NHA KHOA TRẺ – Chỉnh nha cùng chuyên gia Invisalign

Giờ mở cửa: T2 – T6: 8:30 – 18:30, T7 – CN: 8:00 – 18:00 – Hotline: 0901.334.334 – 38 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội

Hiểu lầm về niềng răng và những điều cần lưu ý tuyệt đối

Hiện nay, mặc dù kỹ thuật niềng răng chỉnh nha đã trở nên phổ biến nhưng vẫn tồn tại khá nhiều hiểu lầm về niềng răng khiến nhiều người e ngại. Để hiểu hơn về phương pháp chỉnh nha này và có những quyết định chỉnh nha an toàn thì hãy cùng chúng tôi làm sáng tỏ những hiểu lầm dưới đây nhé!

Hiểu lầm về niềng răng và những điều cần lưu ý tuyệt đối

1. Niềng răng có cảm giác đau nhức “kinh khủng”

Niềng răng có đau không luôn là mối lo ngại của hầu hết khách hàng có ý định chỉnh nha. Thực tế, khi gắn khí cụ chỉnh nha là mắc cài hay máng niềng răng trong suốt sẽ không có cảm giác đau, ban đầu chỉ hơi vướng víu, khó chịu vì chưa quen với khí cụ trong miệng.

Ở một số giai đoạn khác thì niềng răng có thể gây đau nhức nhẹ nhưng sẽ không quá “kinh khủng” như mọi người vẫn tưởng. Cụ thể ở các thời điểm đặt chun tách kẽ, siết dây cung hoặc thực hiện các thủ thuật hỗ trợ chỉnh nha như nong hàm, nhổ răng,…

Cảm giác đau nhức khi niềng răng sẽ phụ thuộc vào thể trạng, ngưỡng chịu đau của mỗi người. Đồng thời nó cũng chịu ảnh hưởng khá lớn bởi tay nghề bác sĩ điều trị. Bác sĩ giàu kinh nghiệm và chuyên nghiệp sẽ giúp bạn chế tối đa cảm giác đau nhức khi thực hiện các kỹ thuật niềng răng. Bác sĩ cũng sẽ có những tư vấn, hướng dẫn phù hợp để bạn chăm sóc răng miệng đúng cách, giảm đau hiệu quả tại nhà.

Niềng răng chỉ gây đau nhức nhẹ

2. Kém thẩm mỹ khi niềng răng

Thêm một hiểu lầm về niềng răng nữa đó chính là tình trạng kém thẩm mỹ khi đeo khí cụ nắn chỉnh nha. Nếu trước đây niềng răng với mắc cài kim loại lộ rõ trên răng khiến nhiều người e ngại thì hiện nay có các giải pháp chỉnh nha thẩm mỹ khác như niềng mắc cài sứ, niềng máng trong suốt khiến người đối diện khó nhận ra bạn đang niềng răng.

Các phương pháp chỉnh nha sẽ có ưu nhược điểm khác nhau, tùy vào nhu cầu và khả năng chi trả của từng người mà bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn giải pháp phù hợp nhất.  

3. Niềng răng gây sụt cân, hóp má

Trong quá trình niềng răng có một số trường hợp nhận thấy bị sụt cân hóp má, hóp thái dương. Đây cũng là nỗi khổ khi niềng răng của không ít người. Nhưng theo chuyên gia lý giải thì niềng răng không phải là nguyên nhân gây sụt cân mà do chế độ ăn uống của người niềng.

Nếu người niềng vẫn ăn, nhai bình thường và duy trì chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng thì không cần lo lắng về vấn đề này. Khi niềng răng dù phải kiêng khem một số loại thực phẩm cứng dai và ăn đồ mềm nhưng vẫn có thể bổ sung đủ chất bằng cách chế biến kỹ thực phẩm hoặc cắt nhỏ thức ăn để dễ ăn nhai.

Niềng răng bị sụt cân do chế độ ăn uống

4. Chỉnh nha ảnh hưởng đến phát âm

Nếu niềng răng thành công trong các trường răng hô, móm, thưa sai khớp cắn thì sẽ tác động tích cực đến khả năng phát âm. Hàm răng thẳng đều, không có khe hở sẽ giúp phát âm tròn vành, rõ chữ.

Nhưng trong quá trình đeo niềng có thể gặp phải một số hạn chế, niềng răng có thể gây ảnh hưởng đến phát âm nhưng chỉ là tạm thời. Khi đeo các khí cụ mắc cài, dây cung trên cung hàm sẽ khá kênh cộm, vướng víu nên âm thanh phát ra khi nói chuyện sẽ không chuẩn. Khi đó giọng nói bị ảnh hưởng bởi môi lưỡi bị vướng và chưa thích ứng với với mắc cài trong miệng.  

