Không há miệng được sau nhổ răng phải làm sao?
Không há miệng được sau nhổ răng nếu kéo dài quá 1 tuần thì cần thăm khám và can thiệp kịp thời để tránh biến chứng cứng khớp, nẹp cơ mãn tính,...
Không há miệng được sau nhổ răng là tình trạng có thể gặp phải trong một số trường hợp nhất định. Đặc điệt là khi nhổ những chiếc răng khôn mọc lệch, mọc ngầm phức tạp thì sẽ có những biểu hiện rõ ràng hơn. Chính điều này khiến không ít bệnh nhân cảm thấy lo lắng sau nhổ răng.
Vậy không há miệng được sau nhổ răng có phải là hiện tượng bất thường không? Cách khắc phục như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây của Nha khoa Trẻ nhé!
1. Không há miệng được sau nhổ răng có phải hiện tượng bất thường?
Nhổ răng nói chung và nhổ răng khôn nói riêng đều sẽ tác động đến nướu và xương hàm, khi đó việc đau nhức là không thể tránh khỏi. Một số trường hợp bị hạn chế há miệng sau nhổ răng, khó cử động miệng và kèm hiện tượng sưng đau nướu lợi.
Nếu sau 1 tuần nhổ răng mà vẫn còn hiện tượng không há được miệng thì bạn cần cảnh giác ngay lập tức. Cần điều trị kịp thời để tránh dẫn đến tình trạng cứng khớp, nẹp cơ mãn tính. Việc phát hiện và xử lý sớm dưới 3 tháng thì vẫn sẽ tiên lượng rất tốt với khả năng hồi phục là 100%.
2. Mức độ há miệng bị hạn chế sau nhổ răng
Ở những người bình thường thì biên độ há miệng tối đa là 40-60mm. Sau nhổ răng nếu bạn nhận thấy độ há miệng bị giảm chỉ còn 35mm thì đây chính là dấu hiệu há miệng bị hạn chế.
Không há miệng được sau nhổ răng sẽ được thăm khám và đo đạc để xác định chính xác mức độ há miệng hạn chế là bao nhiêu. Bác sĩ sẽ dùng thước đo khoảng cách từ cạnh cắn răng cửa trên dưới để xác định độ mở hàm tối đa.
Để tự xác định mức độ há miệng của bản thân thì bạn có thể đo bằng các ngón tay. Mỗi ngón tay có độ rộng trung bình là 17-19mm, hai ngón tay chồng lên nhau có độ rộng là 40mm và 3 ngón tay liên tiếp sẽ là 54-57mm. Khi bạn đưa được 3 khoát ngón tay vào miệng thì là bình thường, ngược lại thì há miệng bị hạn chế và bạn cần thăm khám để khắc phục sớm.
3. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng hạn chế há miệng
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng không há miệng được sau nhổ răng. Cụ thể là do biến chứng nhổ răng khôn bị nhiễm trùng, chấn thương sau điều trị nha khoa hoặc gặp các vấn đề về thái dương hàm, một số trường hợp là do các bệnh lý khác.
Để ngăn ngừa biến chứng này thì tốt nhất bạn cần cân nhắc kỹ nha khoa uy tín để thực hiện. Đảm bảo bác sĩ có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm và ứng dụng công nghệ hiện đại để phòng ngừa những chấn thương không đáng có. Bên cạnh đó, nếu gặp bị hạn chế há miệng do các nguyên nhân khác thì cần phải có phương án xử lý kịp thời.
Xem thêm:
4. Cách khắc phục tình trạng không há được miệng sau nhổ răng
Với các trường hợp không há miệng được sau nhổ răng thì người bệnh cần chú ý không cố banh miệng lớn tại nhà. Bạn hãy đến nha khoa để bác sĩ can thiệp và có những tư vấn chuyên sâu về bệnh lý. Bác sĩ sẽ xác định căn nguyên của tình trạng này và dựa vào đó để đưa ra kế hoạch điều trị hiệu quả.
