NHA KHOA TRẺ – Chỉnh nha cùng chuyên gia Invisalign

Giờ mở cửa: T2 – T6: 8:30 – 18:30, T7 – CN: 8:00 – 18:00 – Hotline: 0901.334.334 – 38 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội

Khớp cắn ngược ở trẻ nhỏ gây hại gì? Cách khắc phục thế nào?

Khớp cắn ngược ở trẻ nhỏ cần điều trị sớm để tránh ảnh hưởng đến thẩm mỹ, ăn nhai, phát âm, đau nhức hàm,...

Khớp cắn ngược ở trẻ nhỏ là một dạng sai khớp cắn khá nghiêm trọng gây mất thẩm mỹ, giảm khả năng ăn nhai và ảnh hưởng đến sức khỏe sau này của trẻ. Vậy nguyên nhân khớp cắn ngược là gì? Điều trị khớp cắn ngược ở trẻ như thế nào? Cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ về tình trạng này nhé!

Khớp cắn ngược ở trẻ nhỏ phải làm sao để khắc phục?

1. Khớp cắn ngược ở trẻ nhỏ là gì?

Khớp cắn ngược ở trẻ nhỏ là tình trạng sai lệch tương quan giữa hai hàm răng. Nó có thể xảy ra ngay từ hệ răng sữa hoặc trong giai đoạn mọc các răng vĩnh viễn. Những biểu hiện rõ ràng nhất của tình trạng khớp cắn ngược bao gồm:

  • Răng hàm dưới phủ ngoài răng hàm trên.
  • Vòm hàm trên quá nhỏ so với vòm hàm dưới.
  • Răng nanh và răng cửa có khoảng cách, tình trạng khớp cắn ngược ở trẻ càng nặng thì khoảng cách giữa chúng càng lớn.
  • Trán, mũi, cằm không nằm trên một đường thẳng, khi nhìn nghiêng mặt sẽ như bị “gãy” khiến cằm nhô ra trước.
Khớp cắn ngược có biểu hiện răng hàm dưới nằm ngoài răng hàm trên

2. Nguyên nhân dẫn đến khớp cắn ngược ở trẻ em 

Tình trạng khớp cắn ngược có thể xuất phát từ răng, từ xương hàm hoặc từ cả răng và xương của người bệnh. Những hình thái này đều xuất phát từ 3 nguyên nhân chính dưới đây.

2.1 Bẩm sinh hoặc di truyền

Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trẻ bị khớp cắn ngược và có thể hình thành ngay từ khi trẻ còn nhỏ. Nếu các thế hệ trước như bố mẹ, ông bà cũng có dấu hiệu khớp cắn ngược thì có khả năng cao sẽ di truyền sang trẻ nhỏ. Với trường hợp này thì khó có thể phòng tránh mà chỉ có thông qua điều trị mới dứt điểm được.

2.2 Trẻ bị mất răng sữa sớm

Tình trạng mất răng sữa sớm xảy ra sẽ làm thay đổi quá trình mọc răng vĩnh viễn sau này ở trẻ. Trường hợp răng cửa hàm dưới mọc trước thì sẽ khiến răng cửa hàm trên khó mọc vượt ra ngoài, dẫn đến tình trạng khớp cắn ngược ở trẻ. Còn nguyên nhân mất răng sữa thì rất nhiều, có thể là sâu răng, va chạm, tai nạn,…

2.3 Thói quen xấu hình thành trong thời gian dài

Những thói quen xấu của trẻ như chống cằm, đẩy lưỡi vào răng hàm dưới, thở bằng miệng, mút tay, nghiến răng,… đều tác động rất xấu đến xương hàm và răng. Đặc biệt trong thời kỳ trẻ phát triển, việc duy trì những thói quen này trong thời gian dài có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị lệch khớp cắn và rất có thể là dạng khớp cắn ngược.

3. Tác hại của khớp cắn ngược đối với trẻ nhỏ 

Như đã nói ở trên, khớp cắn ngược ở trẻ tác động rất lớn đến sức khỏe răng miệng, làm giảm thẩm mỹ, ăn nhai khó khăn, hơn nữa còn khiến trẻ phát âm sai lệch.

3.1 Mất thẩm mỹ

Đối với những trẻ nhỏ có thể chưa nhận thức được nhiều về tính thẩm mỹ nhưng đến độ tuổi dậy thì thì đây có thể là một yếu tố tác động rất lớn đến tâm lý của trẻ. Điều này có thể khiến trẻ tự ti, ngại giao tiếp với mọi người xung quanh.

3.2 Khó khăn trong ăn nhai

Khi khớp cắn bị sai lệch, mặt ăn nhai của hai hàm răng sẽ không khít với nhau khiến việc ăn nhai gặp khó khăn. Nếu thức ăn không được nghiền nát đã đi xuống dạ dày thì sẽ gây áp lực cho hệ tiêu hóa và dẫn đến một số bệnh lý về đường ruột.

3.3 Ảnh hưởng tới phát âm

Do cấu trúc hai hàm bị sai lệch nên trẻ có khớp cắn ngược thường phát âm khó khăn, dễ bị tật nói ngọng. Về lâu dài cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp khi trưởng thành.

