Nội dung chính

Đau răng không ngủ được phải làm sao để khắc phục?

Sản phẩm của Nha Khoa Trẻ
Xuất bản: 15/09/2022, Cập nhật lần cuối: 31/10/2024

Tình trạng đau răng không ngủ được có thể xảy ra do vùng nướu bị tổn thương hoặc các răng không còn khỏe mạnh, là dấu hiệu cảnh báo các bệnh răng miệng nguy hiểm.

Đau răng là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề răng miệng, khi đó sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng ăn nhai và sinh hoạt hàng ngày. Thậm chí nhiều trường hợp đau răng không ngủ được, những cơn đau buốt tận óc vào ban đêm khiến cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi kéo dài. Vậy đau răng vào ban đêm là bệnh gì? Cách khắc phục như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết cho bạn.

Đau răng không ngủ được là dấu hiệu của nhiều bệnh lý răng miệng

1. Đau răng không ngủ được là biểu hiện của bệnh gì?

Tình trạng đau răng không ngủ được có thể xảy ra do vùng nướu bị tổn thương hoặc các răng trên cung hàm không còn khỏe mạnh. Các bệnh lý răng miệng dẫn đến tình trạng đau nhức kéo dài bao gồm:

Răng khôn mọc lệch gây đau nhức dai dẳng

Ngoài ra, một số trường hợp gặp chấn thương khiến răng bị gãy vỡ, sứt mẻ cũng sẽ có triệu chứng đau nhức dai dẳng, đau răng không ngủ được và cần điều trị bằng biện pháp nha khoa để khắc phục.

Xem thêm: [Giải đáp] Uống Panadol có giảm đau răng không?

                      Uống thuốc giảm đau răng khi mang thai có hại không?

2. Một số biện pháp giảm đau răng về đêm tạm thời tại nhà

Nếu cơn đau răng xuất hiện bất chợt vào ban đêm khiến bạn mất ngủ thì có thể áp dụng một số mẹo giảm đau hiệu quả tại nhà. Các biện pháp này sẽ giúp bạn tạm thời làm dịu cảm giác đau nhức trên răng và dễ chìm vào giấc ngủ hơn.

Chườm đá để giảm đau răng hiệu quả

3. Điều trị các bệnh lý gây đau nhức răng không ngủ được

Các cách giảm đau răng tại nhà tuy được áp dụng phổ biến nhưng hầu như chỉ mang lại hiệu quả giảm đau tạm thời. Nếu muốn chấm dứt hoàn toàn tình trạng đau răng không ngủ được thì cần điều trị triệt để các bệnh lý răng miệng với các phương pháp tại nha khoa.

3.1 Chữa bệnh viêm nướu

Viêm nướu về cơ bản phải điều trị bằng cách lấy cao răng, làm sạch bề mặt răng và mảng bám dưới nướu. Các trường hợp viêm nướu nhẹ sẽ dần hồi phục và nướu lợi sẽ hồng hào trở lại. Tuy nhiên, nếu viêm nướu nghiêm trọng đã gây viêm nha chu thì sẽ phải thực hiện một số thủ thuật như ghép mô nướu, ghép xương mới có thể phục hồi.

3.2 Điều trị sâu răng

Bác sĩ sẽ chỉ định lấy tủy viêm và làm giảm áp lực trong buồng tủy để chấm dứt tình trạng đau răng ban đêm, đau răng không ngủ được. Sau đó sẽ tiến hành trám bít bằng vật liệu chuyên dụng và phục hình hàn trám hoặc bọc răng sứ để khôi phục hình dáng ban đầu và duy trì chức năng ăn nhai ổn định.

Xem thêm: Có thể sử dụng thuốc giảm đau răng khi đang cho con bú không?

Điều trị tủy răng để ngăn ngừa viêm nhiễm lan rộng

3.3 Nhổ răng khôn

Đau răng không ngủ được do răng khôn mọc lệch thì biện pháp điều trị duy nhất là nhổ răng khôn. Với kỹ thuật nha khoa hiện đại thì việc nhổ răng khôn không còn quá khó khăn và cũng không gây nguy hiểm cho bạn. Hơn nữa, việc này còn giúp khắc phục được nhiều vấn đề răng miệng nguy hiểm khác.

Để được thăm khám và tư vấn trực tiếp bởi bác sĩ giàu kinh nghiệm thì bạn có thể liên hệ với Nha khoa Trẻ theo địa chỉ dưới đây:

Địa chỉ: 38 Ngụy Như Kon Tum – Thanh Xuân – Hà Nội

Hotline: 0901.334.334

Fanpage: nhakhoatrehanoi

Website: https://nhakhoatre.com/

Danh mục cẩm nang