NHA KHOA TRẺ – Chỉnh nha cùng chuyên gia Invisalign

Giờ mở cửa: T2 – T6: 8:30 – 18:30, T7 – CN: 8:00 – 18:00 – Hotline: 0901.334.334 – 38 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội

Không lấy cao răng gây ảnh hưởng gì? Cảnh giác biến chứng nguy hiểm

Không lấy cao răng có sao không? Nha sĩ khuyên nên lấy cao răng theo định kỳ nhưng cũng không ít người nói rằng không lấy cao răng cũng không sao, chỉ tốn tiền. Vậy thực hư câu chuyện này ra sao?

Không lấy cao răng có sao không? Câu hỏi vốn tưởng là rất đơn giản nhưng gây ra sự tranh cãi với nhiều luồng ý kiến trái chiều. Có các bà, các mẹ sống quá nửa đời người chưa 1 lần lấy cao răng nhưng cũng không có vấn đề gì xảy ra. Nhưng cũng có nhiều bạn trẻ mới trải qua chưa đến ¼ cuộc đời nhưng vì không lấy cao răng mà phải chịu bao hệ luỵ.

Vậy sự thật thì không lấy cao răng có sao không? Không lấy cao răng có nguy hiểm không? Hãy cùn Nha khoa Trẻ tìm ra câu trả lời chính xác nhất nhé!

1. Sự hình thành của cao răng

Mỗi một người sẽ có cách vệ sinh răng miệng khác nhau, tuy nhiên số người vệ sinh răng miệng không đúng cách thì lại chiếm đa số. Sau mỗi bữa ăn, những mảng thức ăn thừa sẽ bám vào các khe răng và một lớp màng mỏng bám xung quanh bề mặt của răng.

Nếu chúng ta không vệ sinh răng miệng sạch sẽ ngay sau khi ăn, các mảng bám này sẽ tích tụ ngày một dày lên tạo thành các vệt ố vàng gọi là cao răng (vôi răng).

Cao răng là các mảng bám ố vàng được tích tụ từ thức ăn dư thừa không được vệ sinh sạch

Có một nghiên cứu cho thấy có đến 70% trọng lượng của mảng bám là vi khuẩn. Ban đầu, bạn có thể dễ dàng làm sạch cao răng bằng bàn chải và chỉ nha khoa.

Nhưng nếu không lấy cao răng quá lâu trong thời gian dài, các mảng bám sẽ càng ngày càng dày lên, cứng, bám chắc trên bề mặt răng rất khó làm sạch. Lúc này, bạn bắt buộc phải cần đến sự can thiệp của các dụng cụ chuyên dùng mới có thể làm sạch được lớp cao răng đó.

2. Có mấy loại cao vôi răng?

Có ít người biết rằng cao răng gồm có 2 loại là: cao răng thường và cao răng huyết thanh.

  • Cao răng thường: Là loại cao răng được hình thành như đã mô tả ở trên, chưa gây ra biến chứng về bệnh lý răng miệng nào.
  • Cao răng huyết thanh: Khi cao răng thường gây ra viêm lợi, lợi ở vùng viêm sẽ tiết dịch viêm và chảy máu, máu ngấm vào cao răng tạo nên màu nâu đỏ, lúc này mảng cao răng đó được gọi là cao răng huyết thanh.

Cao răng huyết thanh dễ dẫn đến nhiều bệnh lý răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu,… và điều trị cũng sẽ mất nhiều thời gian hơn. Lúc này không lấy cao răng sẽ nguy hiểm do vi khuẩn phát triển mạnh làm cho các mô có thể bị phân huỷ, gây mủ, làm lung lay răng và dẫn đến rụng răng.

Không lấy cao răng huyết thanh sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ răng miệng

3. Không lấy cao răng gây ảnh hưởng gì?

Trả lời cho câu hỏi không lấy cao răng có sao không thì câu trả lời chắc chắn là có nhưng mức độ ảnh hưởng đến sức khoẻ răng miệng của mỗi người là khác nhau. Nếu như bạn thường xuyên vệ sinh răng miệng sạch sẽ và khoa học, mảng bám còn sót lại trên răng rất ít, chỉ bám một lớp cao răng mỏng. Lúc này không lấy cao răng sẽ làm cho màu sắc của răng bị biến đổi ố vàng hơn, không còn trắng sáng.

Nếu bạn không thường xuyên vệ sinh răng miệng hay vệ sinh răng miệng không đúng cách, lượng cao răng chắc chắn sẽ nhiều hơn. Nếu không lấy cao răng thì độc tố của vi khuẩn trong cao răng sẽ gây ra viêm lợi với các biểu hiện răng chảy máu, miệng có mùi hôi. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm nha chu làm răng bị đau, ê buốt khi ăn uống, nặng hơn có thể lung lay và rụng răng.

Không lấy cao răng cũng là nguyên nhân gây ra viêm tuỷ ngược dòng, viêm mạc miệng, viêm amidan,… Chính vì vậy, các nha sĩ thường khuyến khích đi lấy cao răng định kỳ 3 – 6 tháng 1 lần tuỳ vào lượng cao răng hình thành ở mỗi người là nhiều hay ít.

Không phải vì chưa thấy bất cứ biểu hiện nào do không lấy cao răng gây ra mà bạn có thể chủ quan, bởi một khi lượng vi khuẩn có trong cao răng phát triển đủ lớn sẽ dẫn đến nhiều bệnh lý về răng miệng cùng lúc. Như vậy, bạn sẽ mất nhiều thời gian, công sức và cả tiền bạc để điều trị.

Hãy đến nha khoa định kỳ để được bác sĩ lấy cao và đánh bóng răng

4. Lấy cao răng có đau không?

Lấy cao răng hay còn gọi là cạo vôi răng là quá trình nha sĩ cạo đi lớp cao bám trên bề mặt răng, kẽ răng và đánh bóng răng. Lấy cao răng không đau, tuy nhiên trong quá trình lấy cao răng bạn có thể thấy chảy máu và tình trạng ê buốt do sức khoẻ răng miệng của bạn yếu hay lượng cao răng quá nhiều, khó lấy. Nhưng hãy yên tâm rằng cảm giác này sẽ nhanh chóng biến mất sau 1 – 2 ngày mà thôi.

Đặc biệt, với sự phát triển của công nghệ, phương pháp lấy cao răng siêu âm sẽ mang đến cho bạn êm ái, dễ chịu và thời gian lấy cao cũng nhanh hơn.

Trên đây là một số thông tin Nha khoa Trẻ muốn chia sẻ với bạn để trả lời cho câu hỏi không lấy cao răng có sao không? Có nguy hiểm không? Hy vọng qua bài chia sẻ này sẽ giúp bạn thay đổi cách chăm sóc răng miệng của mình một cách tích cực hơn. Và hãy nhớ đến nha khoa lấy cao răng định kỳ 3 – 6 tháng/lần để bảo vệ hàm răng của mình luôn chắc khoẻ bạn nhé!

NHA KHOA TRẺ

Địa chỉ: 38 Ngụy Như Kon Tum – Thanh Xuân – Hà Nội

Hotline: 0963.333.844

Fanpage: nhakhoatrehanoi

Website: https://nhakhoatre.com/

Nội dung chính
© 2024 Nha Khoa Trẻ.
tiktokFacebookYoutube