Lấy tủy răng là gì? Lấy tủy răng mất bao lâu thì xong?
Vậy lấy tủy răng là gì? Khi nào cần lấy tủy răng? Lấy tủy răng mất bao lâu thì xong? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây của Nha khoa Trẻ để có được đáp án nhé!
Tủy răng chính là nguồn sống cung cấp dưỡng chất giúp răng luôn khỏe mạnh. Khi tủy răng đã bị tổn thương sẽ gây ra nhiều cơn đau nhức, thậm chí là ê buốt đến tận não. Lúc này, việc lấy tủy răng, điều trị tủy là rất cần thiết để loại bỏ cảm giác đau nhức, đồng thời giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng. Vậy lấy tủy răng là gì? Khi nào cần lấy tủy răng? Lấy tủy răng mất bao lâu thì xong? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây của Nha khoa Trẻ để có được đáp án nhé!
1. Lấy tủy răng là gì?
Lấy tủy răng là phương pháp điều trị tủy nhằm loại bỏ những mô tủy đã bị chết hay hoại tử, viêm nhiễm. Sau khi lấy hết mô tủy, bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch, tạo dáng và hàn kín hệ thống ống tủy để bảo tồn các mô tủy còn sống.
Răng sau điều trị tủy đã bị mất đi một phần hoặc toàn bộ nguồn sống của răng, do đó chiếc răng này không còn cứng chắc mà trở nên yếu hơn bình thường. Theo thời gian răng chữa tủy sẽ dần bị vôi hóa và có khả năng bị gãy vỡ.
Để đảm bảo răng đã lấy tủy có thể tồn tại lâu dài thì bác sĩ thường khuyến cáo người bệnh nên bọc răng sứ hoặc trám răng thẩm mỹ ngay sau khi điều trị. Đối với tình trạng lấy tủy răng toàn phần thì chỉ có phương pháp phục hình duy nhất là bọc răng sứ thẩm mỹ.
Xem thêm: Viêm tủy răng có hồi phục là gì? Giải pháp điều trị hiệu quả
2. Khi nào thì cần lấy tủy răng?
Như đã nó, tủy răng có vai trò rất quan trọng trong việc nuôi dưỡng răng giúp răng khỏe mạnh nên việc lấy tủy răng cần được xem xét kỹ lưỡng và chỉ được thực hiện trong các trường hợp sau:
- Các răng mắc bệnh lý liên quan đến tủy răng như sâu răng ăn vào tủy, tủy không khỏe mạnh do bị kích thích bởi vật liệu hàn trám.
- Trong các trường hợp mài răng quá nhiều vào đến tủy răng bên trong. Việc mài răng này thường nhằm mục đích phục vụ cho các phương pháp phục hình răng thẩm mỹ (cầu răng sứ, bọc răng sứ).
- Chấn thương do tai nạn làm răng bị vỡ, sứt mẻ lớn làm lộ tủy răng gây ra nhiều cơn đau nhức cho người bệnh.
- Các bệnh lý ở vùng lợi như viêm lợi, nhiễm trùng tạo ổ mủ lớn ở vị trí nướu răng và các vùng xung quanh dẫn đến tình trạng viêm tủy vùng cuống răng.
3. Lấy tủy răng mất thời gian bao lâu thì xong?
Thời gian lấy tủy răng là bao lâu sẽ phụ thuộc vào vị trí răng cần điều trị và mức độ nặng nhẹ của bệnh lý viêm tủy ở chiếc răng đó. Đối với những chiếc răng cửa hoặc những chiếc răng có một ống tủy thì thời gian điều trị sẽ nhanh chóng hơn so với việc chữa tủy cho các răng hàm có 2 – 3 ống tủy.
Trước khi lấy tủy, bác sẽ tiến hành gây tê cục bộ để bệnh nhân không cảm thấy đau nhức khi điều trị, sau đó mới tiến hành chữa tủy. Lúc này bác sĩ cần phải thật sự tỉ mỉ và kiên nhẫn mới có thể sạch phần tủy bị viêm bởi ống tủy của răng rất nhỏ. Thời gian trung bình cho một ca điều trị tủy răng sẽ dao động khoảng 15 – 45 phút cho một răng.
Trong trường hợp bạn chữa tủy đồng thời nhiều răng một lúc thì có thể sẽ mất nhiều thời gian hơn nữa. Một số trường hợp răng chữa tủy lần hai do lần chữa tủy đầu tiên chưa triệt để thì sẽ cần nhiều thời gian hơn các trường hợp thông thường.
