Mất răng lâu năm có trồng lại được không? Giải pháp nào tốt?
Mất răng lâu năm nếu không trồng lại có thể dẫn đến biến chứng tiêu xương hàm, tụt lợi. Để tránh tình trạng này thì cần ghép xương, trồng răng sớm. Vậy mất răng lâu năm có trồng lại được không?
Mất răng lâu năm nếu không trồng lại có thể dẫn đến biến chứng tiêu xương hàm, tụt lợi. Để tránh tình trạng này thì cần ghép xương, trồng răng sớm. Vậy mất răng lâu năm có trồng lại được không?
1. Mất răng lâu năm gây ra hậu quả gì?
Đa số các trường hợp mất răng không trồng lại răng giả ngay mà phải đến khi thấy các biến chứng mới tìm gặp bác sĩ. Đặc biệt là trong các trường hợp mất răng hàm không ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt. Mọi người lầm tưởng rằng mất 1 chiếc răng không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe bởi vẫn còn nhiều chiếc răng khác để thực hiện ăn nhai.
Tuy nhiên trong thực tế, mất răng sẽ tạo khoảng trống trên hàm và tại vị trí đó sẽ không còn lực ăn nhai nữa. Không còn lực tác động kích thích xương hàm nên lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng xương hàm bị tiêu giảm, trũng xuống làm nướu teo lại và các răng bị đổ về phía khoảng trống.
Chân răng được gắn liền với xương hàm, nên khi xương gặp vấn đề dù ở vị trí khác cũng sẽ làm răng bị ảnh hưởng. Đặc biệt tình trạng tiêu xương lan rộng sẽ khiến các răng kế cận bị lung lay và gãy rụng, lâu dần sẽ tác động đến cả hàm.
Ngoài ra, mất răng lâu năm sẽ cản trở việc trồng lại răng giả bởi toàn bộ cấu trúc hàm răng đã bị thay đổi, bị sai lệch khớp cắn khiến trồng răng khó khăn. Vì vậy, đừng để mất răng lâu năm mà hãy thực hiện trồng răng giả ngay sau khi mất răng hoặc nhổ răng để bảo tồn xương hàm và các răng còn lại.
Xem thêm: Còn chân răng có trồng răng được không
2. Mất răng lâu năm có trồng lại được không?
Mất răng lâu năm đã làm xương hàm tiêu biến, làm tụt nướu, tụt lợi, sai khớp cắn, điều này khiến nhiều người lo lắng mất răng lâu năm có trồng lại được không?
Mặc dù cấu trúc và thể tích xương hàm đã bị biến đổi nhưng bạn vẫn có thể trồng lại răng giả với phương pháp cấy ghép Implant. Bác sĩ thực hiện trồng răng bằng cách bù đắp xương hàm bằng xương nhân tạo, khôi phục xương ổ răng với kỹ thuật nâng xoang ghép xương.
Hiện nay, phương pháp này được áp dụng phổ biến và không gây đau nhức hay nguy hiểm cho bệnh nhân. Bác sĩ sẽ tính toán thể tích, mật độ xương bị thiếu từ đó thực hiện kế hoạch ghép xương cho bệnh nhân. Trong quá trình chờ xương hàm hồi phục bạn cần thăm khám răng miệng đúng lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi quá trình lành thương, lành xương.
Sau khi xác định xương hàm đã ổn định trở lại, bác sĩ sẽ chỉ định trồng răng Implant để phục hình chiếc răng đã mất. Thời gian ghép xương và chờ cấy ghép của mỗi ca là khác nhau tùy thuộc vào sức khỏe xương hàm và răng miệng.
3. Trồng răng Implant – Phương pháp trồng răng hiện đại cho người mất răng lâu năm
Với công nghệ trồng răng hiện đại, cấy ghép Implant là phương pháp duy nhất điều trị được các trường hợp mất răng lâu năm bị tiêu xương hàm, đồng thời tránh tiêu xương về lâu, về dài.
Trồng Implant thực hiện khôi phục từ chân răng với trụ Titanium được cấy ghép vào xương hàm làm chân răng cho mão răng sứ. Trụ được trồng với tỷ lệ tương thích cao, đảm bảo độ nông sâu và tương quan với các chân răng kế cận. Sau một thời gian, trụ Implant sẽ tích hợp vững chắc với xương hàm, làm trụ cho mão răng sứ và duy trì răng giả vĩnh viễn.
Ngoài trường hợp mất răng lâu năm, phương pháp cấy ghép Implant còn áp dụng trong trường hợp mất răng toàn hàm với kỹ thuật cấy ghép All On 6, All On 4, phục hình răng tối ưu cả về hiệu quả và chi phí.
Xem thêm:
Nhổ răng bao lâu thì trồng lại được
Trồng răng vàng giá bao nhiêu?
Cấy ghép Implant là phương pháp phục hình tương đối phức tạp, vì vậy để biết chắc chắn trường hợp mất răng lâu năm của bạn có trồng lại được không thì bạn nên đến nha khoa uy tín để thăm khám chính xác nhất.
Nha khoa Trẻ – địa chỉ trồng răng được khách hàng tin cậy sẽ giúp bạn điều trị hiệu quả trong mọi trường hợp mất răng. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn thêm về các kỹ thuật trong trồng răng Implant nhé!