5. Độ tuổi lý tưởng để niềng răng

Niềng răng bao nhiêu tuổi thì tốt nhất cũng một trong những vấn đề gặp phải nhiều tranh luận trái chiều. Không ít bậc phụ huynh hiểu lầm về niềng răng phải chờ khi con trưởng thành hoặc ít nhất đã mọc răng vĩnh viễn hoàn thiện (12 tuổi trở nên) mới có thể niềng răng.

Nhưng thực tế, với kỹ thuật chỉnh nha hiện đại cùng công nghệ hàng đầu như hiện nay thì trẻ em ngay từ giai đoạn 6 – 12 tuổi đã có thể can thiệp nắn chỉnh răng. Đây được xem là độ tuổi “Vàng” để chỉnh nha cho trẻ dễ đạt được khớp cắn lý tưởng hơn, giúp hạn chế nguy cơ phẫu thuật khi trưởng thành.

Điều này không có nghĩa là niềng răng ở độ tuổi lớn hơn không hiệu quả, mà khi đó sẽ phải tác động đến răng miệng nhiều hơn, thời gian chỉnh nha lâu hơn và tốn kém chi phí hơn mà thôi.

Xem thêm: Niềng răng cho người lớn có nên không? Những kiến thức cần biết

Có thể niềng răng cho trẻ em từ 6 tuổi

6. Hiểu lầm về niềng răng phải nhổ răng

Niềng răng phải nhổ răng vừa là một hiểu lầm tai hại vừa khiến nhiều người lo lắng ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân. Nếu niềng răng ở trẻ em thì hầu như không phải nhổ răng. Niềng răng ở người lớn vẫn có thể niềng răng không nhổ răng nếu hàm răng chỉ lệch lạc nhẹ hoặc có khe thưa.

Nhổ răng để niềng được chỉ định trong các trường hợp răng hô, móm, chen chúc nặng cần tạo khoảng trống để dịch chuyển răng. Trường hợp cần nhổ răng bác sĩ sẽ có những chỉ định phù hợp, nhổ răng an toàn và không gây biến chứng gì cho người niềng,

7. Niềng răng không nhất thiết phải đeo hàm duy trì

Sau khi tháo niềng răng, hầu hết các trường hợp đều cần đeo hàm duy trì để cố định hàm răng đã dịch chuyển. Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình niềng răng và không kém phần quan trọng khi quyết định đến thẩm mỹ, hiệu quả niềng răng.

Do đó, đây là một hiểu lầm về niềng răng gây ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả điều trị. Nếu không đeo hàm duy trì đủ thời gian, đúng cách theo chỉ dẫn của bác sĩ thì răng có thể bị “chạy” lại vị trí cũ, thậm chí răng bị hô, lệch lạc hơn trước.

Niềng răng xong cần đeo hàm duy trì

8. Niềng răng làm răng yếu đi?

Nếu bạn hiểu lầm niềng răng làm răng yếu đi nên chưa dám niềng thì hoàn toàn có thể tự tin đến nha khoa ngay lập tức. Bởi niềng răng không những không gây tác động xấu đến răng miệng mà còn mang lại rất nhiều lợi ích khác.

Niềng răng không chỉ giúp khuôn mặt đạt thẩm mỹ cao mà còn giúp cải thiện chức năng ăn nhai, cải thiện các vấn đề liên quan đến sai lệch khớp cắn (rối loạn khớp thái dương hàm, nguy cơ mắc bệnh răng miệng, phát âm kém,…).

Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp niềng răng gặp rủi ro do bác sĩ tay nghề kém, kỹ thuật không tốt, vậy liệu chỉnh nha không chuẩn làm ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Vì vậy, bạn nên lựa chọn kỹ lưỡng cơ sở niềng răng uy tín để đảm bảo chất lượng chỉnh nha và mang đến hiệu quả lâu dài.

Trên đây, Nha khoa Trẻ đã giải đáp những hiểu lầm về niềng răng thường gặp nhất, hy vọng những kiến thức này sẽ giúp ích được cho bạn đọc khi cân nhắc các phương pháp chỉnh nha. Để được tư vấn trực tiếp bởi bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm thì đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi theo số hotline 0901.334.334 hoặc inbox fanpage: Nhakhoatrehanoi.

Nội dung chính
© 2024 Nha Khoa Trẻ.