Nội dung chính

Hôi miệng khi mang thai nguyên nhân do đâu? Cách điều trị như thế nào?

Sản phẩm của Nha Khoa Trẻ
Xuất bản: 14/09/2022, Cập nhật lần cuối: 31/10/2024

Tình trạng hôi miệng khi mang thai xảy ra thường xuyên khiến người mẹ cảm thấy khó chịu. Vậy nguyên nhân nào gây ra tình trạng hôi miệng khi mang thai và cách điều trị như thế nào?

Trong giai đoạn mang thai người mẹ gặp phải rất nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe cơ thể nói chung và sức khỏe răng miệng nói riêng. Tình trạng hôi miệng khi mang thai xảy ra thường xuyên khiến người mẹ cảm thấy khó chịu, thậm chí là gây khó chịu cho người xung quanh. Vậy nguyên nhân nào gây ra tình trạng hôi miệng khi mang thai và cách điều trị như thế nào?

1. Tại sao phụ nữ khi mang thai thường bị hôi miệng?

Hôi miệng khi mang thai nguyên nhân do đâu?

Khi người phụ nữ mang thai sẽ có xuất hiện các triệu chứng ốm nghén, nôn mửa. Tình trạng này xảy ra nhiều nhất ở 3 tháng đầu thai kỳ và khiến hơi thở của người mẹ có mùi khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.

Hôi miệng khi mang thai cũng là biểu hiện rất thường gặp của bệnh viêm lợi. Đây là bệnh răng miệng phổ biến ở phụ nữ mang thai do lượng hormone progesterone tăng cao hơn hẳn bình thường, khiến vi khuẩn và mảng bám phát triển nhanh hơn và tấn công vào mô nướu quanh răng gây viêm nhiễm. Hôi miệng trong trường hợp này sẽ kèm theo hiện tượng chảy máu chân răng, nghiêm trọng hơn là tụt lợi, tụt nướu gây mất thẩm mỹ.

Hơn nữa, trong giai đoạn mang thai người mẹ thường chia khẩu phần ăn của mình thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, điều này cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn và mảng bám phát triển. Nếu người mẹ không lưu ý đến việc vệ sinh răng miệng thì càng làm tăng nguy cơ mắc bệnh răng miệng bao gồm viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng, viêm tủy,… dẫn đến tình trạng hôi miệng khi mang thai.

Xem thêm: Top 3 cách chữa hôi miệng sau khi sinh tại nhà nhanh chóng và an toàn

Viêm nướu rất thường xảy ra ở phụ nữ mang thai và gây hôi miệng

2. Cách khắc phục tình trạng hôi miệng khi mang thai như thế nào?

Cách xử lý tình trạng hôi miệng khi mang thai sẽ khác nhau tùy vào mức độ nặng nhẹ ở từng người. Nhưng về cơ bản thì người mẹ cần chú trọng đến việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ để hạn chế mảng bám, vụn thức ăn thừa hay vi khuẩn trong khoang miệng. Đồng thời có chế độ ăn uống hợp lý vừa đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé vừa ngăn ngừa nguy cơ gây bệnh răng miệng.

2.1 Vệ sinh răng miệng đúng cách:

Mẹ bầu cần chú trọng đến việc vệ sinh răng miệng hàng ngày

2.2 Chế độ ăn uống hợp lý:

Song song với việc cung cấp nguồn dinh dưỡng để đảm bảo cho sức khỏe của cả mẹ và bé thì mẹ cũng hãy lưu ý đến những loại trái cây có vị chua, chúng sẽ kích thích tuyến nước bọt hoạt động và loại bỏ vi khuẩn gây hại cho khoang miệng. Đồng thời hãy bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ như rau củ vừa có tác dụng làm sạch khoang miệng vừa giúp răng nướu khỏe mạnh.

Ngoài ra, đối với các trường hợp hôi miệng khi mang thai nặng do các bệnh lý răng miệng thì sẽ cần đến sự can thiệp của bác sĩ nha khoa. Bác sĩ sẽ thăm khám và đưa ra những chỉ định chữa trị để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Xem thêm: Hôi miệng uống thuốc gì để hơi thở thơm mát trở lại

                     Hôi miệng dù đã đánh răng là do đâu? Cách khắc phục như thế nào?

Mặc dù hôi miệng khi mang thai không gây hại đến sức khỏe nhưng lại gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hàng ngày của người mẹ. Do đó, nếu phát hiện thấy hơi thở có mùi hôi kéo dài thì mẹ hãy liên hệ với Nha khoa Trẻ để được bác sĩ tư vấn chi tiết và có phương án điều trị hiệu quả.

Danh mục cẩm nang