Ê buốt răng hàm dưới: Nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm
Tình trạng ê buốt răng hàm dưới đang làm bạn vô cùng khó chịu và ảnh hưởng cuộc sống hằng ngày? Hãy click vào bài viết để nhận cách giải quyết vấn đề trên.
Răng ê buốt (răng nhạy cảm) là một trong những bệnh lý nha khoa phổ biến. Đặc biệt, nếu bạn có cảm giác ê buốt răng hàm dưới khi ăn đồ nóng, lạnh, chua hoặc khi hít thở trong không khí lạnh, đây là những triệu chứng rõ ràng của bệnh. Bài viết sẽ cung cấp cho bạn những phương pháp cải thiện tình trạng ê răng khó chịu này.
1. Nguyên nhân khiến răng hàm dưới bị ê buốt
1.1 Men răng bị bào mòn
Men răng là một lớp bảo vệ bên ngoài của răng. Nhiệm vụ của men răng là bảo vệ răng tránh các tác nhân gây hại không mong muốn. Nếu không can thiệp, răng sẽ bị tổn thương nghiêm trọng và rất nhạy cảm.
Có rất nhiều tác nhân khiến men răng hàm dưới mòn theo thời gian. Tiêu biểu có thể kể đến thói quen ăn uống không lành mạnh với đồ ngọt, thức uống có ga hay bia rượu. Các loại thực phẩm có tính axit cũng tác động xấu đến răng như cam, chanh,…
Thực tế đây là các loại đồ ăn thức uống hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn không vệ sinh đúng cách, các mảng bám thực phẩm tích tụ trên răng và vi khuẩn sẽ hình thành khiến lớp men răng bị mài mòn.
1.2 Vệ sinh răng miệng sai cách
Vệ sinh khoang miệng thật sự rất quan trọng nhưng nhiều người vẫn thực hiện sai cách. Có người chỉ là qua loa nhanh chóng khiến khoang miệng chưa được làm sạch hoàn toàn. Lại có người đánh răng quá mạnh với bàn chải lông cứng hay đánh răng nhiều lần sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến răng.
1.3 Các thói quen xấu ảnh hưởng đến răng
Có những thói quen ta tưởng rất vô hại nhưng ảnh hưởng trực tiếp đến răng miệng. Nếu liên tục thực hiện trong một thời gian dài, răng miệng sẽ bị tác động và khiến xảy ra tình trạng ê răng hàm dưới.
Những thói quen tiêu biểu có thể kể đến như nghiến răng khi ngủ, thở bằng miệng, đẩy lưỡi vào răng hay mút ngón tay. Những thói quen này cần được hạn chế triệt để để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng sau này.
1.4 Các bệnh lý răng miệng chưa điều trị triệt để
Sâu răng là một bệnh lý răng miệng trực tiếp phá huỷ cấu trúc răng. Bắt đầu từ men răng, sau đó sẽ lan rộng vào ngà răng và tủy răng. Nếu răng hàm dưới bị ê buốt, đây có thể là dấu hiệu đã bị chạm đế ngà, thậm chí là tủy răng.
Các tình trạng viêm nhiễm như viêm tủy, viêm nướu,… khiến đau buốt dữ dội và răng trở nên nhạy cảm hơn bình thường. Bệnh sẽ đi kèm với một số biểu hiện như sưng đau, chảy máu chân răng kèm theo tình trạng ê răng hàm dưới.
1.5 Tác động từ bên ngoài do chấn thương, va chạm
Mặc dù không ai mong muốn bản thân gặp tình trạng này nhưng thực tế lại khó lòng tránh khỏi. Khi bị tác động lực quá mạnh, răng hàm dưới có thể bị nứt gãy, dập nướu và vô cùng khó trở về trạng thái ban đầu.
Mặc dù có thể chữa trị với sự hỗ trợ của nha khoa, răng bị tổn thương vẫn sẽ gặp tình trạng nhạy cảm. Bạn sẽ thường xuyên bị ê răng hàm dưới mỗi khi ăn đồ ăn hay khi tiếp xúc với luồng khí lạnh đột ngột.
2. Biện pháp khắc phục ê buốt răng hàm dưới tại nhà
2.1 Thực hiện vệ sinh răng miệng hợp lý
Bạn nên thực hiện chải răng ít nhất 2 lần một ngày, sáng và tối trước khi đi ngủ. Để quá trình vệ sinh được đảm bảo, bạn nên lựa chọn các loại kem đánh răng fluoride hoặc các loại nước súc miệng.
Bên cạnh đó, có rất nhiều sản phẩm được nha khoa khuyên dùng như tăm nước, chỉ nha khoa,… sẽ hỗ trợ bạn vệ sinh sạch sẽ. Các mảng bám được loại bỏ sẽ cải thiện tình trạng ê răng hàm dưới.
2.2 Lựa chọn một chế độ ăn uống khoa học
Rất nhiều loại thực phẩm bạn nên tránh ăn khi bị ê răng hàm dưới:
- Các loại đồ uống chứa nhiều axit như nước ngọt có ga, bia rượu,… cần phải hạn chế vì đây là kẻ thù của răng miệng.
- Các loại thực phẩm quá nóng hay quá lạnh cũng cần tránh xa. Việc ăn các loại thức ăn như thế này khiến kích thích các dây thần kinh làm đau nhức răng.
- Không ăn thực phẩm quá cứng hay quá dai tạo áp lực mạnh đến răng.
