
Răng khôn mọc ở vị trí trong cùng nên thức ăn rất dễ bị bám và khó vệ sinh. Tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển khiến răng bị sâu. Nếu kéo dài tình trạng này sẽ gây ra những bệnh lý nha khoa nghiêm trọng khác như viêm nha chu, viêm tuỷ,… Bạn nên gặp bác sĩ nha khoa sớm để biết nhổ răng khôn khi nào là tốt nhất cho mình.
2.2. Răng khôn gây viêm nướu
Răng khôn mọc lệch thường gây ra viêm nướu do nó làm tác động đến mô mềm phía trên. Lúc này, bờ nướu răng sẽ bị đỏ và sưng tấy gây khó chịu. Càng về sau, tình trạng này sẽ càng trở nặng và xảy ra với tần suất cao hơn.
2.3. Răng khôn gây ảnh hưởng đến xương hàm và các răng bên cạnh
Khi răng khôn chen lấn, đâm ngang, mọc lệch sẽ khiến răng bên cạnh bị lung lay, tiêu huỷ. Ngoài ra, điều này còn dẫn đến hậu quả nghiêm trọng khác là tiêu xương do tổ chức răng hàm bị ảnh hưởng.
Răng khôn gây ra những biến chứng cực kỳ nguy hiểm. Nó không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Vì vậy hãy đến phòng khám nha khoa để nhận được lời khuyên nên nhổ răng khôn khi nào là thích hợp nhất nhé!
3. Nên nhổ răng khôn khi nào là tốt nhất cho bệnh nhân?
Để biết nên nhổ răng khôn khi nào là tốt nhất, trước tiên bạn cần đến gặp bác sĩ nha khoa. Tại đây, các bác sĩ sẽ thăm khám để đưa ra giải pháp tốt nhất cho bạn. Thường thì bạn sẽ được chỉ định nhổ răng khôn khi:
- Răng khôn mọc gây sưng mủ, đau nhức làm ảnh hưởng đến chức năng nhai.
- Răng khôn mọc xô lệch làm ảnh hưởng đến răng bên cạnh và xô lệch khớp cắn.
- Răng khôn có kích thước quá nhỏ hay quá to.
- Răng khôn mọc bình thường nhưng không có phần răng hàm ở phía đối diện. Khi răng khôn mọc dài ra sẽ khiến phần nướu đối diện bị viêm.
Mặc dù vậy, không phải cứ gặp những vấn đề trên là có thể nhổ răng khôn. Trong một vài trường hợp như đang bị ốm, mang thai, viêm lợi, việc nhổ răng khôn sẽ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ. Bạn nên báo trước với bác sĩ để họ nắm tình hình và đưa ra quyết định nhổ răng khôn khi nào thích hợp nhất.
Xem thêm:
Chuẩn bị gì trước khi nhổ răng khôn?
[Tư vấn] Nhổ răng khôn có cần nhịn ăn sáng hay không?
4. Quy trình nhổ răng khôn đạt chuẩn hiện nay
Quy trình nhổ răng khôn đạt chuẩn sẽ bao gồm 5 bước như sau:
- Bước 1: Thăm khám và chụp X-quang để quyết định nên nhổ răng khôn khi nào.
- Bước 2: Vệ sinh và sát khuẩn răng miệng cẩn thận trước khi tiến hành việc nhổ răng.
- Bước 3: Gây tê để làm hạn chế cảm giác đau.
- Bước 4: Phẫu thuật nhổ răng khôn.
- Bước 5: Chăm sóc răng miệng sau khi nhổ răng khôn và tái khám theo lịch hẹn.
Thời gian nhổ răng khôn trung là 15 – 20 phút cho 1 chiếc răng. Ngoài ra việc nhổ răng nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào độ phức tạp của răng, răng nằm nghiêng hay mọc ngầm,…
5. Nên làm gì và tránh làm gì sau khi nhổ răng khôn?
5.1. Những việc nên làm sau khi hoàn thành nhổ răng khôn
- Ăn các loại thức ăn mềm, mát, đầy đủ dinh dưỡng.
- Nghỉ ngơi tại chỗ và tránh vận động mạnh.
- Theo dõi và kiểm soát tình trạng chảy máu, sưng tấy.
- Đến ngay phòng khám nha khoa gần nhất khi có những biểu hiện bất thường.
- Ngậm nước muối và vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
- Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
5.2. Những việc cần tránh khi nhổ răng khôn
- Không nên ăn những đồ ăn cay nóng, ngọt, chua.
- Không ăn đồ ăn cứng, dai, giòn.
- Không tự ý chạm vào vết thương vì dễ gây nhiễm trùng.
- Kiêng hút thuốc và đồ uống có cồn ít nhất 10 ngày.
Xem thêm: Nhổ răng khôn hết bao nhiêu tiền
Răng khôn là một bộ phận nhỏ nhưng lại gây ra rất nhiều phiền toái cho chúng ta. Mong rằng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được câu hỏi nên nhổ răng khôn khi nào. Nếu còn thắc mắc, liên hệ Nha khoa Trẻ ngay.
Địa chỉ: 38 Ngụy Như Kon Tum – Thanh Xuân – Hà Nội
Hotline: 0901.334.334
Fanpage: nhakhoatrehanoi
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Tin tức
- Tư vấn chỉnh nha
- Tư vấn răng sứ thẩm mỹ
- Tư vấn trồng răng
- Tư vấn nha khoa trẻ em
- Nha khoa tổng quát
- Răng hô vẩu
- Răng móm
- Răng khôn
- Cầu răng sứ
- Trồng răng
- Răng đau buốt
- Trám răng
- Sâu răng
- Chăm sóc răng cho bé
- Viêm lợi
- Làm trắng răng
- Cạo cao răng
- Hàm răng
- đánh răng
- X-quang răng
- Tụt lợi
- điều trị tủy
- Răng trẻ em
- Hàm răng xấu
- Súc miệng
- Bệnh răng miệng
- Máy móc
- Chỉnh nha mắc cài
- Răng thưa
- Răng cấm
- Chăm sóc răng miệng
- Chỉnh nha cho bé
- Nhổ răng sữa
- Mất răng
- Implant
- Sai khớp cắn
- Răng sứ
- Chỉnh nha
- Nhổ răng
- Chỉnh nha trong suốt
- Dán sứ
- Mọc răng sữa
- Trẻ thay răng
- Hàm giả tháo lắp
- Công nghệ nha khoa