Nội dung chính

Xử lý giắt thức ăn ở kẽ răng và những sai lầm cần tránh xa

Sản phẩm của Nha Khoa Trẻ
Xuất bản: 03/06/2023, Cập nhật lần cuối: 31/10/2024

Giắt thức ăn ở kẽ răng là nguyên nhân sâu xa gây ra nhiều bệnh lý răng miệng, thậm chí làm hư hỏng răng vĩnh viễn. Vậy nên cần chủ động xử lý giắt răng tránh biến chứng.

Với nhiều người thì tình trạng giắt thức ăn ở kẽ răng diễn ra hàng ngày và gây khó chịu trong quá trình ăn nhai. Thông thường, tình trạng dễ bị bỏ qua bởi nó chưa trực tiếp gây ra ảnh hưởng gì đến sức khỏe răng miệng.

Tuy nhiên, về lâu dài thì việc giắt thức ăn chính là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý răng miệng, thậm chí làm hư hỏng răng vĩnh viễn. Để tìm hiểu chi tiết về tình trạng giắt thức ăn ở kẽ răng cũng như cách xử lý hiệu quả thì hãy cùng tham khảo ngay bài viết này nhé!

1. Tại sao hay bị giắt thức ăn ở kẽ răng?

Một hàm răng khỏe đẹp sẽ giúp duy trì chức năng ăn nhai tốt nhất, đồng thời tránh được tác nhân bên ngoài gây hại cho răng. Nhưng đa số các hàm răng chưa can thiệp biện pháp nha khoa khó đảm bảo được tỷ lệ cân đối, sắp xếp răng hài hòa trên cung hàm.

Với các hàm răng không thẳng đều thì sẽ tạo thành nhiều kẽ răng to nhỏ gây nhồi nhét thức ăn khi ăn nhai. Hiện tượng này có thể gặp phải ở bất kỳ vị trí nào, có thể ở nhóm răng cửa, răng nanh hoặc răng hàm.

Thức ăn mắc kẹt ở kẽ răng

Các nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng giắt thức ăn ở kẽ răng bao gồm:

2. Răng bị giắt thức ăn gây nguy hại cho răng miệng

Tại thời điểm bị giắt thức ăn ở kẽ răng thì chủ yếu chỉ có cảm giác khó chịu, gây cộm ở răng. Nếu không làm sạch sớm thì theo thời gian sẽ dẫn đến nhiều vấn đề răng miệng.

Làm mất thẩm mỹ

Ở những chiếc răng cửa, nếu thức ăn mắc kẹt sẽ làm mất thẩm mỹ, đặc biệt những thực phẩm sẫm màu. Đặc biệt, nếu thức ăn bị dính trên răng lâu ngày sẽ gây ra hiện tượng sâu răng ở kẽ răng với những vết sâu đen càng gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng hơn.

Gây hôi miệng

Thức ăn ở kẽ răng sẽ bị vi khuẩn và axit trong dịch vị phân hủy, từ đó tạo thành mùi hôi cực kỳ khó chịu. Khi đó sẽ gây cản trở rất lớn trong quá trình giao tiếp, việc bạn ngại nói chuyện sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả công việc và cuộc sống hàng ngày.

Hôi miệng do giắt thức ăn ở kẽ răng

Đau nhức răng lợi

Tình trạng bị giắt thức ăn ở kẽ răng sẽ làm gai nướu, gây đau nhức âm ỉ, nướu sưng lên và rất dễ chảy chân ở chân răng. Ở những trường hợp bị sâu răng thì tình trạng đau nhức ở chân răng nghiêm trọng hơn, có thể gây viêm tủy và hư hỏng răng vĩnh viễn.

Viêm nướu, tụt lợi

Ở vị trí kẽ răng bị giắt thức ăn sẽ dần xuất hiện tình trạng viêm lợi và nướu lợi bị tụt xuống, kẽ hở ngày càng rộng hơn. Khi đó răng nướu không chỉ bị đau nhức mà còn dễ bị lung lay và gãy rụng.

Gây sâu răng kế cận

Nếu tình trạng giắt thức ăn ở kẽ răng không xử lý và làm sạch hàng ngày thì sẽ điều kiện phát triển thuận lợi cho vi khuẩn. Về sau sẽ dẫn đến sâu răng, ban đầu chỉ ăn mòn men răng nhưng tiếp đó sẽ ăn vào ngà răng, tủy răng gây hoại tử tủy.

Giắt thức ăn ở kẽ răng gây sâu răng, viêm tủy

3. Giắt thức ăn ở kẽ răng phải làm sao?

Giắt thức ăn ở kẽ răng cần xử lý ngay sau bữa ăn để đảm bảo vệ sinh răng miệng. Nhưng bạn cần lưu ý làm sạch đúng cách để tránh tác động tiêu cực đến sức khỏe răng miệng.

3.1 Sai lầm thường gặp khi xử lý giắt thức ăn ở kẽ răng

Một sai lầm mà nhiều người mắc phải lúc này chính là sử dụng tăm tre để xỉa răng. Mặc dù có thể lấy được vụn thức ăn ở kẽ răng nhưng sẽ làm tác động mạnh đến răng lợi bởi kích thước tăm tre khá lớn. Khi đó hậu quả sẽ gặp phải bao gồm:

Dùng tăm xỉa răng gây hại cho răng miệng

Rất nhiều người bị tổn thương răng lợi do dùng tăm để làm sạch vụn thức ăn ở kẽ răng. Do đó, bạn nên cảnh giác để xử lý giắt thức ăn ở kẽ răng đúng cách, tránh xa những biến chứng không mong muốn.  

3.2 Cách xử lý khi bị thức ăn bị mắc ở kẽ răng

Theo khuyến cáo của nha sĩ, thay vì dùng tăm xỉa răng thì tốt nhất bạn nên dùng chỉ nha khoa để xử lý giắt răng. Chỉ nha khoa là sản phẩm chuyên dụng để làm sạch mảng bám ở kẽ răng, với thiết kế mỏng, mịn và sai thì thức ăn sẽ được xử lý nhanh chóng mà không ảnh hưởng đến răng lợi.

Bên cạnh đó, còn có một số dụng cụ vệ sinh khác mà bạn cũng có thể tham khảo như bàn chải kẽ, máy tăm nước, nước súc miệng.

Việc xử lý giắt thức ăn thường xuyên có thể gây bất tiện cho nhiều người. Vậy nên bạn có thể áp dụng biện pháp trám răng, niềng răng hoặc bọc răng sứ để cải thiện tình trạng giắt răng. Khi đó hàm răng sẽ được cải thiện đáng kể về cả mặt thẩm mỹ, chức năng ăn nhai và hạn chế bệnh răng miệng.

Xem thêm: 

Dùng tăm xỉa răng có tốt không?

Chải lưỡi đúng cách – Bước vệ sinh răng miệng không thể bỏ qua

Nên dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng

Như vậy, bài viết trên đây đã chia sẻ chi tiết về tình trạng giắt thức ăn ở kẽ răng và cả cách thức xử lý hiệu quả. Nếu bạn cần tư vấn thêm về bất cứ vấn đề liên quan nào khác thì đừng ngần ngại liên hệ ngay với Nha khoa Trẻ theo số hotline 0901.334.334 để được bác sĩ giải pháp nhanh chóng.

Danh mục cẩm nang