Xem thêm: Khi nào cần điều trị tủy răng? Quá trình điều trị như thế nào?
[Cập nhật] Điều trị tủy răng, lấy tủy răng số 7 giá bao nhiêu tiền?
4. Lấy tủy răng có ảnh hưởng gì không?
4.1 Lấy tủy răng có đau không?
Cùng với thời gian lấy tủy răng bao lâu thì không ít người lo lắng lấy tủy răng có đau không? Theo bác sĩ nội nha cho biết, quá trình chữa tủy răng sẽ diễn ra hết sức nhẹ nhàng bởi bác sĩ sẽ gây tê trước đó cho bệnh nhân. Với một lượng thuốc tê vừa đủ sẽ không gây ảnh hưởng gì và giúp khách hàng hoàn toàn không cảm thấy đau nhức.
Khi đó, người bệnh chỉ cảm thấy hơi cứng hàm một chút nhưng sẽ không gây khó chịu nhiều. Tình trạng này cũng sẽ nhanh chóng biến mất sau khi thuốc tê hết tác dụng khoảng 2 giờ.
4.2 Chữa tủy răng có nguy hiểm đến sức khỏe hay gây ảnh hưởng gì không?
Hiện nay, với công nghệ nha khoa hiện đại cùng bác sĩ tay nghề cao thì việc chữa tủy răng hoàn toàn không gây nguy hiểm gì đến sức khỏe. Hơn nữa, đây còn là kỹ thuật cần thiết để ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm lan rộng, khôi phục chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ hiệu quả.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là răng sau chữa tủy sẽ không còn bền như trước, răng giòn và dễ vỡ hơn vì không còn được nuôi dưỡng bởi tủy răng. Theo một số nghiên cứu, một chiếc răng đã chữa tủy chỉ tồn tại được khoảng 15 – 25 năm nếu được chăm sóc tốt. Bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân nên bọc răng sứ sau chữa tủy để bảo vệ phần răng thật lâu bền hơn, khả năng ăn nhai tốt hơn và tính thẩm mỹ cao.
5. Quy trình điều trị tủy răng đúng chuẩn tại Nha khoa Trẻ
Để quá trình điều trị tủy diễn ra thuận lợi, đạt kết quả cao thì nha khoa cần tiến hành chữa tủy theo đúng 5 bước như sau:
- Bước 1: Thăm khám tổng quát răng miệng, chụp X-quang để đánh giá mức độ tổn thương của răng. Từ đó bác sĩ đưa ra chẩn đoán, lên kế hoạch điều trị phù hợp với tình trạng răng từng người. Bác sĩ cũng sẽ tư vấn chi tiết cho khách hàng để có sự chuẩn bị tốt nhất cho cho quá trình điều trị sắp tới.
- Bước 2: Tiến hành gây tê giúp khách hàng cảm thấy thoải mái hơn, không đau nhức. Trường hợp tủy răng đã chết lâu ngày không còn cảm giác thì không cần gây tê.
- Bước 3: Bác sĩ đặt đế cao su trước khi chữa tủy răng để đảm bảo răng được chữa tủy sạch sẽ, hạn chế tình trạng thuốc điều trị tủy, dung dịch rửa,… rơi vào trong miệng.
- Bước 4: Bác sĩ sử dụng mũi khoan chuyên dụng để mở ống tủy sao cho kích thước phù hợp với từng vị trí. Tiếp đó loại bỏ hoàn toàn tủy viêm, làm sạch hệ thống ống tủy và tạo hình lại ống tủy.
- Bước 5: Khi ống tủy đã được làm sạch hoàn toàn và được tạo hình phù hợp thì bác sĩ sẽ trám bít ống tủy bằng vật liệu trám chuyên dụng.
Với các trình trạng răng đã bị viêm tủy, hoại tử thì lấy tủy răng là phương pháp điều trị bắt buộc phải thực hiện. Nó không chỉ giúp loại bỏ những cơn đau nhức mà còn giúp ngăn ngừa tình trạng viêm tủy lây lan rộng hơn, làm giảm nguy cơ làm hỏng nhiều răng hơn nữa. Chính vì vậy, nếu có những dấu hiệu viêm tủy hay các bệnh lý liên quan khác thì bạn hãy đến ngay phòng khám Nha khoa Trẻ để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời, tránh bệnh lý trở nặng hơn.