Nếu há miệng hạn chế kèm theo triệu chứng viêm nhiễm thì cần xử lý vấn đề gây viêm trước khi tập há miệng. Bạn sẽ cần sử dụng một số loại thuốc kháng sinh để giảm bớt viêm nhiễm. Khi đó bác sĩ cũng sẽ chỉ định một số phương pháp kết hợp như chườm ấm, sử dụng kháng sinh để giãn cơ giúp nhanh hồi phục các tổn thương.
- Chường nóng: Sử dụng túi chườm nóng để áp vào má tại vị trí bị cứng hàm, chườm trong khoảng 15-20 phút mỗi giờ và làm liên tục khi thức.
- Dùng thuốc kháng sinh, giãn cơ: Thuốc giãn cơ hay dùng như diazepam 2,5 – 5mm uống 3 lần mỗi ngày, hoặc các biệt dược của benzodiazepin khác.
Bên cạnh đó, bạn không nên vận động hàm quá mạnh để tránh viêm nhiễm lan rộng. Chỉ cố mở rộng hàm khi đã loại trừ được các tình trạng viêm nhiễm hay các vấn đề về khớp thái dương hàm như trật đĩa, trật khớp. Đồng thời đừng quên ăn mềm, ăn lỏng trong thời gian này để hạn chế tác động đến cơ hàm.
Sau khi đã can thiệp các biện pháp trên trong khoảng 2-5 ngày thì bác sĩ sẽ xác định hiệu quả của liệu trình. Khi tình trạng viêm nhiễm đã được xử lý hoàn toàn thì sẽ đến giai đoạn tập há miệng với cây banh miệng chuyên dụng.
Thông thường với tình trạng khó há miệng sau nhổ răng thì các biện pháp trên là có thể điều trị khỏi. Bạn sẽ nhanh chóng trở lại ăn nhai, sinh hoạt bình thường và không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu biến chứng này diễn biến nặng thì cần can thiệp một số biện pháp mạnh để đạt hiệu quả cao nhất.
Xem thêm: Nhổ răng số 8 hết bao nhiêu tiền?
Trên đây là những chia sẻ của Nha khoa Trẻ về tình trạng không há miệng miệng sau nhổ răng, hy vọng sẽ giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích để bảo vệ răng miệng tốt nhất cho mình. Để được thăm khám và tư vấn chi tiết hơn nữa bởi bác sĩ chuyên khoa thì bạn có thể liên hệ với chúng tôi theo số hotline 0901.334.334 hoặc nhắn tin qua cửa sổ chat bên phải nhé!
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Tin tức
- Tư vấn chỉnh nha
- Tư vấn răng sứ thẩm mỹ
- Tư vấn trồng răng
- Tư vấn nha khoa trẻ em
- Nha khoa tổng quát
- Răng hô vẩu
- Răng móm
- Răng khôn
- Cầu răng sứ
- Trồng răng
- Răng đau buốt
- Trám răng
- Sâu răng
- Chăm sóc răng cho bé
- Viêm lợi
- Làm trắng răng
- Cạo cao răng
- Hàm răng
- đánh răng
- X-quang răng
- Tụt lợi
- điều trị tủy
- Răng trẻ em
- Hàm răng xấu
- Súc miệng
- Bệnh răng miệng
- Máy móc
- Chỉnh nha mắc cài
- Răng thưa
- Răng cấm
- Chăm sóc răng miệng
- Chỉnh nha cho bé
- Nhổ răng sữa
- Mất răng
- Implant
- Sai khớp cắn
- Răng sứ
- Chỉnh nha
- Nhổ răng
- Chỉnh nha trong suốt
- Dán sứ
- Mọc răng sữa
- Trẻ thay răng
- Hàm giả tháo lắp
- Công nghệ nha khoa