Trồng răng vàng là phương pháp phục hình răng thẩm mỹ tương tự như các loại răng sứ khác. Tuy nhiên, chất liệu và màu răng của loại răng này có chút khác biệt, thể hiện được đẳng cấp của người sử dụng. Nhưng liệu có nên trồng răng vàng hay không? Đối tượng nào phù hợp để trồng răng vàng? Vậy hãy đọc bài viết dưới đây của Nha khoa Trẻ để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!
Nội dung bài viết
1. Tổng quan về kỹ thuật trồng răng vàng
1.1 Răng vàng là gì?
Răng vàng thuộc dòng răng sứ kim loại quý, được chế tác từ thành phần hợp kim là vàng, platin, palladium,… Do tính chất của vật liệu răng vàng nên các chuyên gia thường gọi loại răng này với tên khoa học là răng sứ quý kim.
Cũng giống với các loại răng sứ kim loại và răng sứ toàn sứ khác, răng giả vàng cũng được sử dụng để trồng răng khi mất chân răng, phục hình răng bị mất, bị tổn thương. Tuy nhiên, phương pháp này không được nhiều người lựa chọn để phục hình răng mất của mình.
1.2 Các kỹ thật trồng răng bằng vàng?
Với nhu cầu làm răng thẩm mỹ khác nhau, phương pháp trồng răng vàng cũng có sự khác biệt. Cụ thể là:
Trồng răng vàng với công nghệ Implant:
Trồng răng Implant là phương pháp phục hình răng từ chân răng với cấu tạo của răng Implant gồm trụ Titanium, khớp nối Abutment và mão răng sứ. Để thực hiện trồng răng vàng Implant, đầu tiên bác sĩ sẽ phải ghép trụ Implant vào xương hàm tại vị trí răng bị mất. Sau một thời gian trụ tích hợp ổn định với xương hàm thì sẽ tiến hành gắn cố định mão răng sứ lên trên bằng khớp nối Abutment.
Như vậy, răng Implant có cấu tạo tương tự như răng thật, đây chính là lý do phương pháp này có độ bền chắc cao, đảm bảo ăn nhai và hơn hết là ngăn ngừa biến chứng tiêu xương hàm do mất răng.
Làm cầu răng sứ (răng vàng):
Bắc cầu răng sứ được sử dụng để thay thế thân răng bị mất, cầu răng sứ gồm ít nhất 2 mão răng sứ liên kết chặt chẽ với nhau và được gắn cố định trên răng kế cận răng mất đã được mài cùi. Đây có thể được coi là phương pháp trồng răng tức thì bởi chỉ mất từ 2-3 ngày là hoàn tất quá trình phục hình răng. Sau khi làm cầu răng sứ, bạn sẽ lấy lại được thẩm mỹ trên hàm răng cũng như khôi phục khả năng khả năng ăn nhai hiệu quả.
Xem thêm:
Có thể trồng răng khi còn chân răng được không?
Làm răng khểnh bao nhiêu tiền?
2. Đối tượng nào phù hợp để trồng răng vàng
Với từng phương pháp trồng răng vàng khác nhau sẽ áp dụng cho các đối tượng riêng biệt.
Trồng răng Implant:
- Người mất răng 1 chiếc, nhiều chiếc hoặc toàn hàm.
- Đối tượng trên 18 tuổi đã có xương hàm phát triển khỏe mạnh.
- Người bị mất răng đã bị tiêu xương có thể trồng răng Implant nhưng cần tiến hành ghép xương trước khi phục hình.
- Người bệnh có sức khỏe tốt, không mắc các bệnh lý nguy hiểm như tim mạch, tiểu đường, ung thư,…
- Đối tượng không trong thời kỳ sức khỏe đặc biệt như mới phẫu thuật, mới ốm dậy,…
Bắc cầu răng sứ:
- Người mất 1 răng hoặc nhiều chiếc răng liền kề.
- Người bệnh muốn phục hình răng trong thời gian ngắn.
- Các răng bên cạnh răng mất vẫn khỏe mạnh, đủ điều kiện để làm trụ cho các mão răng sứ.
- Xương hàm vùng trồng răng không bị tiêu hõm, các răng bên cạnh vẫn còn ngay ngắn chứ không bị xô lệch.
- Những người đã trưởng thành và đã có hàm răng vĩnh viễn mọc hoàn chỉnh.
Tùy vào tình trạng răng cũng như nhu cầu của từng người mà khi sau khi thăm khám bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp phục trồng răng phù hợp. Khi đó, bạn nên cân nhắc thật kỹ phương án của bác sĩ để đảm bảo trồng răng an toàn và hiệu quả.
3. Có nên trồng răng vàng hay không?
Dựa trên những ưu và nhược điểm dưới đây, chúng ta có thể cân nhắc và phán đoán có nên trồng răng vàng hay không. Đáp án này có thể khác nhau giữa từng người do nhu cầu và khả năng kinh tế của mỗi người là không giống nhau.
Ưu điểm:
- Có độ cứng chắc cao có thể ăn nhai những thực phẩm cứng mà không lo răng bị sứt mẻ.
- Răng vàng không bị biến đổi màu sắc theo thời gian bởi không bị tác động của thực phẩm.
- Không bị oxi hóa trong môi trường khoang miệng như các loại răng sứ kim loại khác, do đó không làm đen viền nướu.
- Hoàn toàn lành tính, không gây kích ứng mô mềm.
- Tuổi thọ cao, thời gian sử dụng lâu dài.
Nhược điểm:
- Tính thẩm mỹ không cao do màu sắc không hài hòa với răng thật và khuôn mặt.
- Răng sứ quý kim khá nặng nên việc ăn nhai hơi khó khăn.
- Các công đoạn trồng răng vàng phức tạp hơn các phương pháp trồng răng thông thường.
- Trồng răng vàng có chi phí khá cao.
Trên đây là những thông tin cơ bản về kỹ thuật trồng răng vàng tại nha khoa, để được tư vấn chi tiết hơn nữa thì bạn hãy liên hệ với bác sĩ Nha khoa Trẻ theo số hotline 0901.334.334 hoặc Inbox Fanpage: Nhakhoatrehanoi.