Lấy tủy răng xong vẫn đau là do đâu? Cách khắc phục như thế nào?
Sau khi lấy tủy răng sẽ giúp bạn không còn bất cứ cảm giác đau nhức khó chịu nào, tuy nhiên có một số trường hợp gặp phải tình trạng lấy tủy răng xong vẫn đau.
Lấy tủy răng hay điều trị tủy răng là phương pháp chữa tủy viêm nhanh chóng và hiệu quả. Bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ phần tủy răng bị hoại tử hay các mô tủy răng đã chết ra ngoài, sau đó tái tạo lại hình dáng ống tủy và trám bít để ngăn viêm nhiễm tái phát trở lại. Sau khi lấy tủy răng sẽ giúp bạn không còn bất cứ cảm giác đau nhức khó chịu nào, tuy nhiên có một số trường hợp gặp phải tình trạng lấy tủy răng xong vẫn đau. Đây rất có thể là một biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và cần phải điều trị sớm. Vậy lấy tủy răng xong vẫn đau là do đâu? Cách khắc phục tình trạng này như thế nào?
1. Tại sao sau khi lấy tủy răng xong vẫn đau nhức, khó chịu?
- Quá trình chữa tủy răng chưa triệt: Đây chính là nguyên nhân chủ yếu khiến bạn gặp phải tình trạng lấy tủy răng xong vẫn đau do các mô tủy bị hoại tử chưa được loại bỏ hoàn toàn mà bị sót lại trong răng gây viêm tủy tái phát dù đã điều trị tủy.
- Thao tác trám bít ống tủy của bác sĩ không cẩn thận, không đầy đặn và sát khít gây nên hiện tượng đau nhức sau lấy tủy răng.
- Thuốc trám tủy không đảm bảo chất lượng.
- Bác sĩ thực hiện có chuyên môn kém thực hiện kỹ thuật lấy tủy răng không cẩn thận làm thủng sàn tủy hoặc chóp tủy. (sàn tủy là điểm rất mỏng ở giữa chân răng, chóp tủy là hai điểm cuối cùng ở chân răng).
2. Cách khắc phục tình trạng đau nhức sau khi lấy tủy răng
Có thể nói, lấy tủy răng xong vẫn đau là hiện tượng bất thường gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh. Vậy nên, sau khi điều trị tủy mà vẫn xuất hiện cảm giác đau nhức trên răng thì bạn cần đến gặp nha sĩ để được thăm khám và điều trị lại. Dựa trên tình trạng của từng người cũng như nguyên nhân gây ra biến chứng mà bác sĩ sẽ có phương án khắc phục hiệu quả như:
- Nếu là trường hợp lấy tủy răng xong vẫn đau do quá trình điều trị làm sót tủy viêm thì cần tiến hành điều trị triệt để.
- Trường hợp do thao tác trám bít ống tủy hay phục hình răng chưa chuẩn xác thì sẽ cần tháo ra và tiến hành phục hình lại sao cho trọn vẹn, đầy đặn và sát khít hơn trước.
- Trường hợp nghiêm trọng nhất là bị thủng sàn tủy hoặc chóp tủy, khi đó sẽ không thể phục hồi được mà buộc phải tiến hành nhổ chiếc răng đó. Để đảm bảo các chức năng thẩm mỹ và ăn nhai thì sẽ cần thực hiện trồng răng Implant để phục hình răng.
Xem thêm: Răng đã lấy tủy tồn tại được bao lâu? Cách chăm sóc giúp tăng độ bền cho răng?
3. Lựa chọn nha khoa uy tín để lấy tủy răng không bị đau nhức, biến chứng
Như đã thấy, các trường hợp lấy tủy răng xong vẫn đau nhức hầy hết đề xuất phát từ các yếu tố kỹ thuật thực hiện lấy tủy răng. Chính vì vậy, lựa chọn được nha khoa uy tín để thực hiện đúng kỹ thuật, đúng quy trình sẽ giúp bạn an tâm điều trị, không lo sau lấy tủy răng vẫn bị đau nhức, ê buốt răng.
Nha khoa Trẻ là phòng khám uy tín tại Hà Nội có hệ thống cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại bậc nhất hỗ trợ tối ưu cho các ca điều trị tại nha khoa, trong đó bao gồm cả lĩnh vực điều trị nội nha hay còn gọi tủy răng. Hơn nữa, các bác sĩ điều trị đều đã có nhiều năm kinh nghiệm với chuyên môn cao trong thăm khám và điều trị bệnh lý nên người bệnh hoàn toàn có thể an tâm khi điều trị tại Nha khoa Trẻ.
Để được tư vấn và thăm khám trực tiếp với các bác sĩ uy tín thì hãy vui lòng liên hệ với Nha khoa Trẻ theo số hotline 0901.334.334 hoặc Inbox Fanpage: Nhakhoatrehanoi.
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Tin tức
- Tư vấn chỉnh nha
- Tư vấn răng sứ thẩm mỹ
- Tư vấn trồng răng
- Tư vấn nha khoa trẻ em
- Nha khoa tổng quát
- Răng hô vẩu
- Răng móm
- Răng khôn
- Cầu răng sứ
- Trồng răng
- Răng đau buốt
- Trám răng
- Sâu răng
- Chăm sóc răng cho bé
- Viêm lợi
- Làm trắng răng
- Cạo cao răng
- Hàm răng
- đánh răng
- X-quang răng
- Tụt lợi
- điều trị tủy
- Răng trẻ em
- Hàm răng xấu
- Súc miệng
- Bệnh răng miệng
- Máy móc
- Chỉnh nha mắc cài
- Răng thưa
- Răng cấm
- Chăm sóc răng miệng
- Chỉnh nha cho bé
- Nhổ răng sữa
- Mất răng
- Implant
- Sai khớp cắn
- Răng sứ
- Chỉnh nha
- Nhổ răng
- Chỉnh nha trong suốt
- Dán sứ
- Mọc răng sữa
- Trẻ thay răng
- Hàm giả tháo lắp
- Công nghệ nha khoa