Nội dung chính

Làm răng sứ bao lâu thì hết ê buốt? Lưu ý dấu hiệu bất thường

Sản phẩm của Nha Khoa Trẻ
Xuất bản: 14/10/2023, Cập nhật lần cuối: 31/10/2024

Sau làm răng sứ có thể gặp phải tình trạng ê buốt, răng nhạy cảm hơn bình thường nhưng sẽ không kéo dài quá lâu chỉ 2-3 ngày là hết.

Nếu bạn không sở hữu một hàm răng trắng đẹp, thẳng đều tự nhiên thì làm răng sứ có lẽ là một giải pháp đáng để bạn lựa chọn. Làm răng sứ đều đẹp tức thì, khắc phục được các khuyết điểm về mặt hình thể, màu sắc ố vàng của răng.

Tuy nhiên, sau làm răng sứ có thể gặp phải tình trạng ê buốt, răng nhạy cảm hơn bình thường nhưng sẽ không kéo dài quá lâu. Vậy làm răng sứ bao lâu thì hết ê buốt? Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Làm răng sứ bao lâu thì hết ê buốt? Lưu ý dấu hiệu bất thường

1. Làm răng sứ bao lâu thì hết ê buốt?

Khi tiến hành làm răng sứ, bác sĩ sẽ sửa soạn mài cùi răng vớt một tỷ lệ đã tính toán từ trước nhằm tạo độ nhám và làm điểm tựa cho mão răng sứ bên trên. Mặc dù đã được kiểm soát ở mức độ an toàn nhưng mài răng ít nhiều sẽ tác động đến cấu trúc răng, từ đó gây ra tình trạng ê buốt răng sau bọc sứ.

Làm răng sứ bao lâu thì hết ê buốt? Thông thường, hiện tượng ê buốt sau làm răng sứ sẽdiễn ra từ 2-3 ngày thì hết. Tuy nhiên, thời gian này có thể khác nhau ở từng người phụ thuộc vào cơ địa và sức khỏe của cá nhân.

Một số trường hợp chỉ bị ê buốt răng trong 1 vài giờ đầu sau bọc sứ, nhưng cũng có những trường hợp cần từ 5-7 tuần để chấm dứt hoàn toàn tình trạng ê buốt, răng nhạy cảm. Khi đó, bác sĩ cũng sẽ đưa ra những chỉ dẫn giúp bạn giảm cảm giác khó chịu, ê nhức sau làm răng. Có thể sử dụng thuốc giảm đau, chườm đá lạnh,… áp dụng những cách này sẽ giúp bạn dễ chịu hơn, cơn ê buốt cũng thuyên giảm nhanh chóng.

Ngoài ra, làm răng sứ bao lâu thì hết ê buốt được chịu chi phối bởi tay nghề bác sĩ điều trị, cách chăm sóc răng miệng và cách bảo quản răng sứ. Nếu không đảm bảo về kỹ thuật mài răng, lắp mão sứ có thể tác động xấu đến sức khỏe của răng, gây sai khớp cắn và nhiều vấn đề răng miệng khác. Khi đó, triệu chứng ê buốt sau làm răng sứ còn nghiêm trọng hơn và cần can thiệp kịp thời để tránh biến chứng.

Ê buốt sau làm răng sứ nghiêm trọng hơn nếu bọc sứ sai kỹ thuật

2.    5 yếu tố ảnh hưởng đến thời gian ê buốt răng sau bọc sứ

Để tránh xa nỗi lo lắng “làm răng sứ bao lâu thì hết ê buốt” cũng như những biến chứng sau phục hình thì cần đảm bảo các yếu tố dưới đây khi điều trị tại nha khoa.

2.1 Điều trị triệt để bệnh lý trước khi bọc sứ

Các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm tủy, viêm nha chu,… cần được điều trị triệt để trước khi tiến hành bọc sứ. Nếu không xử lý cẩn thận thì vi khuẩn viêm nhiễm có thể lan rộng trong răng thật, sang các tổ các quanh răng khiến răng yếu đi, ê buốt, lung lay và dễ gãy.

Điều trị triệt để bệnh răng miệng trước khi bọc sứ

2.2 Tỷ lệ mài răng chuẩn xác, không xâm lấn

Kiểm soát tốt tỷ lệ mài răng là yếu tố cơ bản quyết định đến kết quả sau phục hình. Trường hợp mài răng quá nhiều sẽ gây xâm lấn, tổn thương đến cấu trúc răng thật gây ê buốt, đau nhức sau làm răng sứ. Ngược lại, nếu mài răng quá ít thì việc gắn mão răng sứ sẽ bị kênh cộm gây khó chịu khi ăn nhai.

2.3 Bác sĩ tay nghề cao, lắp răng sứ sát khít

Làm răng sứ yêu cầu bác sĩ có chuyên môn và giày kinh nghiệm để thực hiện các thao tác điều trị chuẩn xác. Nếu bác sĩ tay nghề kém lắp răng hoàn toàn không chính xác làm hở cổ chân răng cũng sẽ gây ê buốt, đau nhức răng.

