Facemask là gì? Vai trò và hiệu quả niềng khớp cắn ngược?
Can thiệp chỉnh nha với các trường hợp hô, móm cần thực hiện sớm ngay từ giai đoạn nhỏ tuổi ở trẻ em. Một số trường hợp có thể được chỉ định sử dụng khí cụ Facemask phối hợp với các khí cụ mắc cài, máng niềng để nắn chỉnh răng và xương hàm. Vậy khí cụ Facemask là gì? Có tác dụng gì? Khi nào cần sử dụng? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây của Nha khoa Trẻ, hãy cùng theo dõi nhé!
1. Facemask chỉnh nha là gì?
Facemask là loại hàm chức năng mang ngoài mặt được sử dụng để hỗ trợ chỉnh hình. Hiệu quả đạt được mạnh mẽ ở các trường hợp khách hàng có xương hàm trên kém phát triển theo chiều trước sau hoặc hàm dưới phát triển quá mức.
Cấu tạo của khí cụ Facemask bao gồm:
- Phần đỡ trán: Đặt phía trên lông mày 1-2 cm hoặc cách đều giữa lông mày và chân tóc.
- Phần đỡ cằm: Đặt dưới rãnh cằm 7mm
- Thanh đỡ chính: Làm từ thép không gỉ và đặt chính giữa mặt trẻ
- Thanh ngang: Đặt ở vị trí dưới mặt phẳng cắn 2-3cm
- Chun: Được móc ngang mức răng nanh và hướng xuống dưới ra trước 1-1,5cm so với mặt phẳng cắn, không làm tổn thương khóe miệng, tạo lực 800-1500g cho cả 2 bên kéo chun
- Khí cụ nong khẩu cái Hydrax với mặt phẳng trượt bằng nhựa trên mặt nhai răng hàm sữa thứ nhất, thứ hai và răng hàm lớn thứ nhất hàm trên, có móc tương ứng răng nanh để kéo chun.
2. Vai trò của khí cụ chỉnh nha Facemask
Thiết kế của khí cụ chỉnh nha Facemask áp dụng lực kéo tựa vào trán và cằm để kéo xương hàm trên ra trước. Kỹ thuật này thực hiện được vì phức hợp sọ mặt có thể uốn nắn và có thể đạt được sự thay đổi rõ rệt ở cả 3 mặt phẳng.
Khi đó, xương hàm trên được kích thích tiêu xương và bồi đắp xương dưới màng cứng, từ đó đáp ứng được sự phát triển của hàm trên. Ngoài ra, Facemask còn giúp kiểm soát sự tăng trưởng của xương hàm dưới. Hạn chế nguy cơ hàm trên và hàm dưới mất cân xứng do khớp cắn ngược.
Khi sử dụng khí cụ Facemask sẽ hỗ trợ kéo hàm trên ra trước khoảng 1-3mm, di răng hàm trên ra trước. Đồng thời, xương hàm dưới xoay xuống dưới và ra sau, từ đó làm tăng chiều cao tầng mặt dưới giúp xương hàm trên xuống dưới và ra trước. Giúp tăng thể tích xương gò má.
3. Khi nào cần sử dụng khí cụ chỉnh nha facemask?
Khí cụ Facemask được chỉ định sử dụng ở những trường hợp răng móm hay khớp cắn ngược có biểu hiện hàm trên kém phát triển hoặc hàm dưới phát triển quá mạnh. Việc đeo hàm Facemask ở giai đoạn vàng chỉnh nha cho trẻ em sẽ hạn chế được việc phẫu thuật sau này.
Thời điểm được khuyến cáo nên chỉnh nha sớm bằng Facemask càng sớm càng tốt. Ngay khi răng hàm lớn hàm trên, răng cửa giữa và răng cửa bên của trẻ đã mọc lên hoàn thiện. Đây chính là độ tuổi tăng trưởng mạnh nhất ở trẻ, với bé gái là từ 9-12 tuổi và bé trai là 11-14 tuổi. Trước đó có thể được sử dụng khí cụ nong hàm với hàm trên, tạo điều kiện thuận lợi để Facemask kéo khối hàm trên tịnh tiến ra trước.
Các trường hợp cụ thể được chỉ định đeo hàm Facemask bao gồm:
- Trẻ em có xương hàm trên kém phát triển theo chiều trước sau.
- Trẻ em bị khớp cắn ngược loại III do thiếu sản xương hàm trên.
- Trẻ em kém phát triển hàm trên khi bị khe hở môi – vòm miệng.
Xem thêm:
Headgear chỉnh nha có tác dụng gì? Đối tượng nào sử dụng?
Niềng răng có nguy hiểm không? Làm thế nào để niềng răng an toàn, không biến chứng
4. Những lưu ý khi sử dụng Facemask chỉnh nha cho trẻ
Để đạt hiệu quả tối ưu, trẻ sẽ phải mang khí cụ này cả ngày trừ lúc ăn hay chơi thể thao. Bác sĩ khuyến cáo trẻ em nên đeo Facemask vào ban đêm, thời điểm mà hormon tăng trưởng ở trẻ được giải phóng.
Cần sử dụng Facemask liên tục cho tới khi đạt độ cắn chìa từ 3-5mm (bù trừ 1 phần tái phát sau tháo hàm). Thường thì khi đeo Facemask khoảng 8 – 12 tháng sẽ đạt hiệu quả xương hàm trên di trước 2-4mm, những thay đổi này có thể thấy được ngay từ 3-6 tháng khi kéo liên tục.
Một số lưu ý khi sử dụng Facemask chỉnh nha cho trẻ em như sau:
- Thời gian đầu sử dụng khí cụ, trẻ có thể cảm thấy khó chịu trong miệng và khó ăn nhai, hoặc có cảm giác mỏi hàm. Phụ huynh nên cho bé ăn thức ăn mềm, tránh nhai nhiều khi mới làm quen khí cụ.
- Mặc dù cảm thấy bất tiện nhưng bố mẹ cần nhắc nhở và giúp trẻ đeo hàm Facemask đúng thời gian theo chỉ định của bác sĩ.
- Tái khám định kỳ 4 – 6 tuần để bác sĩ kiểm tra răng miệng, theo dõi khí cụ và đánh giá mô mềm.
- Nếu trẻ bị đau hoặc có các biểu hiện bất thường khác bố mẹ nên báo ngay cho bác sĩ điều trị để có thể can thiệp kịp thời.
Trên đây là những thông tin về khí cụ chỉnh nha Facemask cũng như việc ứng dụng trong chỉnh nha cho trẻ em. Nếu bố mẹ còn bất kỳ thắc mắc nào khác hoặc cần thăm khám trực tiếp bởi bác sĩ chuyên khoa thì có thể liên hệ với Phòng khám Nha khoa Trẻ theo số hotline 0901.334.334 hoặc Inbox Fanpage: Nhakhoatrehanoi.