Nội dung chính

Hàm răng dưới bị chìa ra ngoài do đâu? Khắc phục như thế nào? 

Sản phẩm của Nha Khoa Trẻ
Xuất bản: 27/09/2023, Cập nhật lần cuối: 31/10/2024

Hàm răng dưới bị chìa ra ngoài do di truyền, thói quen xấu, mất răng sớm và có thể điều trị qua niềng răng hoặc phẫu thuật.

Hàm răng dưới bị chìa ra ngoài là tình trạng vô cùng đáng lo ngại do những ảnh hưởng tiêu cực về thẩm mỹ, sức khỏe cũng như sự phát triển của người bệnh. Do đó, hãy cùng Nha khoa Trẻ tìm hiểu chi tiết về khái niệm, nguyên nhân, hậu quả cũng như các phương pháp điều trị tình trạng này ngay bây giờ.

1. Hàm răng dưới bị chìa ra ngoài là như thế nào?

Hàm răng dưới bị chìa ra ngoài là cách gọi khác của tình trạng “khớp cắn ngược” hay “móm răng”. Tình trạng này được biết đến do xương hàm dưới phát triển hướng ra ngoài quá mức hoặc răng bị lệch lạc không chuẩn khớp cắn.

Hàm răng dưới bị chìa là tình trạng “răng móm” hay “khớp cắn ngược”

Bạn có thể nhận biết dễ dàng bằng mắt thường thông qua một số dấu hiệu dưới đây:

2. Nguyên nhân khiến hàm răng dưới bị chìa ra ngoài

Theo các bác sĩ tại phòng khám Nha khoa Trẻ, có 3 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng hàm răng bên dưới hướng ra ngoài nhiều hơn hàm ở trên. Xin mời bạn đọc theo dõi chi tiết 3 nguyên nhân đó dưới đây.

2.1 Yếu tố di truyền

Gen di truyền được biết đến là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ nói chung và sức khỏe răng miệng nói riêng. Nếu ba mẹ, ông bà hay người thân đã có tiền sử bị hô hàm, hô răng thì khả năng rất cao trẻ sinh ra cũng gặp phải tình trạng này. 

Răng hàm dưới hướng ra ngoài có thể xuất phát từ di truyền

Bên cạnh đó, một số hội chứng có tính chất di truyền cũng có thể giảm thiểu sự phát triển của hàm trên hoặc ức chế sự phát triển của hàm dưới. Tiêu biểu có thể kể đến như Rabson-Mendenhall, Binder, to đầu chi,…

2.3 Thói quen xấu theo thời gian dài 

Đây là nguyên nhân gây ra tình trạng hàm răng dưới bị chìa ra ngoài mà ít ai để ý. Ở trẻ em, đó là những thói quen như mút tay, ngậm núm lâu, đẩy lưỡi,… kéo dài mà không kịp thời sửa chữa. Ở người lớn, đó là việc duy trì tư thế ngồi chống cằm quá lâu, thở bằng miệng,… cũng gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến răng miệng.

2.3 Mất răng sớm

Chấn thương, tai nạn,… dẫn đến mất răng sớm thì đều có thể khiến người bệnh bị lệch hàm dưới so với hàm trên. Với đối tượng là trẻ em, việc mất răng sữa sớm sẽ khiến răng vĩnh viễn không được định hướng mọc thẳng đều. Còn nếu mất răng vĩnh viễn, các răng kế cận sẽ bị xô dịch và có thể đẩy dần ra phía trước.

Mất răng vĩnh viễn sẽ khiến các răng kế cận đẩy về phía trước

3. Hậu quả khi hàm răng dưới chìa ra ngoài

Nếu không phát hiện và điều trị triệt để từ sớm, bệnh nhân sẽ gặp phải những vấn đề dưới đây.

3.1 Ảnh hưởng đến thẩm mỹ

Hàm răng dưới hướng ra ngoài sẽ khiến tương quan của gương mặt trở nên lệch lạc, mất thẩm mỹ. Khi nhìn nghiêng có thể thấy rõ cằm hướng hẳn về phía trước khiến gương mặt trông dài ra hẳn. Từ đó dẫn đến tâm lý tự ti trong giao tiếp và sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân.

3.2 Suy giảm chức năng ăn nhai

Hàm răng dưới bị chìa ra ngoài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khớp cắn của bệnh nhân. Trong hoạt động ăn nhai, bệnh nhân sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi khớp cắn không được chuẩn. Khung hàm sẽ chịu nhiều áp lực hơn và về lâu dài có thể khiến tình trạng sai lệch càng trở nên nghiêm trọng.

Việc ăn uống của bệnh nhân gặp nhiều vấn đề

Bên cạnh đó, thức ăn không được nhai nghiền kỹ cũng ít nhiều gây ra những ảnh hưởng về đường tiêu hóa của bệnh nhân. Đặc biệt với đối tượng trẻ em thì có thể dẫn đến chứng biếng ăn, lười ăn và bị suy dinh dưỡng.