Nếu không can thiệp sớm thì vi khuẩn ở khoang miệng sẽ dễ dàng xâm nhập vào răng gây viêm tủy, hư hỏng răng khó hồi phục.  

2.4 Vật liệu răng sứ chính hãng, chất lượng cao

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại răng sứ khác nhau và bạn cần lựa chọn cho mình một loại sứ chất lượng để làm răng sứ không ê buốt. Răng toàn sứ được ưu tiên hơn cả trong phục hình răng không chỉ bởi thẩm mỹ cao mà nó có chức năng ăn nhai tốt. Đồng thời răng toàn sứ không bị đen viền nướu và hạn chế được các bệnh lý viêm lợi, viêm nha chu gây ê buốt răng cho khách hàng.

 

 

Lựa chọn răng sứ chất lượng cao

2.5 Cách chăm sóc răng miệng sau bọc sứ

Làm răng sứ bao lâu hết ê buốt ảnh hưởng rất nhiều bởi cách thức bệnh nhân chăm sóc răng miệng sau khi bọc răng. Sau khi mài răng, răng sẽ tương đối nhạy cảm và cần thời gian để phục hồi. Răng vĩnh viễn sau khi mài mòn rất dễ bị vi khuẩn tấn công nếu không chăm sóc răng miệng đúng cách.

Xem thêm: 

Bọc răng sứ có ăn uống bình thường được không

Răng sứ có ăn được đồ cứng không

3. Bị ê buốt khi bọc răng sứ phải làm sao?

Nếu bạn bị ê buốt khi bọc răng sứ, xin mời tham khảo một số cách thức giúp cải thiện tình trạng này dưới đây.

3.1 Sử dụng thuốc giảm đau

Phương pháp này chỉ được thực hiện khi có chỉ định và đơn thuốc từ bác sĩ. Một số loại thuốc tiêu biểu có thể kể đến như Acetaminophen, Ibuprofen,… Đây đều là những loại thuốc giúp giảm tình trạng đau nhức răng nhanh chóng nếu không thể đến nha sĩ ngay lúc đó. 

Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý rằng các loại thuốc trên đều cần sử dụng đúng liều lượng. Tuyệt đối tránh việc lạm dụng thuốc mà không quan tâm đến các tác dụng phụ đã được bác sĩ lưu ý.

3.2 Súc miệng bằng nước muối

Muối được biết đến với tính sát khuẩn cao và có thể loại bỏ vi khuẩn. Tình trạng ê buốt răng khi làm răng sứ có thể được cải thiện bằng việc súc miệng mỗi ngày 2 lần với nước muối pha loãng. Bạn cũng có thể sử dụng nước muối sinh lý có bán tại các tiệm thuốc.

3.3 Chườm đá

Theo các bác sĩ tại Nha khoa Trẻ, đá lạnh sẽ giúp cải thiện tình trạng đau nhức khó chịu. Cách thực hiện rất đơn giản khi bạn chỉ cần chườm vào vị trí má hay môi ở bên ngoài răng sứ. Tuyệt đối tránh chườm trực tiếp sẽ khiến tình trạng ê buốt diễn ra trầm trọng hơn.

3.4 Sử dụng hàm bảo vệ răng

Hàm bảo vệ răng là giải pháp tuyệt vời cho những bệnh nhân thường xuyên nghiến răng gây ê buốt sau khi bọc răng sứ. Việc đeo hàm bảo vệ trước khi ngủ sẽ giúp hạn chế tối đa va chạm với răng sứ.

3.5 Thăm khám tại nha khoa

Thăm khám nha khoa là giải pháp tối ưu nhất nếu tình trạng đau nhức khó chịu không thể cải thiện. Các bác sĩ sẽ xác định đúng nguyên nhân và đưa ra hướng giải quyết phù hợp nhất.

4. Cảnh giác 7 dấu hiệu ê buốt răng sứ bất thường 

Cơn ê buốt răng không đáng lo ngại vì nó sẽ nhanh chóng chấm dứt sau vài ngày, lúc này bạn có thể ăn uống và sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn gặp phải những dấu hiệu dưới đây, bạn thật sự cần chú ý và có phương án xử lý phù hợp.

Với những chia sẻ ở trên, Nha Khoa Trẻ hy vọng sẽ mang đến những kiến thức hữu ích cho bạn về vấn đề “làm răng sứ bao lâu thì hết ê buốt”. Nếu cần tư vấn chi tiết hơn về bất kỳ vấn đề liên quan nào khác thì đừng ngần ngại liên hệ với nha khoa chúng tôi để được bác sĩ chuyên khoa hỗ trợ nhanh chóng.

NHA KHOA TRẺ

Địa chỉ: 38 Ngụy Như Kon Tum – Thanh Xuân – Hà Nội

Hotline: 0901.334.334

Fanpage: nhakhoatrehanoi

Trang web: https://nhakhoatre.com/

Tác giả:

Danh mục cẩm nang