- Đồ ngọt, đồ ăn vặt sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây ra các bệnh về răng miệng. Bạn cần hạn chế các loại kẹo ngọt, socola, bánh kẹo,…
Bên cạnh đó, Nha Khoa Trẻ xin đưa ra các loại thực phẩm bạn có thể thêm vào thực đơn của mình như:
- Các loại rau xanh như rau súp lơ, đậu bắp, bông cải,…
- Các loại hải sản, thức ăn cung cấp dưỡng chất cần thiết như tôm cá, thịt bò,…
- Sữa và các sản phẩm từ sữa.
- Đậu phộng cùng các loại hạt dinh dưỡng tốt như hạt điều hay hạnh nhân.
2.3 Tham khảo các bài thuốc dân gian giúp giảm ê răng hàm dưới tại nhà
Dân gian có rất nhiều bài thuốc để xoa dịu, thậm chí cải thiện tình trạng răng hàm bị ê nhức. Các nguyên liệu được lựa chọn thường lành tính, dễ dàng tìm kiếm và tiết kiệm chi phí cho bạn:
- Sử dụng tỏi tươi giã nát và một ít muối đắp lên vị trí răng ê buốt. Tỏi có rất nhiều hoạt chất kháng khuẩn, kháng viêm mạnh mẽ giúp cải thiện cảm giác khó chịu trong răng.
- Nha đam có tính mát tự nhiên, giúp xoa dịu cảm giác khó chịu mà bạn gặp phải khi bị ê răng hàm dưới. Hãy đắp gel nha đam lên vùng răng nhạy cảm sẽ giúp răng chắc khỏe và giảm ê buốt.
- Gừng có tính ấm, giúp giảm đau nhức răng và thoải mái tinh thần cho người sử dụng. Bạn có thể pha tra gừng để uống hay pha loãng nước gừng để súc miệng nhằm cải thiện tình trạng bản thân.
Các phương pháp dân gian đa phần đều rất lành tính. Nếu áp dụng đều đặn và kiên trì, tình trạng răng miệng sẽ được cải thiện và phòng ngừa viêm nhiễm. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng vẫn dai dẳng kéo dài, bạn cần chủ động tìm đến sự hỗ trợ từ bác sĩ.
Xem thêm:
Khi nào nên phẫu thuật khớp thái dương hàm? Các phương pháp phẫu thuật?
Nên dùng chỉ nha khoa trước hay sau khi đánh răng?
3. Lựa chọn điều trị ê răng hàm dưới dứt điểm tại cơ sở nha khoa uy tín
Cách duy nhất để dứt điểm hiện tượng này là áp dụng các biện pháp điều trị chuyên khoa. Nếu răng hàm dưới bị chấn thương hoặc mòn răng, bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện các phương pháp phục hình phù hợp.
Nha Khoa Trẻ rất tự hào khi là một trong những cơ sở nha khoa uy tín hàng đầu Hà Nội. Với đội ngũ chuyên khoa 100% tốt nghiệp khoa Răng – Hàm – Mặt ở đại học Y Hà Nội, đội ngũ bác sĩ sẽ đưa ra những phương án giải quyết triệt để tình trạng ê răng hàm dưới của bạn.
Sau khi khám tổng quát và đánh giá được tình hình, các bác sĩ sẽ gợi ý cho bạn về một số phương pháp phù hợp như:
- Sử dụng dung dịch gồm các chất calcium, phosphate, fluorine trám vào vùng răng bị hư tổn gây đau nhức. Điều này sẽ giúp thu hẹp vùng hư tổn, che lấp và bảo vệ cùng răng hàm dưới đang đau nhức.
- Tư vấn sử dụng các loại gel chống ê buốt răng. Bạn cần sử dụng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Bọc răng sứ được áp dụng khi tình trạng mòn men răng đã quá nặng. Bác sĩ sẽ mài bớt một lớp men nhằm tạo sự đồng đều và chụp mão sứ bên trên các răng thật. Hàm dưới của bạn sẽ hạn chế tối đa tình trạng khó chịu.
Trên đây là những chia sẻ của Nha Khoa Trẻ giúp bạn cải thiện tình trạng ê răng hàm dưới. Nếu còn bất kỳ thắc mắc hay cần hỗ trợ từ nha khoa, liên hệ chúng tôi qua hotline 0909.334.334.
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Tin tức
- Tư vấn chỉnh nha
- Tư vấn răng sứ thẩm mỹ
- Tư vấn trồng răng
- Tư vấn nha khoa trẻ em
- Nha khoa tổng quát
- Răng hô vẩu
- Răng móm
- Răng khôn
- Cầu răng sứ
- Trồng răng
- Răng đau buốt
- Trám răng
- Sâu răng
- Chăm sóc răng cho bé
- Viêm lợi
- Làm trắng răng
- Cạo cao răng
- Hàm răng
- đánh răng
- X-quang răng
- Tụt lợi
- điều trị tủy
- Răng trẻ em
- Hàm răng xấu
- Súc miệng
- Bệnh răng miệng
- Máy móc
- Chỉnh nha mắc cài
- Răng thưa
- Răng cấm
- Chăm sóc răng miệng
- Chỉnh nha cho bé
- Nhổ răng sữa
- Mất răng
- Implant
- Sai khớp cắn
- Răng sứ
- Chỉnh nha
- Nhổ răng
- Chỉnh nha trong suốt
- Dán sứ
- Mọc răng sữa
- Trẻ thay răng
- Hàm giả tháo lắp
- Công nghệ nha khoa