Hôi miệng dù đã đánh răng là do đâu? Cách khắc phục như thế nào?
Hôi miệng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có có thể là biểu hiện của các bệnh lý nguy hiểm của cơ thể. Vậy chính xác thì hôi miệng dù đã đánh răng là do đâu?
Hôi miệng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có có thể là biểu hiện của các bệnh lý nguy hiểm của cơ thể. Vậy chính xác thì hôi miệng dù đã đánh răng là do đâu? Tìm hiểu ngày bài viết này để có câu trả lời nhé!
1. Nguyên nhân khiến bạn bị hôi miệng dù đã đánh răng sạch sẽ
Hôi miệng là chứng bệnh khiến hơi thở có mùi hôi hoặc mùi khó chịu khi nói chuyện, nó có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào và gây ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp của con người. Nếu hôi miệng dù đã đánh răng thường xuyên thì có thể là do những nguyên nhân sau:
1.1 Bệnh lý răng miệng gây hôi miệng dù đã đánh răng
Các bệnh răng miệng phổ biến gây ra tình trạng hôi miệng bao gồm:
- Sâu răng: Bệnh này hình thành do vi khuẩn ăn mòn men răng, từ đó hình thành các lỗ sâu răng lớn nhỏ gây nhồi nhét thức ăn, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển khiến hơi thở có mùi khó chịu.
- Viêm nướu, viêm lợi: Khi cao răng đóng ở chân răng và dưới nướu sẽ sản sinh ra rất vi khuẩn và độc tố gây viêm nhiễm vùng nướu. Biểu hiện của bệnh lý này chính là tình trạng hôi miệng, chảy máu chân răng thường xuyên, nghiêm trọng hơn là tụt nướu.
- Viêm nha chu: Khi viêm nướu tiến triển nặng hơn sẽ làm tổn thương đến các tổ chức nha chu như dây chằng, xương ổ răng,… kéo theo đó là triệu chứng hôi miệng dù đã đánh răng sạch sẽ.
- Viêm lưỡi: Lưỡi cũng là vị trí chứa rất nhiều vi khuẩn gây hại, chúng phân hủy protein có trong mảng vụn thức ăn khiến hơi thở có mùi hôi.
1.2 Chế độ ăn uống và sinh hoạt
- Uống quá ít nước trong ngày có thể khiến miệng bị khô, khi đó sẽ tạo cơ hội cho mảng bám và vi khuẩn phát triển trong khoang miệng gây hôi miệng dù đã đánh răng đều đặn.
- Hút thuốc lá sẽ làm giảm lượng nước bọt trong khoang miệng mà nước bọt có tác dụng làm sạch miệng, làm giảm tính acid trong khoang miệng. Khi lượng acid trong miệng cao sẽ làm tăng vi khuẩn gây bệnh và gây ra mùi hôi.
- Nếu trong thực đơn hàng ngày của bạn luôn có các thực phẩm bám mùi như tỏi, hành,… thì sẽ sau khi tiêu hóa và hấp thụ, các phần tử có mùi vào máu và được bài tiết qua phổi và hơi thở nên có mùi khó chịu.
- Chế độ ăn uống không hợp lý do chưa cân bằng được các thực phẩm làm tăng nguy cơ hôi miệng như thực phẩm giàu Protein, các món ăn cay, món ăn ít Carbohydrate và các món ăn cứng, khô như khoai tây chiên, đồ ăn vặt, kẹo,…
- Chế độ vệ sinh răng miệng sai cách làm tăng nguy cơ hình thành mảng bám và vi khuẩn gây hôi miệng. Đặc biệt là trường hợp sử dụng răng giả, răng sứ thì càng cần chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ hơn nữa.
Xem thêm: Hôi miệng sau khi nhổ răng nguyên nhân do đâu? Cách khắc phục như thế nào?
1.3 Các bệnh lý toàn thân
- Bệnh dạ dày: Các triệu chứng đầy hơi, khó tiêu hay ợ nóng,… sẽ khiến luồng hơi có mùi đi từ dạ dày lên khoang miệng khiến bạn gặp phải tình trạng hôi miệng dù đã đánh răng.
- Các bệnh lý khác như ung thư, suy gan, viêm loét dạ dày, tắc nghẽn ruột và các bệnh trao đổi chất khác cũng có thể là nguyên nhân gây hôi miệng nặng do sự pha trộn của các hóa chất mà chúng tạo ra.
2. Cách khắc phục và phòng ngừa tình trạng hôi miệng
Hôi miệng có nhiều nguy cơ xuất phát từ các bệnh lý răng miệng và bệnh lý toàn thân. Trong trường hợp bạn nhận thấy các triệu chứng khác liên quan đến các bệnh lý thì tốt nhất bạn nên đến cơ sở nha khoa hoặc bệnh viện uy tín để thăm khám và điều trị dứt điểm căn nguyên gây hôi miệng dù đã đánh răng.
Còn đối với các trường hợp khác khi hôi miệng nhẹ do chế độ ăn uống và sinh hoạt thì bạn chỉ cần khắc phục và cải thiện cách chăm sóc răng miệng của mình.
Vệ sinh răng miệng:
- Chải răng đều đặn mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Thực hiện chải răng nhẹ nhàng với bàn chải lông mềm đã hạn chế tổn thương đến mô nướu. Đồng thời thay bàn chải định kỳ 3 tháng/lần.
- Sử dụng chỉ nha khoa để lấy mảnh vụn thức ăn ở kẽ răng thay vì dùng tăm xỉa răng vì nó có thể khiến răng nướu của bạn bị tổn thương.
- Súc miệng nước muối hoặc nước súc miệng chuyên dụng để diệt khuẩn hiệu quả hơn.
- Đừng bỏ qua việc chải lưỡi để làm sạch vi khuẩn, tránh lây lan sang răng và mô nướu.
Tham khảo: Hôi miệng sau khi ngủ dậy: Nguyên nhân và cách điều trị
Hôi miệng từ cổ họng: Biểu hiện của các bệnh lý nguy hiểm không ngờ
Chế độ ăn uống:
- Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để cung cấp lượng lượng cần thiết cho cơ thể và làm giảm nguy cơ hôi miệng dù đã đánh răng.
- Hạn chế sử dụng các thực phẩm gây hôi miệng như tỏi, hành, cà phê, thuốc lá, rượu bia,…
- Thường xuyên nhai kẹo cao su giúp hơi thở thơm mát hơn.
Theo lời khuyên của các chuyên gia thì bạn nên kiểm tra sức khỏe răng miệng và toàn thân 6 tháng/lần. Như vậy thì nếu có bất kỳ bệnh lý nào thì cũng sẽ được phát hiện và điều trị kịp thời, từ đó sẽ không gây ra hôi miệng dù đã đánh răng và nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Hãy chú trọng đến sức khỏe bản thân và gia đình để đảm bảo duy trì chất lượng cuộc sống của bạn nhé!