3.3 Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng

Khi hàm trên và hàm dưới không được thẳng hàm sẽ khiến việc vệ sinh răng miệng gặp rất nhiều khó khăn. Bàn chải không vệ sinh triệt để được các kẽ răng, chân răng dẫn đến vi khuẩn và mảng bám không được làm sạch triệt để. Bệnh nhân lúc này có nguy cơ cao mắc các bệnh như sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu,…

3.4 Ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ nhỏ

Nếu trẻ nhỏ bị hàm răng dưới chìa ra ngoài sẽ làm khả năng phát âm bị ảnh hưởng rất nhiều. Sự mất cân xứng giữa hàm trên và hàm dưới sẽ làm âm thanh phát ra bị méo, không rõ ràng. Thậm chí có thể gây ra nói ngọng, nói lắp và khó có thể điều chỉnh được trong tương lai.

3.5 Biến chuyển xấu thành các bệnh lý khác

Nếu để tình trạng hàm răng lệch lạc, khớp cắn không đều trong thời gian dài thì có thể dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Tiêu biểu như chứng rối loạn khớp thái dương hàm khiến bệnh nhân bị đau đầu khi đóng mở hàm, khó khăn ăn nhai. Điều này sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người bệnh.

Xem thêm: 

3 phương pháp giúp bạn chỉnh răng thưa mà không cần niềng

Hàm răng quỷ ở người là gì? Tướng số tốt hay xấu?

Hàm răng dưới bị chìa ra ngoài dẫn đến rối loạn khớp thái dương hàm

4. Các phương pháp điều trị hàm dưới bị chìa

Dưới đây là những thông tin chi tiết về các phương pháp điều trị hàm dưới chìa ra ngoài mà bạn cần quan tâm.

4.1 Niềng răng chỉnh nha 

Niềng răng chỉnh nha là giải pháp tối ưu dành cho những trường hợp răng hô vẩu, hàm răng dưới chìa ra ngoài,… Phương pháp này sẽ sử dụng những khí cụ chỉnh nha như hệ thống mắc cài, dây cung hay khay niềng nhằm tác động lực và kéo răng về vị trí mong muốn. Một số phương pháp niềng răng phổ biến có thể kể đến như:

Tùy vào phương pháp bạn lựa chọn mà mức chi phí cần bỏ ra cũng như những ưu thế đem lại sẽ khác nhau. Ví dụ với máng niềng Invisalign thì đảm bảo tuyệt đối về mặt thẩm mỹ khi niềng nhưng sẽ có mức giá cao hơn hẳn. Hay với niềng răng mắc cài kim loại sẽ có chi phí dễ tiếp cận nhưng cần tinh chỉnh và tái khám nhiều lần.

4.2 Phẫu thuật hàm

Phương pháp phẫu thuật hàm sẽ can thiệp trực tiếp vào phần xương hàm răng dưới bị chìa ra ngoài của bệnh nhân. Do tính xâm lấn và can thiệp sâu vào cấu tạo khung hàm nên phương pháp này đòi hỏi phải được thực hiện tại những bệnh viện, phòng khám lớn với đội ngũ bác sĩ phẫu thuật chuyên nghiệp.

5. Nha khoa Trẻ – Địa chỉ niềng răng uy tín tại Hà Nội

Nha khoa Trẻ đề cao sứ mệnh “Lan tỏa những nụ cười rạng ngời tới mọi người”. Chúng tôi tự hào khi đã đồng hành cùng hàng ngàn khách hàng trên hành trình tìm kiếm nụ cười như ý. Nha khoa hiện đang cung cấp những dịch vụ chất lượng với niềng răng là dịch vụ luôn nhận được rất nhiều sự quan tâm từ khách hàng.

Đến với Nha khoa Trẻ, bạn sẽ được làm việc trực tiếp với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa hàng đầu. 100% bác sĩ đều tốt nghiệp chuyên ngành Răng – Hàm – Mặt tại Đại học Y Hà Nội. Nhờ vậy, hàm răng dưới bị chìa ra ngoài hay bất kỳ tình trạng răng miệng nào khác đều được các bác sĩ hỗ trợ và điều trị triệt để.

Đội ngũ bác sĩ tại phòng khám Nha khoa Trẻ

Khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng mắc cài, khay niềng hay những vật liệu chế tạo do phòng khám của chúng tôi cung cấp. Nha khoa Trẻ xin công khai bảng giá dưới đây để khách hàng có một cái nhìn tổng quan nhất về mức chi phí bản thân cần chuẩn bị.

Niềng răng

Đơn vị

Mức giá (Đồng)

Chỉnh nha trẻ em GĐ1 – GĐ3

Trọn gói 2 hàm

15.000.000 – 45.000.000

Mắc cài kim loại tự động Damon Mỹ

Trọn gói 2 hàm

40.000.000

Mắc cài sứ tự buộc 3M Mỹ

Trọn gói 2 hàm

55.000.000

Mắc cài sứ 3M Mỹ

Trọn gói 2 hàm

45.000.000

Máng trong suốt Invisalign Mỹ Mức 1 – Mức 4 

Trọn gói 2 hàm

80.000.000 – 140.000.000

Trên đây là tất cả những thông tin bạn cần biết về tình trạng hàm răng dưới bị chìa ra ngoài. Nếu phát hiện ra bản thân hay người nhà gặp phải vấn đề này, việc tìm đến sự hỗ trợ và tư vấn từ bác sĩ nha khoa sẽ là phương án tối ưu nhất. Liên hệ ngay với Nha khoa Trẻ qua hotline 0901.334.334 để được thăm khám, hỗ trợ.

Danh mục cẩm nang