Nội dung chính

4 giai đoạn sâu răng: Nguyên nhân và cách điều trị bệnh lý

Sản phẩm của Nha Khoa Trẻ
Xuất bản: 14/09/2022, Cập nhật lần cuối: 31/10/2024

Tùy vào từng giai đoạn sâu răng mà mức độ nặng nhẹ của bệnh lý là khác nhau cũng như mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và cơ thể là không giống nhau.

Răng sâu có biểu hiện rõ ràng là các lỗ sâu to nhỏ trên bề mặt của răng do men răng đã bị ăn mòn. Tùy vào từng giai đoạn sâu răng mà mức độ nặng nhẹ của bệnh lý là khác nhau cũng như mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và cơ thể là không giống nhau. Dưới đây sẽ là thông tin về các giai đoạn sâu răng giúp bạn hiểu rõ để có cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả.

4 giai đoạn sâu răng: Nguyên nhân và cách điều trị bệnh lý

1. Các giai đoạn sâu răng

Bệnh lý sâu răng sẽ diễn biến theo 4 giai đoạn chính:

Giai đoạn 1: Sâu men răng

Giai đoạn sâu răng đầu tiên sẽ chỉ có những biểu hiện bên ngoài chứ chưa gây khó chịu hay đau nhức cho người bệnh. Răng sâu sẽ dần xuất hiện các đốm màu sáng đục, sau đó dần ăn mòn men răng hình thành các lỗ sâu răng màu đen.

Giai đoạn 2: Sâu ngà răng

Sau khi gây ra tình trạng sâu men răng thì bệnh lý sẽ tiến triển tiếp vào ngà răng, phá hủy các thành phần ngà răng. Khi đó, bạn sẽ bắt đầu cảm nhận được những cơn ê buốt, đau nhức răng mỗi khi ăn uống, đặc biệt khi ăn các thực phẩm nóng hoặc lạnh.

Giai đoạn 3: Viêm tủy răng

Tủy răng khi đã mất đi 2 lớp bảo vệ bên ngoài là men răng và ngà răng thì cũng sẽ bị vi khuẩn tấn công. Phần tủy sẽ bị nhiễm khuẩn và gây ra viêm tủy răng kèm theo những cơn đau nhức dai dẳng ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày.

Sâu răng vào tủy gây đau nhức nghiêm trọng

Giai đoạn 4: Chết tủy

Khi viêm tủy răng không được điều trị thì sẽ hình thành ổ vi khuẩn ở vị trí chân răng, thậm chí lây lan rộng sang các tổ chức quanh răng như mô nướu, xương ổ răng và gây ra những tổn thương nghiêm trọng. Khi đó, sâu răng không chỉ làm chết tủy mà còn gây ra các triệu chứng khác như sưng mặt, tiêu xương có nguy cơ làm mất răng hàng loạt.

Xem thêm: Sâu răng khi mang thai: 3 nguy cơ gây hại đến sức khỏe của bé

2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh lý sâu răng

Các giai đoạn sâu răng dù nặng hay nhẹ đều xuất phát từ nguyên nhân vi khuẩn ăn mòn cấu trúc của răng. Các thói quen ăn uống nhiều đồ ngọt hay vệ sinh răng miệng chưa kỹ lưỡng sẽ tăng khả năng phát triển của vi khuẩn, đồng nghĩa với việc làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý sâu răng.

Trong các loại thức ăn ngọt như bánh kẹo, sữa, socola,… có chứa khá nhiều thành phần đường ngoại sinh, đây chính là loại đường có khả năng gây sâu răng cao. Sau khi ăn các thực phẩm nhiều đường sẽ khiến mảng bám hình thành ở vị trí kẽ răng và chân răng, nếu không được làm sạch hoàn toàn thì sẽ tạo thành môi trường phát triển thuận lợi của vi khuẩn và dẫn đến răng bị phá hủy.

Ăn nhiều đồ ngọt làm tăng nguy cơ sâu răng

3. Cách điều trị theo từng giai đoạn sâu răng

Có khá nhiều cách chữa sâu răng dân gian được truyền tai nhau trong cộng động nhưng hầu hết chúng chỉ phương pháp điều trị tạm thời, giúp giảm cảm giác đau nhức chứ không chấm dứt được bệnh lý sâu răng. Do đó, bạn nên can thiệp các biện pháp nha khoa với công nghệ tiên tiến để điều trị sâu răng hiệu quả. Tùy vào từng giai đoạn sâu răng nặng hay nhẹ mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị khác nhau.

Điều trị tủy đã bị viêm nhiễm, hoại tử

Xem thêm: Bệnh sâu răng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị dứt điểm

                     Sâu răng mới chớm tự khỏi được không? Giải pháp điều trị nào tốt nhất?

Ngay khi nhận thấy bất kỳ dấu hiệu của giai đoạn sâu răng nào thì bạn cũng nên đến nha khoa để bác sĩ thăm khám và xử lý tốt nhất. Đừng chủ quan để bệnh lý sâu răng trở nặng gây nguy hại cho sức khỏe răng miệng và cơ thể của mình nhé!

Danh mục cẩm nang