3.4 Tăng nguy cơ mắc bệnh răng miệng

Răng cắn ngược hay răng lệch lạc đều khiến răng dễ bị giắt thức ăn, việc vệ sinh răng miệng cũng khó khăn hơn. Nếu không đặc biệt chú ý thì sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,…

Khớp cắn ngược khiến trẻ ăn nhai khó khăn dẫn đến chán ăn

4. Cách điều trị khớp cắn ngược ở trẻ em 

Hiện nay có hai phương pháp chính là phẫu thuật và niềng răng được các bác sĩ nha khoa tin tưởng để chỉnh khớp cắn ngược. Hãy cùng Nha khoa Trẻ tìm hiểu chi tiết về hai phương pháp này ngay bây giờ.

4.1 Sử dụng khí cụ Facemask điều chỉnh khớp cắn ngược

Facemask là loại hàm chức năng nhằm cải thiện khớp cắn ngược ở trẻ trong giai đoạn phát triển. Bằng lực kéo tác động tựa vào xương và cằm, xương hàm trên sẽ được kéo dần về phía trước đồng thời kiểm soát được sự phát triển của xương hàm dưới. Độ tuổi thích hợp để sử dụng với bé gái là 9-12 tuổi, với bé trai là 11-14 tuổi.

Cấu tạo của khí cụ này gồm các bộ phận chính là phần đỡ trán, phần đỡ cằm, thanh đỡ chính, thanh ngang, chun và khí cụ nong khẩu. Để đem lại hiệu quả tốt nhất, phương pháp này đòi hỏi sự hợp tác và phối hợp từ trẻ. Trẻ cũng cần đeo khí cụ này cả ngày trừ lúc ăn hay chơi thể thao.

4.2 Niềng răng khớp cắn ngược

Niềng răng là giải pháp tối ưu giúp cải thiện tình trạng khớp cắn ngược ở trẻ nhỏ. Đặc biệt ở độ tuổi vàng từ 7-12 tuổi, xương hàm và răng của trẻ còn đang phát triển nên rất dễ điều chỉnh và đem lại hiệu quả cao. Những phương pháp niềng được tin dùng có thể kể đến như:

Niềng răng mắc cài

Đây là phương pháp rất phổ biến hiện nay với nó có chi phí khá thấp nhưng vẫn đảm bảo được hiệu quả chỉnh nha. Tuy nhiên, việc đeo mắc cài cố định trên răng có thể khiến trẻ cảm thấy vướng víu, khó ăn uống và vệ sinh răng miệng, hơn nữa còn làm mất thẩm mỹ trên răng.

Niềng răng trong suốt

Loại niềng răng trong suốt có thể điều trị được tình trạng khớp cắn ngược cho trẻ đó chính là “Invisalign”. Đây là phương pháp niềng răng có thể tháo lắp dễ dàng giúp trẻ thoải mái hơn trong sinh hoạt thường ngày. Đồng thời chất liệu Invisalign được làm từ nhựa trong suốt nên đạt tính thẩm mỹ cao.

Khi niềng răng cho trẻ em, các chuyên gia thường khuyến cáo nên thực hiện bằng phương pháp niềng răng trong suốt Invisalign. Bởi nó giúp rút ngắn thời gian chỉnh nha từ 4 – 6 tháng, hạn chế đau nhức cho trẻ và ngăn ngừa được các bệnh lý răng miệng khi chỉnh nha.

Nguyên nhân trẻ bị hô xương hàm và cách khắc phục triệt để

Trẻ bị lệch hàm phải làm sao? Giải pháp tối ưu nhất là gì?

Niềng răng trong suốt đạt tính thẩm mỹ cao

5.  Niềng răng cho trẻ em tại Nha khoa Trẻ

Dù là niềng răng mắc cài hay niềng răng trong suốt cho trẻ em thì đều là kỹ thuật phức tạp yêu cầu cao về tay nghề điều trị cũng như thiết bị nha khoa ứng dụng. Hiểu được điều này này, Nha khoa Trẻ đã trang bị cho mình những công nghệ hàng đầu nhập khẩu từ các nước phát triển, các dụng cụ nha khoa đảm bảo đạt tiêu chuẩn quốc tế. Hơn nữa, đội ngũ bác sĩ chỉnh nha chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm sẽ trực tiếp niềng răng cho trẻ và theo sát trong suốt quá trình điều trị, đảm bảo hiệu quả tối ưu. 

Đặc biệt, Nha khoa Trẻ là số ít nha khoa tại Việt Nam sở hữu chứng chỉ Invisalign First (Chứng chỉ dành riêng cho chỉnh nha trẻ em). Đây là phòng khám uy tín tại Hà Nội có bác sĩ chỉnh Invisalign Quốc tế, đã được đào tạo nâng cao tại Đức. Với kinh nghiệm nhiều năm nghiên cứu và chuyên sâu chỉnh nha trẻ em, bác sĩ sẽ xây dựng kế hoạch chỉnh nha tốt nhất cho trẻ cũng như giúp trẻ có một quá trình điều trị thuận lợi để đạt kết quả cao. 

Nha khoa Trẻ – Chuyên sâu chỉnh nha cho trẻ em

Nếu bố mẹ có nhu cầu niềng răng khớp cắn ngược ở trẻ để giúp con mình có hàm răng khỏe đẹp ngay từ bây giờ thì hãy liên hệ và đặt lịch hẹn thăm khám miễn phí với Nha khoa Trẻ theo địa chỉ sau:

NHA KHOA TRẺ

Địa chỉ: 38 Ngụy Như Kon Tum – Thanh Xuân – Hà Nội

Hotline: 0901.334.334

Fanpage: nhakhoatrehanoi

Tác giả:
Nội dung chính
© 2024 Nha Khoa Trẻ.